Ngày 09/9, tại thành phố Cần Thơ, Bộ NN-PTNT phối hợp với UBND TP.Cần Thơ tổ chức hội nghị “ Bàn về giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh mới”.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, trong những năm gần đây, tuy vẫn còn một số khó khăn hạn chế, ngành thủy sản đã có bước phát triển khá nhanh, theo hướng nâng cao sản lượng và giá trị. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2022 đạt kỷ lục 11 tỉ USD, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2021 (8,89 tỉ USD), tăng 22,2% so kế hoạch (9 tỉ USD). Trong đó kim ngạch xuất khẩu tôm nước lợ đạt 4,3 tỉ USD (tăng 13% so với năm 2021); cá tra đạt 2,36 tỉ USD (tăng 51,5% so với năm 2021).Nhưng bước sang năm 2023, ngành thủy sản đã và đang phải đối mặt với nhiều, khó khăn và trở ngại.
Báo cáo của Bộ NN-PTNT cho biết, tính đến hết tháng 8.2023, kết quả sản xuất thủy sản tiếp tục đảm bảo theo kế hoạch, trừ giá trị kim ngạch xuất khẩu. Tổng sản lượng thủy sản đạt 5,93 triệu tấn, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 65,5% kế hoạch năm 2023. Trong đó, khai thác đạt 2,634 triệu tấn, tăng 0,3% so với cùng kỳ; nuôi trồng đạt 3,296 triệu tấn, tăng 3,2% so với cùng kỳ (tôm nước lợ đạt 657,5 nghìn tấn, tăng 3,9% so với cùng kỳ 2022; cá tra đạt 1,079 triệu tấn, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm 2022). Tuy nhiên, kim gạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đến hết tháng 8 ước đạt gần 5,682 tỉ USD, giảm 25,4% so với cùng kỳ năm 2022.

Đánh giá chung về khó khăn, tồn tại của ngành thủy sản hiện nay là: Giá cả vật tư đầu vào phục vụ sản xuất thủy sản vẫn còn ở mức cao, chi phí logistics gây áp lực đối với hoạt động sản xuất, xuất khẩu trong tình trạng giảm về sản lượng lượng và giá trị,… ; Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường vẫn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi trồng thủy sản. Nhiều doanh nghiệp chế biến xuất khẩu chưa qui hoạch được vùng nuôi, liên kết trong sản xuất còn lỏng nẻo dẫn đến giá thành sản xuất cao và cân đối cung cầu thiếu ổn định.
Cụ thể cá tra giống kém chất lượng được thả nuôi chiếm tỷ lệ cao, do cá tra giống đạt tiêu chuẩn chất lượng tốt có giá thành ở mức cao. Tôm bố mẹ vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu và khai thách tự nhiên, giá thành tôm nguyên liệu trong nước cao hơn một số nước trong khu vực. Việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm từ năm 2019 đến nay, phân cấp cho địa phương thực hiện, nhưng kết quả chưa được cải thiện. Hệ thống thủy lợi phục vụ cho nuôi trồng thủy sản chủ yếu vẫn dùng chung với hệ thống phụ vụ sản xuất nông nghiệp.Cơ chế tín dụng cho người nuôi còn bất cập, nên chưa khuyến khích đầu tư áp dụng công nghệ tiên tiến, mở rộng qui mô sản xuất.
Trước những cơ hội và thách thức trong tình hình mới, để mục tiêu của ngành thủy sản cuối năm 2023 đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỉ USD, giải pháp xuất khẩu là trọng tâm, đồng thời phải tăng tiêu thụ nội điạ, giảm thiểu tồn kho, tạo thận lợi cho kế hoạch sản xuất năm 2024.
Tại hội nghị các báo cáo từ Cục Thủy sản; Cục Chất lượng – Chế biến và Phát triển thị trường; Cục Thú y và Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã làm rõ về kết quả sản xuất 8 tháng đầu năm; công tác phòng chống dịch bệnh và kiểm dịch thủy sản; công tác kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản nuôi và giải pháp cho xuất khẩu và tiêu thụ nội địa; hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường thủy sản và kết quả xuất khẩu tôm và cá tra 8 tháng đầu năm 2023, cơ hội – thách thức và dự báo thị trường xuất khẩu các tháng cuối năm 2023 và đầu năm 2024.
Ngoài ra, trong ý kiến tham luận, lãnh đạo Chi Cục nuôi trồng thủy sản một số tỉnh trọng điểm tôm và cá tra vùng ĐBSCL như: An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng và Bạc Liêu,…: cho rằng: vấn đề giảm chi phí sản xuất, phải cụ thể ai làm, đồing thời phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chuyên môn, giữ trên và dưới, giữa nông dân và doanh nghiệp. Với thức ăn cho tôm, để giảm giá thành phải cụ thể chất lượng đạm tiêu hóa trong thức ăn tôm là bao nhiêu. Hay qua kiểm sóat giống, phát hiện giống chưa đạt chất lượng vẫn còn nhiều. Hay mẫu xét nghiệm tôm còn thiếu tính thuyết phục, quan trắc môi trường vùng nuôi hiện nay giao thẳng cho các Sở TN&MT theo Luật BNMT năm 2020 còn nhiều hạn chế.
Kết luận tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho rằng: “Trong cạnh tranh xuất khẩu nông, thủy sản, ở các thị trường đều hỏi tính khắt khe về tiêu chuẩn và chất lượng phải ngày ngày càng cao. Trong khi giá bán thủy sản giảm sâu dẫn đến khả năng tổ chức sản xuất chậm lại và có thể thiếu nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu các tháng cuối năm và đầu năm 2024. Nên, sự cần thiết hiện nay là phải có các giải pháp căn cơ về tổ chức sản xuất, quản lý chặt chẽ yếu tố đầu vào đảm bảo an toàn thực phẩm, giảm giá thành hiệu quả để tăng tính cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của một số nước.
Bối cảnh thị trường xuất khẩu ngành thủy sản đang dần phục hồi, nhu cầu tiêu thụ gia tăng trong các tháng cuối năm (dịp Noel, Tết dương lịch…). Để 4 tháng còn lại của năm, xuất khẩu thêm 4 tỷ USD, nâng tổng kim ngạch cả năm 2023 đạt 10 tỉ USD. Đòi hỏi ngành thủy sản, từ khâu quản lý nuôi trồng và chế biến phải đáp ứng các yêu cầu khắt khe của thị trường. Đặc biệt, các chuỗi ngành hàng thủy sản phải sâu sát, triệt để. Qua đó tạo cơ hội mới cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam, ở cả thị trường xuất khẩu và nhu cầu tiêu thụ trong nước, ông Tiến, nhấn mạnh ./.
Trường Ca (Theo tongcucthuysan.gov.vn)