Áo chống sốc nhiệt được thiết kế gồm thân áo lưới, may thêm 4 túi để đựng các túi đá khô, bọc bởi một lớp xốp cách nhiệt dày 1cm, tránh đá lạnh tiếp xúc trực tiếp lên da người.
Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc những ngày qua khiến cho công tác chống dịch Covid-19 trong các bệnh viện, khu cách ly vất vả thêm gấp nhiều lần. Nhiều trường hợp các y bác sĩ đã ngất xỉu vì phải làm việc quá sức trong bộ đồ bảo hộ kín như bưng. Để khắc phục điều này, Thượng úy Lê Thị Hòa, Cán bộ y tế khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an, đã sáng tạo ra áo chống sốc nhiệt, chi viện cho tuyến đầu chống dịchGiải pháp làm mát phía trong bộ đồ bảo hộ nhằm bảo đảm sức khỏe cho người sử dụngLoại áo này được thiết kế đơn giản gồm thân áo lưới ba lỗ, chất liệu thoáng mátPhần thân áo được may 4 túi để đựng các túi đá khô có trọng lượng 500g. Túi đá được bọc bởi một lớp xốp cách nhiệt có độ dày 1cm để tránh đá lạnh tiếp xúc trực tiếp lên da người và được đặt trong túi zip để chống nước4 túi đá được bố trí ở trước và sau để giữ cân bằng cho áoÁo được mặc bên trong lớp áo bảo hộ phòng dịch để điều hòa nhiệt độ cơ thể cho các y bác sĩ, tránh tình trạng sốc nhiệt khi làm việc trong thời gian dài, dưới thời tiết nắng nóng mùa hèSau khi nghiệm thu, Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an đánh giá áo chống sốc nhiệt có hiệu quả tốt trong thời gian 6 – 8 tiếng, đủ một ca làm việc cho các y bác sĩ, phía bệnh viện sẽ nhanh chóng tiến hành phối hợp với các đơn vị để sản xuất số lượng lớn, kịp thời phục vụ các cán bộ y tế đang thực hiện nhiệm vụ chống dịchPhòng họp của đội ngũ cán bộ tại đây trở thành xưởng may để có thể nhanh chóng chi viện cho các điểm chống dịch chiếc áo chống sốc nhiệt, kỳ vọng có thể may được vài trăm chiếc áoChi phí sản xuất áo khá rẻ, dao động từ 50.000 – 60.000 đồng/chiếc, khi làm số lượng lớn, chi phí sẽ xuống dưới 50.000 đồngNgay trong chiều 3/6, Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an đã gửi chi viện cho bệnh viện dã chiến tại Bắc Giang hơn 60 áo chống sốc nhiệt