23 C
Hanoi
Thứ Sáu, 29 Tháng Ba, 2024

Huế lại tổ chức Lễ hội vật làng Sình       

Print Friendly, PDF & Email

Hằng năm cứ đến dịp tết , xuân về người dân Làng Lại Ân thuộc xã Phú Mậu , thành phố Huế tổ chức lễ hội Làng Sình , lễ hội rất nổi tiếng nằm trên một làng quê nằm cạnh ngã ba sình, điểm tiếp nối giữa sông Bồ và sông Hương.

Toàn cảnh Lễ Hội Làng Sình, xã Phú Mậu, TP Huế

Làng Sình có từ rất lâu đời và tên thường gọi trước đây củng là làng Lại Ân , thuộc xã Phú Mâu, thành phố Huế, là một làng được hình thành khá sớm của người gốc bản xứ. Ngoài nghề “làm tranh mộc bản cổ truyền rất nổi tiếng, làng sình còn lưu giữ được nhiều nét và phong tục văn hóa truyền thống cha ông để lại “, trong đó điển hình là Lễ hội vật được tổ chức vào dịp tháng giêng ngày mồng 10 Âm lịch hằng năm, thu hút sự quan tâm của hàng trăm, hàng ngàn người địa phương củng như khách thập phương về tham dự lễ hội .

Lễ hội vật của làng Lại Ân được hình thành cách đây hàng trăm năm về trước và vẩn được duy trì cho đến ngày hôm nay, người dân Làng Sình thành phố Huế tổ chức hội vật cho các thôn nữ củng như các trai Làng như một hình thức giải trí đơn thuần trong tháng giêng của mùa xuân nhằm gìn nét văn hóa cổ xưa mà cha ông ta đã để lại.

Chính vì thế, đây là một hoạt động văn hóa truyền thống nhằm đem lại sự khích lệ đoàn kết, gắn bó, tương thân ,tương ái và nâng cao rèn luyện sức khỏe, sự dũng cảm trong của mỗi con người đem lại sự tự tin, mưu trí cho thế hệ trẻ. Ngoài ra Lễ hội còn mang một ý nghĩa sâu sắc về tâm linh là cầu mong một năm mới hòa bình, hạnh phúc…mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt bội thu cho năm mới này.

Lễ hội Làng Sình chỉ diễn ra vào một ngày 10 Âm Lịch và có hai phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ được tổ chức khá tôn nghiêm và long trọng theo lề văn hóa cổ xưa .Nơi này, các cụ cao niên trong Làng sẽ là người chủ sự làm nghi lễ vái lạy tạ Thành Hoàng của trưởng tộc ở đình làng. Tiếp đến là phần Hội được chính thức được bắt đầu. Hội vật làng sình về cơ bản áp dụng nguyên tắc của luật thi đấu vật dân tộc là phải đánh ngã đối thủ ở tư thế lấm lưng trắng bụng.

Qua đây  giữ hoặc đè được đối thủ trong vòng 3 giây là thắng trận. Nét đặc trưng của hôi làng sình là bất kỳ khán giã nam hay nữ đều tham gia và lệ làng có quy định chung tất cả khán giã nam hay nữ nào cũng được đăng ký lên sới đấu vật không nhất thiết phải là người địa phương. Quy dịnh cho luật thi đấu vật là không ra các đòn nguy hiểm như; vặn tay bẻ trái khớp, tấn công và hạ bộ, yết hầu, mắt của đối thủ…hoàn toàn bị cấm và loại khỏi cuộc chơi.

Cặp đôi vật nữ đang tranh tài

Về phần thưởng, ngoài giải cho người vô địch , làng còn trao giải cho những  nam, nữ tham gia tranh tài tại hội .Cứ theo phong tục đó đến ngày Lễ hội các chàng trai, cô gái các nơi trên thành phố huế về đây cùng thử sức tranh tài với nhau , ngoài ra các du khách du xuân trên mọi miền đất nước củng đăng ký tham gia lễ hội Vật của làng Sình, thể lệ thi đấu ban tổ chức vật gồm 2 cặp thiếu niên, 2 cặp thanh niên… thiếu nữ, thanh nữ thi đấu theo hình thức loại trực tiếp.

Cặp đôi vật Nam đang thi đấu tranh tài            

Lễ hội vật Làng sinh thành phố Huế đã từ lâu đã trở thành một ngày hội lớn,một nét đặc sắc văn hóa riêng của Làng không những người dân xứ Huế mà khách thập phương củng biết đến ngày Lễ hội văn hóa truyền thống này.Trãi qua bao năm tháng thăng trầm của lịch sử, hội vật làng sình ngày nay củng có vài thay đổi nhằm phù hơp cho tình hình mới này,nhưng những nét cổ xưa vẩn còn mãi luu lại…những tiếng trống hội vang lên thúc giục những người con xú Huế và khách thập phương quyay trở về .Đó là những minh chứng một nét văn hóa truyền thống của Lễ hôi làng sình có và đang có của người con xứ Huế nói riêng và các người con đất Việt nói chung.

                    Thọ Nguyễn (Theo vanhoathethaotth.gov.vn)

Bài viết liên quan