27.3 C
Hanoi
Chủ Nhật, 6 Tháng 7, 2025

Vụ buôn lậu gỗ trắc tại Quảng Trị và Đà Nẵng: Bị can tố giác tố tụng “tham ô hơn 200 tỷ”

11_a_tmum
Ông Liệu (đứng) tại phiên tòa sơ thẩm trả hồ sơ lần thứ nhất.

Vụ án “Buôn lậu” gỗ trắc xảy ra tại tỉnh Quảng Trị và thành phố Đà Nẵng kéo dài đã sang năm thứ 6, qua 2 lần xử sơ thẩm đều trả hồ sơ. Gần đây, Viện KSNDTC không ban hành cáo trạng thay thế cáo trạng bị tòa trả lại mà ra công văn “giữ nguyên quan điểm truy tố đối với các bị can” như cáo trạng cũ. Hôm 6/7/2017, bị can chính trong vụ án là ông Trương Huy Liệu có “đơn tố giác” một số cơ quan tố tụng “tham ô tài sản có giá trị lên đến hơn 200 tỷ đồ ng!”.
Nội dung tố giác
Đơn tố giác của ông Liệu gửi lãnh đạo Đảng và Nhà nước, cho rằng có loạt sai phạm xảy ra trong quá trình điều tra:
“Để điều tra viên Trần Đức Dũng ép cung làm một nhân viên của Công ty Ngọc Hưng phải thắt cổ tự tử, để lại nhiều di thư và đơn kêu cứu. Tháng 1/2014, khi vụ án đang trong giai đoạn điều tra, C44 bất ngờ cho bán tháo toàn bộ lô gỗ tang vật.

Ngày 16/6/2017, Ban Dân nguyện Quốc hội tổ chức buổi làm việc với các cơ quan tiến hành tố tụng: Viện KSNDTC, C44, Cục Điều tra Chống buôn lậu của Tổng cục Hải quan, Viện KSND thành phố Đà Nẵng và TAND thành phố Đà Nẵng để đôn đốc giải quyết vụ án theo đúng pháp luật.

Tôi khẳng định: Việc C44 ban hành “Quyết định xử lý vật chứng” tiến hành “bán đấu giá” lô gỗ vốn không phải là “hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng hoặc khó bảo quản”, khi vụ án đang trong giai đoạn điều tra là vi phạm nghiêm trọng Điều 75,Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sự; đồng thời có dấu hiệu lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nhiệm vụ công tác để tham ô tài sản lên đến trên 200 tỷ đồng!
Tại thời điểm C44 ban hành Quyết định và tiến hành xử lý vật chứng, lô gỗ của Công ty Ngọc Hưng có giá thị trường hơn 300 tỷ đồng. Tuy nhiên, C44 đã hợp thức hóa bằng một cuộc “bán đấu giá” do Trung tâm Dịch vụ Bán đấu giá tài sản của Sở Tư pháp thành phố Hà Nội tổ chức, chỉ “bán” được 63.920.000.000 đồng!
Ngoài việc bất chấp quy định của pháp luật, C44 bất chấp luôn cả kết luận của cuộc họp lãnh đạo liên ngành tư pháp trung ương ngày 24/9/2013 và ý kiến chỉ đạo của ông Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an tại Công văn số 900/C41-C44 ngày 27/12/2013, về việc xử lý vật chứng của vụ án.
Kết luận của cuộc họp lãnh đạo liên ngành tư pháp trung ương là: “Chuyển lô gỗ vật chứng theo hồ sơ vụ án để các cơ quan tố tụng tiếp theo xử lý theo thẩm quyền”. Ý kiến chỉ đạo của ông Trần Đại Quang là: “Đồng ý xử lý theo pháp luật và kết luận của cuộc họp liên ngành”.
Từ đó, đơn của ông Liệu: “Xin đượ c tố giác với (…) việc một số cán bộ củ a Cục điều tra chống buôn lậu – Tổng cục Hải quan, Văn phò ng Cơ quan CSĐT – Bộ Công an (C44) và Vụ 1, Vụ 3 – Viện KSNDTC đã liên doanh thành một nhóm lợi ích, áp dụng pháp luật tùy tiện(…) để lợi dụng hoạt động điề u tra, tham ô tài sản có giá trị lên đế n hơn 200 tỷ đồ ng!”.

Diễn biến vụ án
Ông Trương Huy Liệu và vợ là chủ Cty TNHH MTV Ngọ c Hưng ở thị trấn Lao Bảo (Hướng Hóa, Quảng Trị). Ngà y 17/12/2011, tại cử a khẩ u Lao Bả o, Cty Ngọ c Hưng mở tờ khai hải quan, nhậ p 535,800m3 gỗ trắ c từ Là o. Hải quan cửa khẩu Lao Bảo kiểm tra, thông quan và Cty Ngọ c Hưng nộp thuế 3.246.503.317 đồng.
Hai ngày sau, ngà y 19/12/2011, tại cử a khẩ u cả ng Cử a Việt, Cty Ngọ c Hưng mở tờ khai xuấ t khẩ u nguyên lô gỗ sang Hong Kong – Trung Quốc. Hải quan cửa khẩu cảng Cửa Việt kiểm hóa, thông quan và lô gỗ được xe chở xuống tàu ở cảng Đà Nẵng để xuất khẩu. Ngà y 30/12/2011, Hải quan cửa khẩu cảng Đà Nẵng đang phúc kiểm và cho xếp hà ng hó a lên tà u thì Tổng cụ c Hả i quan ra lệnh bắ t giữ , khám xét. Sau hơn 3 tháng khám xét, ngà y 6/4/2012, Cục Điều tra Chống buôn lậu của Tổng cục Hải quan ra quyế t đị nh khở i tố vụ án hì nh sự , khở i tố Cty Ngọ c Hưng tội “Buôn lậ u”.
Hồ sơ vụ án được chuyển cho Cục CSĐT Tội phạm về kinh tế và tham nhũng – Bộ Công an (C46) điều tra. Sau 2 tháng xem xét, ngày 6/6/2012, C46 có công văn gửi Tổng cục Hải quan, khẳng định: “Chưa đủ yếu tố cấu thành tội buôn lậu” và trả hồ sơ.
Ngày 11/6/2012, Tổng cục Hải quan gửi công văn đến Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ đề nghị chỉ đạo C44 tiếp nhận hồ sơ, điều tra vụ án. Ngày 12/7/2012, C44 có công văn gửi Cục Điều tra Chống buôn lậu của Tổng cục Hải quan đề nghị chuyển giao hồ sơ. Ngày 13/7/2012, toàn bộ hồ sơ và vật chứng vụ án (535,800m3 gỗ trắc) được chuyển cho C44.
Ông Liệu và 2 cán bộ hải quan bị bắt tạm giam, vợ ông Liệu và 1 cán bộ hải quan bị cấm đi khỏi nơi cư trú. Các cán bộ hải quan bị khởi tố tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Luật sư Nguyễn Trường Thành, Trưởng văn phòng Luật sư Vạn Lý ở Cần Thơ, cho rằng với chứng cứ hiện nay, qua nhiều lần điều tra, càng rõ vợ chồng ông Liệu không có hành vi buôn lậu. Nếu buộc tội là quá khiên cưỡng. Vấn đề rất lớn của vụ án là tang vật đã bị bán mất, không còn để giám định làm rõ một số nội dung theo yêu cầu của tòa án. Cũng vì vậy, nếu tuyên án theo chứng cứ hiện có, vợ chồng ông Liệu vô tội thì phải bồi thường thiệt hại khá lớn, trở thành một trong những vụ án phải bồi thường lớn.

Trong quá trình điều tra, tháng 1/2014, lô gỗ tang vật bị C44 bán. Còn vụ án được TAND thành phố Đà Nẵng đưa ra xét xử sơ thẩm hai lần, vào ngày 30, 31/10/2014 và ngày 6/5/2016, đều trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung vì chưa đủ căn cứ buộc tội. Điều tra bổ sung chưa làm rõ được các nội dung yêu cầu của tòa án. Hiện nay, tòa án đã nhận lại hồ sơ theo công văn của Viện KSNDTC “giữ nguyên quan điểm truy tố đối với các bị can” như cáo trạng cũ.

SÁU NGHỆ

Bài viết liên quan

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM NHIỀU NHẤT