22 C
Hanoi
Thứ Sáu, 29 Tháng Ba, 2024

Từ hôm nay, dùng nước sạch phải trả tiền cả… nước bẩn

Print Friendly, PDF & Email

Từ hôm nay (1/7), Nghị định 53/2020/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 53) quy định phí bảo vệ môi trường (BVMT) đối với nước thải có hiệu lực thi hành. Theo đó, trừ trường hợp được miễn thu phí theo quy định, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thải nước thải công nghiệp vào nguồn tiếp nhận nước thải và thải nước thải sinh hoạt là đối tượng chịu phí BVMT.

Mức phí BVMT đối với nước thải theo quy định như sau: Mức phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt là 10% trên giá bán của 1 m3 nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Trong trường hợp cần áp dụng mức phí cao hơn, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định mức phí cụ thể cao hơn đối với từng đối tượng chịu phí.

Ảnh minh họa

Theo đó, số phí BVMT phải nộp đối với nước thải sinh hoạt được xác định như sau: Số phí phải nộp (đồng) = Số lượng nước sạch sử dụng (m3) x Giá bán nước sạch (đồng/m3) x Mức thu phí…

Về mức phí BVMT đối với nước thải công nghiệp, cơ sở có tổng lượng nước thải trung bình trong năm dưới 20 m3/ngày (24 giờ) áp dụng phí cố định tính theo khối lượng nước thải (không áp dụng mức phí biến đổi) như sau: Năm 2020, áp dụng mức phí 1.500.000 đồng/năm.

Kể từ ngày 1/1/2021 trở đi, áp dụng theo Biểu của Nghị định 53. Cơ sở sản xuất, chế biến có tổng lượng nước thải trung bình trong năm từ 20 m3/ngày trở lên, phí tính theo công thức của Nghị định 53.

Đối với nước thải sinh hoạt, Ủy ban nhân dân phường, thị trấn để lại 10% trên tổng số tiền phí BVMT thu được cho tổ chức cung cấp nước sạch và 25% để trang trải chi phí cho hoạt động thu phí. Đối với nước thải công nghiệp, tổ chức thu phí phải nộp toàn bộ số tiền phí BVMT thu được vào ngân sách nhà nước, ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động.

Lam Hạnh ( PLVN)

 

Bài viết liên quan