TÓM TẮT: Thiết kế hệ thống chiếu sáng LED ngoài trời, phân thành hai chuyên đề. Chuyên đề 1: Thiết kế và lắp đặt hệ thống chiếu sáng LED ngoài trời. Chuyên đề 2: Hướng dẫn thực hành sử dụng máy tính và các phần mềm liên quan để thiết kế các công trình chiếu sáng ngoài trời.
DESIGN OF OUTDOOR LED LIGHTING SYSTEMS
ABSTRACT: Design of outdoor LED lighting system, divided into two topics. Topic 1: Design and installation of outdoor LED lighting system. Topic 2: A Practical Guide to Using Computer and Related Software to Design Outdoor Lighting.
I./ Các loại hình chiếu sáng ngoài trời
1/Chiếu sáng giao thông (Hình 2.1)
Gồm: Chiếu sáng đường phố, đường giao thông; Chiếu sáng đường lưu thông nội bộ;Chiếu sáng cầu, đường trên cao;Chiếu sáng đường hầm: Chiếu sáng bãi đỗ xe,…
2/Chiếu sáng thể thao
Gồm: Chiếu sáng sân bóng đá, sân vận động đa năng; Chiếu sáng sân quần vợt; Chiếu sáng sân bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông; Chiếu sáng bể bơi ngoài trời; Chiếu sáng phục vụ truyền hình màu các công trình thể thao.
3/Chiếu sáng công viên – quảng trường – không gian công cộng
4/Chiếu sáng kiến trúc, chiếu sáng tô điểm các công trình
5/Chiếu sáng tô điểm các tòa nhà
6/Chiếu sáng trang trí lễ hội
II/ Các tiêu chuẩn/ quy chuẩn và các quy định cho chiếu sáng ngoài trời.
1./ Các quy định về thiết kế chiếu sáng ngoài trời:
Phải phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị
Đảm bảo an toàn trong quá trình tham gia giao thông, an ninh, an toàn đô thị
Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả (thiết bị chiếu sáng có hiệu suất sáng cao; ưu tiên áp dụng thiết bị chiếu sáng sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió; có tích hợp thiết bị điều khiển tự động; các bộ đèn phải có bảng dữ liệu phân bố cường độ sáng trong không gian để làm cơ sở tính toán chiếu sáng….)
Các thiết bị và vật liệu sử dụng trong các công trình chiếu sáng phải phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng.
Các công trình chiếu sáng phải đảm bảo độ bền, ổn định, an toàn trong suốt quá trình làm việc của chúng dưới tác động của điều kiện tự nhiên.
Đảm bảo mức độ chiếu sáng phù hợp: độ chói, độ rọi, độ đồng đều…
Có các quy định và phương pháp đo đạt xác định độ chói, độ rọi…
2./ Các tiêu chuẩn, quy chuẩn cho chiếu sáng ngoại thất:
QCVN 07-7:2016/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật chiếu sáng [1], quy định về:
Chiếu sáng đường phố; Chiếu sáng nút giao thông; Chiếu sáng cho các cầu và đường trên cao; Chiếu sáng trong hầm; Chiếu sáng các đường gần sân bay, đường xe lửa, bến cảng; Chiếu sáng bãi đỗ xe; Chiếu sáng không gian công cộng; Chiếu sáng công trình giao thông cho người đi bộ và xe đạp….
CIE 140:2000 – Tính toán chiếu sáng đường [2]
CIE 88:2004 – Tính toán chiếu sáng hầm [3]
3./ Một số Tiêu chuẩn Việt Nam khác:
– TCXDVN 259:2001 – Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo, đường, đường phố, quảng trường, đô thị [4]
– TCXDVN 33:2005 – Tiêu chuẩn thiết kế Chiếu sáng nhân tạo bên ngoài các công trình công cộng và kỹ thuật hạ tầng đô thị [5]: Chiếu sáng các công trình đô thị (điểm đỗ giao thông công cộng ngoài trời; đường, cầu và đường hầm dành cho người đi bộ; bên ngoài các khu trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, hội chươ triển lãm và các trụ sở); Chiếu sáng công viên, vườn hoa; Chiếu sáng các công trình kiến trúc – tượng đài – đài phun nước; Chiếu sáng các công trình thể dục thể thao ngoài trời (sân bóng đá, sân vận động đa chức năng; sân quần vợt; sân bóng chuyền – bóng rổ – cầu lông; bể bơi ngoài trời; chiếu sáng phục vụ truyền hình màu)
4./ Ví dụ về quy định chiếu sáng đối với 1 số loại hình:
4.1/Về chiếu sáng giao thông đường bộ:
Trong chiếu sáng giao thông, thông số quan trọng trong tính toán thiết kế là độ chói. Nó thể hiện sự nhận diện rõ vật thể trên mặt đường khi người tham gia giao thông.
Ngoài ra, các thông số khác cũng được quan tâm đến:
Độ đồng đều độ chói chung – U0; Độ đồng đều độ chói dọc – U1; Độ tăng ngưỡng tối đa – Ti; Độ rọi ngang trung bình tối thiểu – En,tb
Trích dẫn yêu cầu chiếu sáng các loại đường giao thông theo quy chuẩn Việt Nam QCVN 07-7:2016:BXD [1]
Bảng 2.1. Yêu cầu chiếu sáng các loại đường giao thông
(Bảng 1 QCVN07-7:2016: BXD)
TT |
Cấp đường |
Đặc điểm |
Độ chói trung bình tối thiểu, Ltb (cd/m2) |
Độ đồng đều độ chói chung, Uo |
Độ đồng đều độ chói dọc, U1 |
Chỉ số loá không tiện nghi G, tối thiểu |
Độ tăng ngưỡng TI tối đa, (%) |
Độ rọi ngang trung bình tối thiểu, En, tb, (lx) |
1 | Đường cấp đô thị: đường cao tốc |
Tốc độ 80-100 km/h |
2 | 0,4 | 0,7 | 6 | 10 | 20 |
2 | Đường cấp đường trục chính, đường chính đô thị, đường liên khu vực |
Có dải phân cách
Không dải |
1,5
2 |
0,4
0,4 |
0,7
0,7 |
5
6 |
10
10 |
10
20 |
3 | Đường cấp khu vực: đường chính khu vực, đường khu vực | Có dải phân cách Không dải |
1
1,5 |
0,4
0,4 |
0,6
0,6 |
4
5 |
10
10 |
7
10 |
4 | Đường cấp nội bộ |
Hai bên đường sáng Hai bên đường tối |
0,75
0,5 |
0,4
0,4 |
0,5
0,5 |
4
5 |
15
15 |
7
10 |
Bảng 2.2. Trị số độ chói trung bình quy định theo lượng xe
(Bảng 2 QCVN07-7:2016:BXD)
Lưu lượng xe lớn nhất trong thời gian có chiếu sáng | Độ chói trung bình tối thiểu Ltb (Cd/m2) |
Từ 3000 trở lên
Từ 1000 đến dưới 3000 Từ 500 đến dưới 1000 Dưới 500 |
1,6
1,2 1,0 0,8 |
Trên 500
Dưới 500 |
0,6
0,4 |
4.2./Về chiếu sáng các nút giao thông:
Trích dẫn yêu cầu chiếu sáng các nút giao thông theo quy chuẩn Việt Nam QCVN 07-7:2016:BXD [1]
5./ Chiêu sáng các nút giao thông, tiêu chuẩn, quy định
5.1) Chiếu sáng các nút giao thông phải tạo điều kiện để người điều khiển phương tiện giao thông phát hiện được cả sơ đồ nút giao thông và hoạt động giao thông. Tổ chức chiếu sáng các nút giao thông, nhất là các nút phức tạp phải bảo đảm cho người điều khiển phương tiện giao thông có thể nhìn thấy vị trí các mép vỉa hè và các mốc đường, các chiều của đường, sự có mặt của người đi bộ hoặc các chướng ngại, sự chuyển động của tất cả các loại xe gần nút giao thông và đảm bảo khoảng cách tối thiểu 200 m trước khi vào nút giao.
5.2) Tại các nút giao thông phải:
– Các giá trị chiếu sáng phải đạt hoặc cao hơn yêu cầu chiếu sáng đường tối thiểu 10% và tối đa là 20% nêu trong Bảng 1;
– Độ chói mặt đường yêu cầu trên toàn nút giao thông không được nhỏ hơn độ chói trên mặt các đường chính dẫn tới nút;
– Nếu không có Bảng tính toán chiếu sáng độ chói lóa G hoặc TI max theo phần mềm chuyên dụng để bảo đảm chống chói lóa, cho phép dùng loại đèn chiếu sáng được che hoàn toàn để tránh gây lóa cho người điều khiển xe.
III/. Phần mềm hỗ trợ thiết kế, tính toán cho chiếu sáng ngoài trời
1. Giới thiệu chung
a./ Các phiên bản Dialux:
Phần mềm Dialux 4.13
Là phiên bản hỗ trợ chạy trên Desktop với các hệ điều hành: Windows XP· Windows Vista, Windows 7/8.1/10
Tính năng: Cho phép tính toán thiết kế chiếu sáng trong nhà (Interior project), ngoài trời (Exterior project) và đường phố (Street project)
Ưu điểm: đáp ứng nhu cầu tính toán nhanh chóng mà không cần đòi hỏi Rendering 3D phức tạp…
Phần mềm Dialux Evo 8.0 [7]
Là phiên bản hỗ trợ chạy trên Desktop với các hệ điều hành: Windows 7/8.1/10 (32/64 bit), và yêu cầu máy có cầu hình cao hơn phiên bản 4.13 CPU with SSE2-support 4 GB RAM (min. 2GB) OpenGL 3.0 graphics card* (1 GB RAM), Resolution min. 1024 x 768 px
Với nhiều tính năng nâng cao: Tạo không gian với nhiều phòng (Room), Mô hình Building với nhiều tầng, Thư viện 3D đa dạng, Rendering đẹp…
b/ Ứng dụng Dialux Mobile
Là phiên bản hỗ trợ trên Android, IOS
Thực hiện các tính năng tính toán cơ bản của Indoor và dựa trên dữ liệu chiếu sáng của các nhà sản xuất đèn có hợp tác với tổ chức Dialux
Ưu điểm: Tiện lợi, nhanh chóng trong việc xác định sơ bộ số lượng cần thiết cho 1 không gian (room)
Nhược điểm: không linh hoạt, bị hạn chế bởi dữ liệu chiếu sáng….
Dialux Mobileb
Các ứng dụng của Dialux trong tính toán thiết kế chiếu sáng
c./ Các tính năng và công cụ hỗ trợ:
Tạo không gian: Indoor, Outdoor, Street
Import các file dữ liệu chiếu sáng của đèn định dạng. IES, .LDT, .UDL,…
Import bản vẽ 2D CAD, thư viện vật thể 3D…
Tạo mô hình không gian 3D: linh động bằng vật thể Indoor, Outdoor…
Công cụ Xác lập các điểm đo, lưới đo, mặt phẳng đo…của độ rọi, độ chói
Cài đặt các hệ số phản xạ, màu sắc của: tường, trần sàn và các vật thể 3D
Xuất kết quả tính toán về:
Độ rọi — dưới dạng hiển thị: Isoline (E), Value Chart (E), Table (E)
Độ chói — dưới dạng hiển thị: Isoline (L), Value Chart (L), Table (L)
Độ đồng đều, giá trị trung bình, Min, Max của độ rọi, độ chói
Bố trí đèn, dữ liệu quang trắc của đèn
3D Rendering
False Color Rendering
v.v…
2./ Hướng dẫn Download và cài đặt Dialux 4.13
Truy cập địa chỉ trang web download: https://www. dial.de/en [6]
Bước 1: Sau khi truy cập vào trang wen lựa chọn DIALux
Bước 2: Tiếp tục lựa chọn lựa chọn DIALux Desktop
Bước 3: Tiếp tục lựa chọn lựa chọn Download
Bước 4: Tiếp tục lựa chọn lựa chọn Download DIALux 4
Bước 5: Sau khi Download xong, tiến hành cài đặt file DIALux_41302.exe
Sau khi cài đặt xong, Dialux 4.13 sẽ có 2 gói => thiết kế chiếu sáng bằng Dialux Icon màu đỏ Sử dụng đầy đủ các tính năng ——— Không linh hoạt, ít sử dụng
3./ Hướng dẫn sử dụng Dialux trong tính toán thiết kế chiếu sáng đường phố
Xác định các bước thiết kế: Tạo và cài đặt các thông số tuyến đường => Lựa chọn đèn phù hợp => Tính toán và xuất kết quả
Xác định vùng hoạt động, thao tác chính trong phần mềm:
Vùng 1: thao tác chủ yếu trên “Tab Project” và “Output”“Tab Project”
Quản lý thông tin Project. Loại đèn sử dụng, thông số đèn
Cài đặt các tuyến đường: Hệ số duy trì, Tiêu chuẩn sử dụng CIE 140/ EN 13201; Các sắp xếp các làn đường, lối đi bộ, vỉa hè…
Cài đặt thông số tuyến đường: độ rộng đường, số làn đường, lớp trải mặt đường (Tarmac), vị trí quan sát (Observer)… Cấp đường, lưới đo độ chói – độ rọi
Cài đặt thông số đèn sử dụng, Cách bố trí đèn, bố trí cột đèn, góc ngẫng của đèn…Và các cài đặt, điều chỉnh khác….
“Tab Output”: Xuất ra các thông tin liên quan đến
Thông tin về Dự án; Thông loại đèn sử dụng – bảng số liệu, dữ liệu phân bố cường độ sáng; Các thông số cài đặt tuyến đường; Các thông tin cài đặt đèn sử dụng; Kết quả độ chói trung bình (Lav), độ đồng đều, Ti,…Kết quả độ rọi trung bình (Eav), độ đồng đều…
a./ Tạo tuyến đường và nhập đặc điểm tuyến đường. (Gồm 12 bước)
Bước 1: Khởi động Dialux 4.13, các hỗ trợ của Dialux trong tính toán thiết kế chiếu sáng bao gồm: Indoor, Outdoor và Street.
Bước 2: Sau khi lựa chọn: New Street Project, một Project về tuyến đường mặt định xuất hiện
Bước 3: Lựa chọn truyến đường cần điều chỉnh Street để
Cài đặt Tiêu chuẩn áp dụng tính toán chiếu sáng đường phố => đa số sử dụng CIE 140/ EN 13201
Cài đặt Hệ số mất mát ánh sang (Light loss factor), phụ thuộc vào các điều kiện môi trường hoạt động của đường
Bước 4: lựa chọn Roadway 1 để cài đặt độ rộng đường, số làn đường và các thông số khác liên quan đến vật liệu chế tạo đường (tarmac: R3, q0)
Bước 5: Lựa chọn Valuation Field Roadway 1 để cài đặt :Cấp độ đường (Illuminace Class), Lưới đô độ rọi, độ chói (Grid)
Lưu ý: các cấp độ chiếu sáng (Illuminace Class) được quy định trong CIE 140/ EN 13201, ME1, ME2, ME3a, ME3b, ME3c, ME4a…
b./ Chuyển dữ liệu .IES – File phân bố cường độ sáng của đèn
Bước 1: Trên thanh Menu chọn File Import Luminaire File…–> chọn tới vị trí lưu File.IES
Bước 2: Hộp thoại về thông tin kích thước của đèn và của vùng phát sáng => mặc định không đổi các thông tin này
Bước 3: Lưu ý đến chọn Turn LDC by 900 (US-EU Roadway)
Bước 4: Quan sát tại mục Luminaire Used thấy loại đèn đã được chọn Import xuất hiện => trạng thái đã Import file .IES thành công.
Bước 5: Trên thanh công cụ, sử dụng công cụ Street Arangement để bố trí đèn
Bước 6: Quan sát trên tuyến đường, thấy các vị trí đèn đã được bố trí mặc định, lưới đo độ chói, độ rọi cũng tự động thêm vào
Bước 7: Sử dụng công cụ 3D light distribution display để hiển thị hướng cường độ sáng của đèn (vạch ký hiệu màu đỏ)
Bước 8: Quan sát khi cài đặt đúng, (vạch ký hiệu màu đỏ) hướng vào lòng đường
Bước 9: Trường hợp cài đặt sai hướng cường độ sáng của đèn => cần phải điều chỉnh lại để kết quả mô phỏng đúng
Bước 10: Tại Tab Project => chọn Luminaire Used => chọn tên đèn cần điều chỉnh => tại tab Technical Data, đánh dấu Check vào ô Rotata LDC by 900 (US-EN Roadway)
Bước 11: Chon Street Arrangement để cài đặt các thông số bố trí đèn
Bước 12: trong các tab cụ thể, cài đặt các thông số của đèn.
– Tab Arrangement: cài đặt các dạng bố trí đèn: 1 bên, 2 bên đối xứng, 2 bên so le, giữa dải phân cách
– Tab Pole Arrangement: cài đặt độ cao đèn, khoảng cách đèn, số đèn trên 1 trụ…
– Tab Boom: cài đặt cần đèn, góc ngẫng, khoảng cách trụ đèn so với làn đường…
c./ Tính toán và xuất kết quả mô phỏng (gồm 4 bước)
– Bước 1: Trên thanh công cụ, chọn công cụ Start Calculation để thực hiện tính toán;
– Bước 2: Hộp thoại xuất hiện, cần lựa chọn các tuyến đường cần tính toán bằng cách Check box.
– Bước 3: sau khi tính toán kết thúc, vào Tab Output để xem trước các cài đặt tuyến đường, cài đặt thông số đèn và kết quả tính toán.
– Ấn 2 lần liên tiếp vào Planning dat để xem kết quả cài đặt tuyến đường và cài đặt đèn
– Bấm hai lần liền vào Results overview để xem kết quả tính toán mô phỏng tuyến đường về độ chói
– Ấn 2 lần liên tiếp vào Value Chart (E) để xem kết quả tính toán mô phỏng tuyến đường về độ rọi
Lưu ý: Các mục được Cho phép xem trước kết quả và được chọn “Check box” thì sẽ được xuất ra kết quả khi thực hiện tạo file.PDF.
– Bước 4: sau khi xem trước các kết quả tính toán được, và lựa chọn “Check box” vào các kết quả mong muốn xuất thành File. Trên thanh công cụ chọn Save Output as PDF để xuất kết quả
– Bước 5: Hộp thoại xuất hiện => chọn các trang cần xuất => rồi OK
4/ Phần mềm AutoCAD
Mục đích: Xử lý các bản vẽ trước khi Import vào Dialux; Giúp việc bố trí đèn trong Dialux đúng với vị trí Layout đèn trong file bản vẽ AutoCAD
IV./ Các bài thực hành về thiết bị chiếu sáng LED ngoài trời
1./ Thiết kế chiếu sáng đường giao thông
– Quy chiếu sáng áp dụng: QCVN 07-7-2016-BXD, bảng 2.1 về đường cấp giao thong đô thị với các yêu cầu đạt được về: Độ chói trung bình tối thiểu – Lav ≥ 1.5 (cd/m2);Độ đồng đều độ chói chung – U0 ≥ 0.4; Độ đồng đều độ chói dọc – U1 ≥ 0.7 ; Độ tăng ngưỡng tối đa – Ti ≤ 10%; Độ rọi ngang trung bình tối thiểu – En,tb ≥ 10 lux
Ghi chú: cấp đường theo tiêu chuẩn EN 13201 cấp đường thuộc Lighting Class: ME2
– Thông tin, đặc điểm tuyến đường: Hệ số Light loss factor: 0.85; Thông số mặt đường: tarmac: R3, q0: 0.070; Độ rộng lòng đường (Width): 14.5m; có dãi phân cách giữa rộng 0.5m cao 0.3m; Số làn đường (Number of lanes): 2 làn (mỗi bên); Thông số đèn:; Bố trí đèn: 2 bên so le; Chiều cao đèn: 11m; Khoảng cách giữ 2 trụ đèn: 38m; Chiều dài cần đèn (Boom Lenght): 1.5m; Góc ngẫng (Boom Angle): 5 độ; Khoảng cách trụ đèn đến đường: 0.5m; Loại đèn sử dụng: Den Helios 01 – Có Quang thông và công suất phù hợp. Download tại Link [9]: http://www. mediafire.com/file/9tdr9r 005qhzpz5/Den_Hellios.rar/file
Kết quả tính toán mẫu: (theo số liệu thu thập và kết quả tinh toán)
2./ Thiết kế chiếu sáng đường giao thông – nút giao lộ (đèn pha bố trí xung quanh)
Tiêu chuẩn chiếu sáng áp dụng: QCVN 07-7-2016-BXD, bảng 1 về Đường cấp đô thị và và mục 2.2.2 của Quy chuẩn về chiếu sáng nút giao với các yêu cầu đạt được về:
– Đường dẫn vào nút giao: Độ chói trung bình tối thiểu – Lav ≥ 1.5 (cd/m2); Độ đồng đều độ chói chung – U0 ≥ 0.4; Độ đồng đều độ chói dọc – U1 ≥ 0.7 ; Độ tăng ngưỡng tối đa – Ti ≤ 10%; Độ rọi ngang trung bình tối thiểu – En,tb ≥ 10 lux. Ghi chú: cấp đường theo tiêu chuẩn EN 13201 cấp đường thuộc Lighting Class: ME2
– Tại nút giao: Giá trị độ rọi phải cao hơn từ 10% đến 20% so với độ chói của đường dẫn vào nút giao
– Thông tin, đặc điểm tuyến đường và nút giao: Hệ số Light loss factor: 0.85; Thông số mặt đường: tarmac: R3, q0: 0.070; Độ rộng lòng đường dẫn vào nút giao (Width): 43m; Số làn đường (Number of lanes): 12 làn
Thông số đèn:
– Đường dẫn vào nút giao: Bố trí đèn: 2 bên đối xứng; Chiều cao đèn: 11m (cho làn xe máy), 14m (cho làn oto); Khoảng cách giữ 2 trụ đèn: 35m; Chiều dài cần đèn (Boom Lenght): 1.5m; Góc ngẫng (Boom Angle): 5 độ; Khoảng cách trụ đèn đến đường: 0.5m; Loại đèn sử dụng: Đèn Helios 01 – Có Quang thông và công suất phù hợp.
– Tại nút giao: Bố trí đèn: xung quanh nút giao, vòng xoay.; Chiều cao đèn: 14m; Loại đèn sử dụng: Đèn Olympus – Có Quang thông và công suất phù hợp.
– Bản vẽ tuyến đường và nút giao: (chi tiết xem file AutoCAD)
Kết quả tính toán mẫu: (theo số liệu thu thập và kết quả tinh toán)
3./ Thiết kế chiếu sáng đường giao thông – nút giao lộ (đèn pha bố trí giữa nút giao)
Tiêu chuẩn chiếu sáng áp dụng: QCVN 07-7-2016-BXD, bảng 1 về Đường cấp đô thị và và mục 2.2.2 của Quy chuẩn về chiếu sáng nút giao với các yêu cầu đạt được về:
– Đường dẫn vào nút giao: Độ chói trung bình tối thiểu – Lav ≥ 1.5 (cd/m2); Độ đồng đều độ chói chung – U0 ≥ 0.4; Độ đồng đều độ chói dọc – U1 ≥ 0.7 ; Độ tăng ngưỡng tối đa – Ti ≤ 10%; Độ rọi ngang trung bình tối thiểu – En,tb ≥ 10 lux. Ghi chú: cấp đường theo tiêu chuẩn EN 13201 cấp đường thuộc Lighting Class: ME2
– Tại nút giao: Giá trị độ rọi phải cao hơn từ 10% đến 20% so với độ chói của đường dẫn vào nút giao
– Thông tin, đặc điểm tuyến đường và nút giao: Hệ số Light loss factor: 0.85 ; Thông số mặt đường: tarmac: R3, q0: 0.070; Độ rộng lòng đường dẫn vào nút giao (Width): 43m;; Số làn đường (Number of lanes): 12 làn
Thông số đèn:
– Đường dẫn vào nút giao: Bố trí đèn: 2 bên đối xứng; Chiều cao đèn: 11m (cho làn xe máy), 14m (cho làn oto); Khoảng cách giữ 2 trụ đèn: 35m; Chiều dài cần đèn (Boom Lenght): 1.5m; Góc ngẫng (Boom Angle): 5 độ; Khoảng cách trụ đèn đến đường: 0.5m; Loại đèn sử dụng: Đèn Helios 01 – Có Quang thông và công suất phù hợp.
– Tại nút giao: Bố trí đèn: ở giữa nút giao, Chiều cao trụ đèn: 20-30m, Loại đèn sử dụng: Đèn Olympus – Có Quang thông và công suất phù hợp.
– Bản vẽ tuyến đường và nút giao: (chi tiết xem file AutoCAD)
Kết quả tính toán mẫu: (theo số liệu thu thập và kết quả tinh toán)
4./ Thiết kế chiếu sáng sân bãi
Tiêu chuẩn chiếu sáng áp dụng về sân bãi nội bộ nhà máy Độ rọi ngang trung bình tối thiểu – En,tb ≥ 7 lux
– Thông số đèn đối với đường nội bộ: Bố trí đèn: 1 bên đối xứng; Chiều cao đèn: 8m; Khoảng cách giữ 2 trụ đèn: 30-3235m; Chiều dài cần đèn (Boom Lenght): 1.5m ; Góc ngẫng (Boom Angle): 5 độ; Khoảng cách trụ đèn đến đường: 0.5m; Loại đèn sử dụng: Đèn Helios 01 – Có; Thông số đèn đối với khu vực sân bãi: Sử dụng đèn pha bố trí trên trụ cao 14m
Kết quả tính toán mẫu: (theo số liệu thu thập và kết quả tinh toán)
BÀI TẬP THỰC HÀNH
Đề bài: Thực hiện tính toán thiết kế mô phỏng tuyến đường bằng phần mềm Dialux 4.13 với các yêu cầu sau:
Tiêu chuẩn chiếu sáng áp dụng: QCVN 07-7-2016-BXD, bảng 1 về Đường cấp khu vực với các yêu cầu đạt được về: Độ chói trung bình tối thiểu – Lav ≥ 1 (cd/m2), Độ đồng đều độ chói chung – U0 ≥ 0.4, Độ đồng đều độ chói dọc – U1 ≥ 0.6 , Độ tăng ngưỡng tối đa – Ti ≤ 10%, Độ rọi ngang trung bình tối thiểu – En,tb ≥ 7 lux (ghi chú: theo tiêu chuẩn EN 13201 cấp đường thuộc Lighting Class: ME3b)
Thông tin, đặc điểm tuyến đường: Hệ số Light loss factor: 0.85 , Thông số mặt đường: tarmac: R3, q0: 0.070, Độ rộng lòng đường (Width): 9m; , Số làn đường (Number of lanes): 2
Thông số đèn: Bố trí đèn: 1 bên,, Chiều cao đèn: từ 9 đến 12m, Khoảng cách giữ 2 trụ đèn: từ 28 đến 35m, Chiều dài cần đèn (Boom Lenght): từ 1 đến 1.5m , Góc ngẫng (Boom Angle): từ 0 đến 15 độ, Khoảng cách trụ đèn đến đường: 0.5m
Loại đèn sử dụng: Den Helios 01 – Có Quang thông và công suất phù hợp. Download tại Link: http://www.mediafire. com/file/9tdr9r005qhzpz5/Den_Hellios.rar/file
Yêu cầu về xuất kết quả và nộp bài tập: Kết quả độ chói đạt được không quá 20% so với quy định của tiêu chuẩn Lav ≥ 1 (cd/m2); Xuất File kết quả dạng .PDF thể hiện các thông tin cơ bản: Planning data, Luminaire parts list, Results overview, Value Chart (E)… và các nội dung khác nếu cần thiết
Nộp bài về địa chỉ Email của trợ giảng: nhathn@ dienquang.com và với các File: 1./ File xuất kết quả .PDF (bắt buộc), 2./ File thiết kế mô phỏng của Dialux.dlx (bắt buộc), 3./ Thông tin chủ đề mail: [họ và tên] – [đơn vị] – [ghi chú nếu có, số điện thoại nếu có]
Mọi thắc mắc liên quan đến Bài tập thực hành, a/c vui lòng liên hệ với Mr Nhật – SĐT: 0933963268 hoặc Email: nhathn@dienquang.com để được giải đáp.
Kết quả tính toán mẫu: (theo số liệu thu thập và kết quả tinh toán)
————————————————–
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QCVN 07-7:2016/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật chiếu sáng
CIE 140:2000 – Tính toán chiếu sáng đường
CIE 88:2004 – Tính toán chiếu sáng hầm
TCXDVN 259:2001 – Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo, đường, đường phố, quảng trường, đô thị
TCXDVN 33:2005 – Tiêu chuẩn thiết kế Chiếu sáng nhân tạo bên ngoài các công trình công cộng và kỹ thuật hạ tầng đô thị
http://www.dial.de/en
http://www.mpe.com.vn/download-va-cai-dat-phan-mem-dialux-evo-8
http://www.mediafire.com/file/9tdr9r005qhzpz5/Den_Hellios.rar/file
Nguyễn Khánh Bình – Huỳnh Ngọc Nhật (TC AS&CS số in tháng 11)