Nghề đúc đồng được coi là một trong những nghề thủ công lâu đời nhất ở Việt Nam Sản phẩm đúc đồng là sản phẩm của tập thể. Không có người thợ giỏi ở tất cả các khâu thì không thể có sản phẩm đẹp. Yêu cầu trước hết của người thợ là sự kiên trì, cẩn thận, tỉ mỉ và kinh nghiệm trên từng công đoạn. Hàng trăm năm qua, khi các ngành nghề khác thay đổi chóng mặt vì sự phát triển của khoa học và công nghệ thì đúc đồng truyền thống vẫn như buổi sơ khai, hầu hết làm thủ công. Sơ lược có những công đoạn chính để hoàn thành một sản phẩm.
Mẫu và lựa chọn nguyên liệu
Khi bạn định đúc một sản phẩm gì đó thì ít nhất bạn cũng phải có mẫu thật hay mẫu “ ý tưởng” ở trong đầu bạn rồi. Người nghệ nhân đúc đồng cần tạo ra mẫu thật giống với sản phẩm đúc nhất có thể. Mẫu có thể được tạo bằng đất sét chuyên ngành, gỗ hay thạch cao… Người nghệ nhân điêu khắc, đắp mẫu theo quy định yêu cầu, các đường nét trên sản phẩm có tinh xảo hay không được bắt đầu từ đây. Một thợ đúc làm mẫu ẩu chắc chắn sẽ không thể cho ra những sản phẩm đẹp và ưng ý được.Song song với việc tạo mẫu đúc thì việc chọn chất liệu đồng dự định đem đúc sẽ quyết định rất nhiều đến kết quả sản phẩm của bạn, lựa chọn loại đồng có chất liệu tốt, sạch và ít tạp chất sẽ cho ra được sản phẩm ưng ý nhất. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại đồng vụn, bột đồng có thể làm nguyên liệu đúc, song trước khi lựa chọn nguyên liệu các bạn nên chú ý đến tỷ lệ đồng ở trong đó. Và tất nhiêu là chất liệu đồng đỏ có giá thành cao hơn đồng vàng sẽ cho ra những sản phẩm ưng ý hơn
VD: Với đúc tượng bán thân thì tỷ lệ pha trộn thường là: 92% đồng + 5% thiếc + 3% chì
Với tượng đồng trưng ở ngoài trời thì tỷ lệ có thể là: 85% đồng + 9% thiếc + 3% chì + 2% kẽm + 1% NiKen
Tạo khuôn đúc:
Chọn những loại đất tốt pha trộn với các loại phụ gia như: Vỏ chấu + Giấy gió để làm khuôn âm bản (khuôn 2 nửa có thể mở), sau đó dùng đất bùn củ + chấu + bột chịu nhiệt làm cốt bên trong ( quá trình này còn gọi là làm thao). Phơi khuôn cho khô, tùy theo điều kiện có thể phơi lâu hay chóng (khoảng 10 – 20 ngày) hoặc có những nơi người ta nung khuôn cho khô chín ở nhiệt độ 700 độ C sau đó để khuôn nguội và căn chỉnh độ dày mỏng của phần đồng đạt theo yêu cầu.
Nung khuôn và nấu đồng
Sau khi phơi khuôn khô, lau nhẵn, quét sơn chịu nhiệt, ta tiến hành ghép và nung khuôn thêm một lần nữa và tiến hành ghép khuôn. Trong khi bắt đầu nung khuôn thì người thợ cũng bắt đầu tiến hành nhóm lò luyện đồng để lấy nước. Đồng nguyên liệu được nấu chảy ở 1200 độ C, sau khi đồng nóng chảy hết người thợ cần pha thêm tỷ lệ, thiếc + chì + kẽm theo yêu cầu, nhiệt độ lúc này nấu lên tới 1250 độ C và nóng chảy hoàn toàn. Quá trình nấu đồng kéo dài khoản 10 tiếng là nước đồng có thể múc và đem rót vào khuôn đúc. Quá trình vừa nấu đồng và nung khuôn phải được thực hiện sao cho khi nước đồng đúc được thì khuôn cũng phải nóng đỏ đều. Đây là khâu khó nhất, và xác định được tay nghề của người thợ đúc nhờ vào khả năng phán đoán và kinh nghiệm đúc đồng. Việc nung khuôn là để cho khuôn có nhiệt độ nóng phù hợp để nước đồng có thể chảy đều trong khuôn, nếu nhiệt độ khuôn không phù hợp sẽ khiến đồng khi rót vào khuôn đông lại và không chảy hết vào các góc của khuôn
Rót khuôn
Đồng nguyên liệu sau khi nấu khoảng 10 tiếng là có thể đem đúc, lúc này khuôn cũng đã được nung nóng thích hợp, người thợ tiến hành múc đồng và rót vào khuôn. Sau khi rót đồng vào khuôn, tùy theo kích thước của sản phẩm mà thời gian chờ dỡ khuôn là lâu hay chóng, VD nếu bạn định đúc một quả chuông đồng nặng 2 tấn thì bạn phài chờ đến 2 hoặc 3 ngày sau mới được dỡ khuôn.
Hoàn thiện sản phẩm:
Sản phẩm sau khi dỡ khỏi khuông đồng cần được sửa nguội để cho ra sản phẩm hoàn thiện, thông thường sau khi dỡ khuôn cần mài sạch những lớp ba via ở góc cạnh, tiến hành chạm, khảm hoa văn, đánh bóng, lấy màu theo yêu cầu
Sản phẩm đúc ra sau khi đã đạt tiêu chuẩn về hình dáng, kích thước, họa tiết phải tiến hành khâu làm nguội. Muốn làm được công đoạn này cần phải có dụng cụ riêng như cây khoan, bàn dũa, dao chấn đe… Khâu quan trọng nhất là trạm, với rất nhiều dụng cụ chuyên dùng, nghệ nhân trạm có thể tạo ra các đường nét như ý đó là các đường “trạm án”, “trạm chìm”, “trạm đúc nổi” (Để hiểu rõ về trạm chúng tôi sẽ có bài phân tích về nghề trạm đồng của làng nghề Đồng Xâm – Thái Bình). Bản chất của công đoạn này là đưa vào bề mặt của sản phẩm những kim loại quý khác như vàng, bạc để tạo giá trị và tính nghệ thuật cao cho sản phẩm. Trước tiên các nghệ nhân phải đục trên bề mặt sản phẩm tạo thành hình ảnh âm bản cho các hoạ tiết, thiết kế vừa khớp với những khối âm đã tạo ra từ các kim loại khác, tiếp theo là dát lại và đánh bóng bề mặt.
Thêm chất khí, khi đưa thêm một kim loại khác lên sản phẩm đồng gọi là khảm nhị khí, hai kim loại khác gọi là tam khí. Đây cũng là một công đoạn được coi là công thức gia truyền của mỗi nghệ nhân. Nhờ đó mà người ta tạo được các màu sắc khác nhau thích hợp cho từng sản phẩm, kể cả các sản phẩm giả cổ có màu sắc hoen gỉ như đã qua hàng nghìn năm. Và đặc biệt là màu được giữ nguyên vẹn cho hàng trăm năm sau.
Mỹ Thuật Liên Phát là một trong những cơ sở duy trì, kế thừa nghề đúc đồng truyền thống. Sản phẩm của Liên Phát mang đậm bản sắc Việt đã và đang được đưa vào các công trình văn hóa, tâm linh của các địa phương. Mỹ Thuật Liên Phát đang có kế hoạch duy trì và phát triển nghề truyền thống của dân tộc, cũng là nơi hội tụ, học hỏi, trao đổi, đào tạo của các chuyên gia, nghệ nhân đến từ mọi miền Tổ quốc. Địa chỉ liên hệ:
|