26 C
Hanoi
Thứ Sáu, 29 Tháng Ba, 2024

Nâng cao năng lực quốc gia về đo lường và kiểm định các sản phẩm LED

Print Friendly, PDF & Email

Sau khi được Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) chấp nhận tài trợ không hoàn lại từ Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF), Thủ tướng Chính Phủ Việt Nam, đã ký Quyết định số 767/QĐ-TTg ngày 3 tháng 6 năm 2015 đã phê duyện dự án “Phát triển và thúc đẩy công nghệ LED cho chiếu sáng chung tại Việt Nam“ (Dự án LED). Dự án LED được Chính phủ giao cho Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) làm chủ quản Dự án và Trung tâm Phát triển Công nghệ cao (HTD) thuộc VAST là Chủ Dự án.
Mục tiêu và vai trò của Dự án LED
Mục tiêu của dự án là: “Giảm thiểu mức phát thải khí nhà kính GHG thông qua việc chuyển đổi thị trường chiếu sáng Việt Nam hướng tới sử dụng nhiều hơn” các sản phẩm chiếu sáng LED sản xuất ở trong nước. Mục tiêu này sẽ được thực hiện bằng cách tháo gỡ các rào cản đối với việc tăng cường sản xuất và sử dụng các sản phẩm LED ở Việt Nam thông qua thực hiện 2 hợp phần: (1) chuyển giao kỹ năng, tri thức và công nghệ sản suất đèn LED tại Việt Nam và (2) trình diễn các thiết bị chiếu sáng LED sản xuất chủ yếu ở trong nước mang tính thương mại, với chi phí hiệu quả.
Dự án sẽ được thực hiện trong vòng 4 năm và dự kiến sẽ góp phần giảm lượng phát thải các khí nhà kính GHG thông qua việc giảm dần nguồn điện năng từ các nhà máy chạy bằng nhiên liệu hóa thạch.
Để đạt được mục tiêu trên, Dự án LED đã và đang tập trung vận hành theo lộ trình: Xây dựng một số Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) mới cho đèn LED; Xây dựng chương trình chứng nhận chất lượng và dán nhãn năng lượng cho các sản phẩm chiếu sáng LED; Tăng cường năng lực đo lường chất lượng các sản phẩm chiếu sáng LED. Trong đó việc nâng cao năng lực quốc gia về đo lường và kiểm định các sản phẩm LED là một trong những mục tiêu mà Dự án phải thực hiện.

Khu vực thử nghiệm được xây mới tại Cơ sở 2 của QUATEST 1 (Lô B2-3-6a KCN Nam Thăng Long, phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội), nơi bố trí Phòng thử nghiệm, khởi công xây dựng ngày 16 / 02 / 2017.
Khu vực thử nghiệm được xây mới tại Cơ sở 2 của QUATEST 1 (Lô B2-3-6a KCN Nam Thăng Long, phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội), nơi bố trí Phòng thử nghiệm, khởi công xây dựng ngày 16 / 02 / 2017.

Chuẩn bị hạ tầng
Hai năm đầu thực hiện, Dự án đã tập trung vào thực hiện hợp phần “Chuyển giao kỹ năng, tri thức và công nghệ sản suất đèn LED tại Việt Nam” và đã hoàn thành khối lượng lớn các công việc theo kế hoạch: Hỗ trợ kỹ thuật để nhà nước ban hành các chính sách, tiêu chuẩn, quy định nhằm tạo hành lang pháp lý và môi trường sản xuất, kinh doanh thuận lợi, trợ giúp các nhà sản xuất, kinh doanh, sử dụng các sản phẩm chiếu sáng LED sản xuất trong nước phát triển. Theo đó Dự án đã triển khai hàng loạt công tác và hoàn thành theo từng hợp phần của chương trình, trước hết là tập trung xây dựng lộ trình phát triển công nghệ LED. Dự án đã hoàn thành việc xây dựng “Lộ trình phát triển ngành công nghệ chiếu sáng LED tới năm 2025” và đã chuyển giao cho các cơ quan quản lý của nhà nước thuộc các bộ: Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Xây dựng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Hội Chiếu sáng Việt Nam; 2 nhà sản xuất các sản phẩm chiếu sáng lớn nhất Việt Nam và là đối tác chính tham gia thực hiện dự án: Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông và Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang. Đồng thời với việc xây dựng Lộ trình, Dự án tiến hành, triển khai ba hạng mục: Xây dựng một số Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) mới cho đèn LED và đã hoàn thành việc xây dựng 3 Tiêu chuẩn; Xây dựng chương trình chứng nhận chất lượng và dán nhãn năng lượng; Tăng cường năng lực đo lường chất lượng các sản phẩm chiếu sáng LED.
Để chuẩn bị cho mục tiêu nâng cao năng lực đo lường chất lượng và kiểm định các sản phẩm chiếu sáng LED, Dự án đã tập trung hoàn thành “Dự thảo đề xuất về việc nâng cấp phòng thí nghiệm kiểm chuẩn các sản phẩm chiếu sáng LED cho QUATEST 1”, và đã chuyển giao cho Trung tâm Đo lường Chất lượng 1 (QUATEST 1) để thực hiện. Dự kiến đầu năm 2018, QUATEST 1 sẽ xây dựng xong và đưa vào sử dụng phòng thí nghiệm đo lường và kiểm chuẩn các sản phẩm LED tại Khu công nghiệp Nam Thăng long.
Về công tác nguồn nhân lực, Dự án đã tổ chức 01 khóa đào tạo nâng cao năng lực về đo lường kiểm chuẩn các sản phẩm chiếu sáng LED cho các cán bộ kỹ thật của 3 Trung tâm QUATEST-1,2,3 và hai phòng VILAS của Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông và Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang.
khcn 03

Tiến sĩ Perera Indika (Lighting Research Center, Rensselaer Polytechnic Institute, Troy, New York, USA) thăm và trao đổi chuyên môn về kỹ thuật đo lường chất lượng đèn LED với các cán bộ hai phòng thí nghiệm VILAS của Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông và Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện quang Điện Quang (Hà Nội,Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2017).
Tiến sĩ Perera Indika (Lighting Research Center, Rensselaer Polytechnic Institute, Troy, New York, USA) thăm và trao đổi chuyên môn về kỹ thuật đo lường chất lượng đèn LED với các cán bộ hai phòng thí nghiệm VILAS của Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông và Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện quang Điện Quang (Hà Nội,Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2017).

Kết quả bước đầu
Về công tác kiểm tra chất lượng các sản phẩm đèn LED trình diễn, qua nội dung kiểm tra chất lượng, đo đạc các thông số quang và điện các sản phẩm đèn LED được trình diễn của Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông và Công ty CP Bóng đèn Điện Quang. Sản phẩm LED trình diễn được thử nghiệm gồm các nhóm: Đèn LED dùng cho chiếu sáng trong nhà (Bóng đèn tuýp LED,  đèn tròn LED, Bộ đèn LED, Đèn Downlight LED, Đèn ốp trần LED,  Đèn panel LED, Đèn LED Highbay); Đèn LED dùng cho chiếu sáng ngoài trời (Đèn LED chiếu sáng đường, phố; Đèn LED chiếu sáng ngõ, xóm.)
Theo đó, các chỉ tiêu thử nghiệm của sản phẩm chiếu sáng LED trình diễn được thử nghiệm bao gồm: (1)/. Chỉ tiêu an toàn gồm:  Phân loại đèn, Khả năng lắp lẫn, Mômen uốn, lực kéo dọc trục và khối lượng, Bảo vệ chống tiếp xúc ngẫu nhiên với bộ phận mang điện, Độ bền cơ, Độ tăng nhiệt của đầu đèn, Khả năng chịu nhiệt, Khả năng chịu cháy và mồi cháy, Quy định nối đất, Dây dẫn bên trong và dây dẫn bên ngoài, Khả năng chống bụi và ẩm, Khả năng cách điện và độ bền điện, Thử nghiệm hoạt động ở điện áp nguồn, Thử nghiệm chịu xung điện áp, Thử nghiệm chịu va đập cơ học. (2)/. Chỉ tiêu tính năng: Độ bền, Sốc nhiệt, Điều kiện bình thường, Điều kiện bất thường. (3)./ Chỉ tiêu điện: Điện áp,  Công suất, Dòng điện, Hệ số công suất . (4)/Chỉ tiêu quang học:  Quang thông,  Hiệu suất quang, Phân bố cường độ sáng, Góc chùm tia. (5)/. Chỉ tiêu màu: Nhiệt độ màu, Hệ số trả màu, Sai số màu sắc.

STT Mã hiệu Nội dung
1 TCCS – Điện Quang Thử nghiệm sản phẩm chiếu sáng
2 TCVN 8782:2011 (IEC 62560:2011) Bóng đèn LED có balát lắp liền dùng cho chiếu sáng thông dụng làm việc ở điện áp lớn hơn 50 V – Qui định về an toàn (Self-ballasted LED-lamps for general lighting services by voltage > 50 V – Safety specifications)
3 TCVN 10885-2-1:2015 (IEC 62722-2-1:2014) Tính năng đèn điện – Phần 2-1: Yêu cầu cụ thể đối với đèn điện LED (Luminaire performance – Part 2-1: Particular requirements for LED luminairs)
4 TCVN 10886:2015 (IES LM-79-08) Phép đo điện và quang cho các sản phẩm chiếu sáng rắn (Electrical and photometric measurements of solid state lighting products)
5 TCVN 7722-1:2009 (IEC 60598-1:2008) Đèn điện – Phần 1: Yêu cầu chung và các thử nghiệm (Luminaires – Part 1: General requirements and tests)
6 TCVN 7722-2-3:2007 (IEC 60598-2-3: 2002) Đèn điện – Phần 2: Yêu cầu cụ thể – Mục 3: Đèn điện dùng cho chiếu sáng đường phố (Luminaires – Part 2: Particular requirements – Sections 3: Luminaires for road and street lighting)
7 TCVN 8241-4-5:2009 (IEC 61000-4-5:2005) Tương thích điện từ (EMC) – Phần 4-5 : Phương pháp đo và thử – Miễn nhiễm đối với xung (Electromagnetic compatibility (EMC) – Part 4-5: Testing and measurement techniques – Surge immunity)

Kết quả thử nghiệm các mẫu thử (sản phẩm đèn LED) của cty Điện Quang và Rạng Đông được thử nghiệm tại ba phòng thử nghiệm: Phòng thử nghiệm Điện, Điện tử và Hiệu suất Năng lượng thuộc Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 1 (QUATEST 1) – số VILAS 028, Phòng Thử nghiệm – Phòng Quản lý hệ thống thuộc Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông – số VILAS 126, Phòng Thử Nghiệm Chất Lượng Thiết Bị Chiếu Sáng – Lĩnh vực Điện, Điện tử thuộc Công ty CP Bóng đèn Điện Quang – số VILAS 317 cho thấy, các sản phẩm trên đã được chứng nhận phù hợp VILAS của Văn phòng Công nhận Chất lượng (Bureau Of Accreditation – BOA).
Những vấn đề đặt ra
Trên cơ sở quá trình triển khai, giám sát cùng với kết quả thử nghiệm các sản phẩm đèn LED trình diễn của Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông, Công ty CP Bóng đèn Điện Quang được thử nghiệm tại ba phòng thử nghiệm có mã số VILAS 028, VILAS 126, VILAS 317 cho thấy các sản phẩm được thử nghiệm đa dạng về chủng loại (bao gồm các loại đèn LED chiếu sáng trong nhà và ngoài trời); Những chỉ tiêu các sản phẩm đèn LED trình diễn được thử nghiệm là an toàn, tính năng, điện, quang, màu. Đồng thời, các chuyên gia cũng kiến nghị, sau khi phòng thử nghiệm của QUATEST 1 hoàn thành việc trang bị hệ thống thiết bị thử nghiệm quang kế góc (Goniometer) cho đèn LED, cần phải tổ chức các hoạt động thử nghiệm thành thạo, so sánh liên phòng giữa các phòng thử nghiệm VILAS để nâng cao chất lượng hoạt động thử nghiệm sản phẩm chiếu sáng LED tại Việt Nam.
Còn theo GS. TS. Phan Hồng Khôi, cố vấn cao cấp DA LED: Việc ban hành các tiêu chuẩn (TCVN), Chương trình chứng nhận chất lượng cùng với việc Lộ trình dán nhãn năng lượng, và xây dựng xong phòng thí nghiệm đo lường và kiểm chuẩn các sản phẩm chiếu sáng LED cấp quốc gia là các cơ sở pháp lý và công cụ hữu hiệu giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà sản xuất, khai thác và sử dụng, giám sát được chất lượng, thị trường không chỉ đối với các sản phẩm chiếu sáng LED sản xuất trong nước mà cả các sản phẩm nhập ngoại.

Quang Trần

Bài viết liên quan