Sáng 25-12, hội thảo du lịch 2021 với chủ đề “Du lịch Việt Nam-Phục hồi và phát triển” đã khai mạc tại Nghệ An. Hội thảo do ủy ban văn hóa, giáo dục của quốc hội chủ trì, phối hợp với bộ văn hóa, thể thao và du lịch, tỉnh Nghệ An tổ chức.

Hội thảo “Du lịch Việt Nam-Phục hồi và phát triển” được tổ chức theo hình thức trực tiếp tại thị xã Cửa Lò (Nghệ An) và kết nối trực tuyến đến 19 điểm cầu tại các tỉnh trọng điểm về du lịch trong cả nước và phát trực tiếp trên các nền tảng trực tuyến.
Dự phiên chuyên đề buổi sáng có phó chủ tịch thường trực quốc hội Trần Thanh Mẫn. Chủ nhiệm ủy ban văn hóa, giáo dục Nguyễn Đắc Vinh. Chủ nhiệm ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường Lê Quang Huy. Bí thư tỉnh ủy, chủ tịch hội đồng nhân dân, trưởng đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Nghệ An Thái Thanh Quý, lãnh đạo các bộ, cơ quan của quốc hội, lãnh đạo Nghệ An và một số tỉnh, thành phố.
Hội thảo có sự tham dự của gần 200 đại biểu là đại diện các nhà khoa học, quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp, hiệp hội, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực du lịch trong nước và quốc tế trực tiếp tại Nghệ An và trên các nền tảng trực tuyến. Do điều kiện dịch Covid -19. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp tại thị xã Cửa Lò – một trung tâm du lịch lớn của Nghệ An, đồng thời kết nối trực tuyến với 19 điểm cầu tại các tỉnh trọng điểm về du lịch trong cả nước, phát trực tiếp trên các nền tảng trực tuyến. Hội thảo diễn ra trong thời gian 1 ngày gồm 2 phiên: Chuyên đề và toàn thể.

Hội thảo du lịch 2021 được tổ chức trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã và đang tiếp tục diễn biến phức tạp, có nhiều tác động tiêu cực tới mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Trong đó, du lịch là một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Tại Việt Nam, ngành du lịch được đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm, ban hành nhiều chủ trương, chính sách để định hướng phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Sau 30 năm đổi mới, ngành du lịch đã có bước phát triển nhanh cả về quy mô và chất lượng. Đội ngũ doanh nghiệp kinh doanh du lịch, hệ thống cơ sở lưu trú du lịch ngày càng lớn mạnh. Hạ tầng du lịch được nhà nước, xã hội quan tâm đầu tư.
Trên cơ sở đó, đề xuất, kiến nghị với quốc hội, chính phủ có giải pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn, quyết định những chính sách đột phá để phục hồi và phát triển du lịch, gắn với chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội sẽ được các cấp có thẩm quyền cho ý kiến trong thời gian tới.
Đồng thời, thông qua hội thảo, ban tổ chức mong muốn các kinh nghiệm quý báu của các quốc gia trên thế giới, các địa phương, doanh nghiệp sẽ được chia sẻ và lan tỏa, thúc đẩy quá trình phục hồi và phát triển du lịch Việt Nam diễn ra nhanh, bền vững hơn.

Thứ trưởng bộ văn hóa, thể thao và du lịch Đoàn Văn Việt cho biết trong suốt 4 đợt bùng phát dịch Covid-19, các hoạt động du lịch quốc tế tại Việt Nam đóng cửa hoàn toàn, khách nước ngoài chủ yếu là các chuyên gia, khách công vụ. Du lịch nội địa hoạt động phụ thuộc vào chu kì bùng phát dịch và diễn ra hết sức cầm chừng.
Năm 2020, lượng khách quốc tế chỉ đạt 3,7 triệu lượt, giảm 80% so với năm 2019, khách nội địa đạt 56 triệu lượt, giảm 34% so với cùng kỳ năm 2019, tổng thu từ du lịch đạt 312.200 tỷ đồng, giảm 59% so với năm 2019.
Năm 2021, tình hình càng tồi tệ hơn với đợt dịch thứ 4 bùng phát mạnh trong cả nước, khiến các hoạt động kinh tế, xã hội của phần lớn tỉnh/thành phố trong cả nước đình trệ nhiều tháng, khách du lịch quốc tế chưa đón, khách du lịch nội địa tiếp tục giảm gần 30% so với cùng kỳ năm 2020.
Theo thống kê, tại Việt Nam, ngành du lịch được đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm, ban hành nhiều chủ trương, chính sách để định hướng phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Sau 30 năm đổi mới, ngành du lịch đã có bước phát triển nhanh cả về quy mô và chất lượng. Đội ngũ doanh nghiệp kinh doanh du lịch, hệ thống cơ sở lưu trú du lịch ngày càng lớn mạnh. Hạ tầng du lịch được nhà nước, xã hội quan tâm đầu tư. Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn trên thế giới. Khách du lịch quốc tế, trong nước và doanh thu từ du lịch liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP của đất nước. Du lịch đã góp phần quảng bá hình ảnh và khẳng định vị thế của Việt Nam trong quá trình phát triển, hội nhập quốc tế.

Với vị trí, vai trò và tiềm năng, lợi thế của ngành, nghị quyết đại hội XIII của đảng, nghị quyết 08-NQ/TW của bộ chính trị và chiến lược phát triển du lịch Việt Nam tới năm 2030 đã đặt ra kỳ vọng lớn cho ngành Du lịch. Tuy nhiên, trong gần 2 năm qua, do tác động của đại dịch Covid-19, du lịch Việt Nam đang phải đối mặt với những khó khăn chưa từng có. Thị trường du lịch và các hoạt động du lịch bị đứt gãy, đình trệ, làm cho toàn ngành không đạt được các chỉ tiêu, chệnh hướng quỹ đạo tăng trưởng.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang dần được kiểm soát, ngành du lịch cũng như nền kinh tế cả nước hiện đang từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn. Tuy nhiên, con đường dẫn tới sự phục hồi du lịch, thích ứng linh hoạt, an toàn với đại dịch vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức.
Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Đắc Vinh – chủ nhiệm ủy ban văn hóa, giáo dục của quốc hội nhấn mạnh: Hội thảo sẽ cung cấp bức tranh tổng thể, bao quát hơn về thực trạng của du lịch thế giới và Việt Nam dưới tác động của đại dịch Covid-19, cơ hội và thách thức đặt ra đối với du lịch Việt Nam, thảo luận về quan điểm, định hướng, giải pháp để phục hồi và phát triển du lịch trong thời gian tới.
Trên cơ sở đó, đề xuất, kiến nghị với quốc hội, chính phủ có giải pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn, quyết định những chính sách đột phá để phục hồi và phát triển du lịch, gắn với chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội sẽ được các cấp có thẩm quyền cho ý kiến trong thời gian tới. Đồng thời, thông qua hội thảo, các kinh nghiệm quý báu của các quốc gia trên thế giới, các địa phương, doanh nghiệp sẽ được chia sẻ và lan tỏa, thúc đẩy quá trình phục hồi và phát triển du lịch Việt Nam diễn ra nhanh, bền vững hơn.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Đoàn Văn Việt – thứ trưởng bộ văn hóa, thể thao và du lịch đã đưa ra định hướng, giải pháp và lộ trình phục hồi, phát triển du lịch trong bối cảnh mới. Trong đó, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp du lịch – lực lượng nòng cốt của ngành phát triển các hoạt động kinh doanh du lịch theo hướng chuyển từ trạng thái “Zero Covid” sang “thích ứng an toàn”; hỗ trợ trong việc triển khai các hoạt động du lịch đảm bảo tiêu chí an toàn, giảm các loại thuế, phí, kích cầu du lịch, hỗ trợ doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình phục hồi, cơ cấu lại doanh nghiệp du lịch trong năm 2022.
Đảm bảo an toàn phòng chống dịch trong các hoạt động du lịch, tăng cường truyền thông khôi phục niềm tin của thị trường về du lịch nội địa an toàn, hấp dẫn. Tổ chức kích hoạt tái khởi động du lịch nội địa liên tỉnh, liên vùng an toàn, linh hoạt, kết nối các điểm đến, hiệp hội du lịch, doanh nghiệp và hàng không xây dựng các chương trình du lịch trọn gói, có chất lượng, ưu đãi nhằm kích cầu du lịch. Xây dựng sản phẩm du lịch mới trước những nhu cầu thay đổi của du khách như dòng sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch xanh, các sản phẩm nghỉ dưỡng kết hợp chăm sóc sức khỏe…; cung cấp dịch vụ du lịch thông minh, tăng cường trải nghiệm bằng việc sử dụng các công nghệ tiên tiến.

Ngành du lịch tiếp tục triển khai thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong giai đoạn mới phù hợp với công văn số 10688/BYT-MT ngày 16/12/2021 của bộ y tế về phòng chống dịch đối với người nhập cảnh từ 01/01/2022 khi mở đường bay thương mại thường lệ của bộ giao thông vận tải.
Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn trên thế giới. Khách du lịch quốc tế, trong nước và doanh thu từ du lịch liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP của đất nước. Du lịch đã góp phần quảng bá hình ảnh và khẳng định vị thế của Việt Nam trong quá trình phát triển, hội nhập quốc tế.
Với vị trí, vai trò và tiềm năng, lợi thế của ngành, nghị quyết đại hội XIII của đảng, nghị quyết 08-NQ/TW của bộ chính trị và chiến lược phát triển du lịch Việt Nam tới năm 2030 đã đặt ra kỳ vọng lớn cho ngành du lịch.
Tuy nhiên, trong gần 2 năm qua, do tác động của đại dịch Covid – 19, du lịch Việt Nam đang phải đối mặt với những khó khăn chưa từng có. Thị trường du lịch và các hoạt động du lịch bị đứt gãy, đình trệ, làm cho toàn ngành không đạt được các chỉ tiêu, chệnh hướng quỹ đạo tăng trưởng.
Trong bối cảnh đại dịch Covid -19 đang dần được kiểm soát, ngành du lịch cũng như nền kinh tế cả nước hiện đang từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn. Tuy nhiên, con đường dẫn tới sự phục hồi du lịch, thích ứng linh hoạt, an toàn với đại dịch vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức.
Vừa qua, quốc hội đã tổ chức “Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021”, thảo luận các chính sách để phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội bền vững. Tiếp nối thành công của diễn đàn kinh tế Việt Nam 2021 và các hội thảo khác về lĩnh vực du lịch trong thời gian qua, hội thảo du lịch 2021 được ủy ban văn hóa, giáo dục của quốc hội cùng với bộ văn hóa, thể thao và du lịch, tỉnh Nghệ An và các bộ, ngành trung ương, địa phương phối hợp tổ chức, thảo luận, làm rõ hơn các chính sách hỗ trợ du lịch, một lĩnh vực quan trọng, có sức lan tỏa lớn trong quá trình phục hồi kinh tế, xã hội sau đại dịch.
Phát biểu khai mạc hội thảo, đồng chí Nguyễn Đắc Vinh – ủy viên ban chấp hành trung ương đảng, ủy viên ủy ban thường vụ quốc hội, chủ nhiệm ủy ban văn hóa, giáo dục của quốc hội nhấn mạnh: Hội thảo sẽ cung cấp bức tranh tổng thể, bao quát hơn về thực trạng của du lịch thế giới và Việt Nam dưới tác động của đại dịch Covid-19, cơ hội và thách thức đặt ra đối với du lịch Việt Nam, thảo luận về quan điểm, định hướng, giải pháp để phục hồi và phát triển du lịch trong thời gian tới.
Trên cơ sở đó, đề xuất, kiến nghị với quốc hội, chính phủ có giải pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn, quyết định những chính sách đột phá để phục hồi và phát triển du lịch, gắn với chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội sẽ được các cấp có thẩm quyền cho ý kiến trong thời gian tới.
Đồng thời, thông qua hội thảo, ban tổ chức mong muốn các kinh nghiệm quý báu của các quốc gia trên thế giới, các địa phương, doanh nghiệp sẽ được chia sẻ và lan tỏa, thúc đẩy quá trình phục hồi và phát triển du lịch Việt Nam diễn ra nhanh, bền vững hơn.
Nguyễn Sơn – Thái Sơn