22 C
Hanoi
Thứ Sáu, 29 Tháng Ba, 2024

Đà Nẵng, Luôn coi trọng trong đào tạo và sát hạch lái xe

Print Friendly, PDF & Email

Là trường hàng đầu về đào tạo lái xe tại Đà Nẵng, trường thường xuyên tuyển sinh các lớp học lái xe gắn máy, xe môtô và ôtô cơ giới các loại. Đặc biệt trường có trung tâm sát hạch lái xe riêng và thường xuyên liên kết với các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn TP Đà Nẵng để tổ chức các lớp học tại nhà trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất cho các học viên.

LỚP THỰC HÀNH CỦA TRƯỜNG

Luôn coi trọng lý thuyết
Trong năm qua Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Đà Nẵng đã tổ chức Hội giảng cấp cơ sở cho toàn thể giáo viên tham gia với nội dung kiểm tra kiến thức luật giao thông đường bộ và các bài trình giảng lý thuyết, thực hành lái xe trong hình và trên đường các hạng, với 100% đạt yêu cầu cũng không “ngoa”. Nhiều trung tâm khác cạnh tranh để đào tạo và sau khi sát hạch đỗ 100% cũng rất khó. Bỡi lẻ, Ban lãnh đạo và đội ngũ giáo viên luôn coi trọng môn đạo đức của người ôm “vô lăng” luôn bảo đảm ATGT, khi có tình huống, sự cố xãy ra cần phải bình tỉnh, ôn hoà để xử lý một cách kịp thời.
Bên cạnh đó Trường thường xuyên tổ chức hội thảo chuyên đề thống nhất nội dung, phương pháp thực hiện bài giảng các môn học. Qua đó tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, vừa qua trường cũng đã cử 4 giáo viên tham gia tập huấn nâng cao kỹ năng lái xe an toàn do Bộ GTVT tổ chức; 2 giáo viên tham gia lớp tập huấn kỹ năng sơ cứu TNGT do Vụ y tế Bộ GTVT tổ chức.
Trong năm qua kết quả đào tạo về hạng A1 có 3.264 học viên; A2 có 122; lái xe mô tô hạng B1 có 31; Mô tô B2 có 1312; Lái xe mô tô hạng C có 374; lái xe mô tô hạng D có 196; Lái xe mô tô hạng E có 100. Với tổng số 5.399 học viên. Số lượng học viên tốt nghiệp là 1.829 học viên. Số lượng sát hạch cấp GPLX về số lượng đăng ký dự sát hạch là 2.347, số lượng dự sát hạch 2-274; số lượng đạt 1.829, tỷ lệ 80,43%. Sát hạch lái xe mô tô số lượng đăng ký dự sát hạch 4.246; số lượng dự sát hạch 3.519; số lượng đạt là 2.737 học viên chiếm 77,77%. Riêng số lượng sát hạch cấp GPLX ô tô, mô tô năm 2018 tại Trung tấm sát hạch, trong đó số lượng ô tô dự sát hạch là 12.802 hội viên, số lượng đạt là 9.424, chiếm 73,61%; Sát hạch lái xe mô tô là 12.759, số lượng đạt 9.973 hội viên, chiếm tỷ lệ 78,16%.
Phải nói rằng, Trung tâm sát hạch lái xe trong những năm qua thực hiện tốt việc dự trữ các linh kiện để thay thế kịp thời khi có sự cố như bộ phận phát tín hiệu, cảm biến từ, đảm bảo hệ thống trang thiết bị, phương tiện hoạt động ổn định trong các kỳ sát hạch, trung tâm thường xuyên theo dõi tình trạng kỹ thuật của xe, thiết bị trên xe, tăng cường công tác kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa kịp thời, phục vụ tốt các kỳ sát hạch trong năm. Cũng trong năm qua Trung tâm nâng cấp khu nhà chờ sát hạch thực hành lái xe mô tô A1, A2. Đặc biệt nâng cấp hệ thống điện chiếu sáng sân sát hạch đảm bảo ánh sáng để phục vụ công tác ôn tập vào ban đêm.
Trao đổi về công tác giảng dạy và sát hạch, ông Bùi Thế Hiển-Trưởng phòng Đào tạo, cho biết: Trường luôn coi trọng chất lượng đào tạo cả lý thuyết và thực hành. Cụ thể cho học viên năm bắt các biển báo hiệu, hướng dẫn, biển cấm, biển nguy hiểm, cấm đậu đỗ …trên các tuyến đường trong TP Đà Nẵng, kể cả tuyến đường đèo, dốc. Đây là chương trình ngoại khoá tiếp xúc thực tế mà học viên nào cũng thích thú, say mê, chính có tiếp xúc va chạm với thực tế thì học viên mới có đúc kết kinh nghiệm. Theo ông Hiển, nếu người lái xe giỏi mà không có đạo đức của người lái xe thì tính mạng con người trước vô lăng luôn rình rập. Trái lại người có đạo đức mà tay lái kém, khi gặp sự cố không xứ lý kịp thời thì dễ xãy ra tai nạn đáng tiếc.
Năm 2019, với chức năng thực hiện nhiệm vụ đào tạo đồng thời thực hiện nhiệm vụ, chú trọng nâng cao chất lượng dạy và học môn đạo đức người lái xe và văn hoá giao thông. Bên cạnh đó Trường tổ chức hội giảng cấp cơ sở, hội thảo chuyên đề, dự giờ nâng cao chất lượng bài giảng các môn học, tiếp tục hoàn thiện việc lắp đặt thiết bị chấm điểm tự động cho 3 xe ô tô trong hình và 3 xe trên đường hoàn thành trong quý 1 năm 2019, đồng thời đảm bảo hệ thống trang thiết bị chấm tự động hoạt động ổn định theo quy chuẩn của Bộ GTVT về công tác sát hạch lái xe.

LỚP HỌC SA HÌNH

Thực hành là học cho mình
Theo ông Nguyễn Văn Sơn – Hiệu trưởng trường cho biết: “Không chạy theo số lượng, mà chúng tôi luôn chú trọng chất lượng lên hàng đầu. Với phương châm của trường là luôn đoàn kết, thân thiện, tận tình, niềm nỡ, nhưng phải nghiêm túc trong giờ lên lớp, thực hành, thầy ra thầy, trò ra trò. Bỡi ngành đào tạo lái xe mang tính đặc thù riêng, người giáo viên phải luôn chuẩn mực trong giảng dạy, luôn coi trọng đào tạo trong ứng xử văn hoá giao thông, làm thế nào cho học viên thấy được trước vô lăng và sau xe của mình đang điều khiển là những người thân, bà con của chính mình đang tham gia giao thông, do vậy mình phải cần thận hơn khi tham gia giao thông.
Ông cho rằng chất lượng người lái xe có ảnh hưởng rất lớn đối với xã hội, thêm vào đó là sự cạnh tranh của nhiều cơ sở khác trong thành phố (cả thành phố có hơn 14 cơ sở đào tạo người lái), nhà trường luôn coi trọng chất lượng đào tạo. Người lái xe, nhất là lái ô-tô là một nghề nặng nhọc, nguy hiểm. Khi xãy ra tai nạn do ô-tô gây ra thường rất nghiêm trọng, thậm chí gây chết nhiều người và thiệt hại lớn về vật chất, để lại những hậu quả nặng nề cho xã hội. Vì vậy, nhà trường nỗ lực hết mình để những người lái được học tập và thực hành, bảo đảm có tay nghề tốt nhất khi ra trường. Việc biên soạn giáo án của các giáo viên phải được thực hiện theo đúng quy định. Sau mỗi khóa học, mỗi giáo viên phải điều chỉnh cho phù hợp trên cơ sở thực tiễn giảng dạy.
Ông Sơn vui vẽ gợi nhớ lại câu chuyện, ông kể: có lần, Hội đồng sát hạch của trường (khi còn thi sa hình) đã không công nhận kết quả một học viên mặc dù không mắc lỗi khi thi, nhưng lý do mà Hội đồng đưa ra buộc học viên này phải “tâm phục, khẩu phục”. Đó là trong khi thi, học viên này đã lạng lách một cách khá điệu nghệ trên sa hình mà bánh xe không hề chạm vạch. Bị giám khảo chấm trượt, học viên này thắc mắc, giám khảo trả lời “Hội đồng đánh trượt em vì điểm đạo đức, với lý do: Ngay tại phòng thi mà em đã đi như “biểu diễn xiếc” như vậy thì khi ra đường, cách đi xe của em sẽ gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông”. Từ “tấm gương” này, các học viên đã ý thức được trách nhiệm của mình đối với xã hội khi tham gia giao thông, nên đã chăm chỉ học tập cả về chuyên môn và đạo đức người lái xe. Hằng năm, trên 90% giáo viên của trường đạt danh hiệu khá, giỏi. Đây là nền tảng cơ bản để trường nâng cao chất lượng đào tạo.
Chính điều này nhiều học viên đến lớp trong giờ học tập rất nghiêm túc, say mê lắng nghe khi thầy giảng dạy những môn đạo đức, động cơ, xử lý tình huống qua các biển hiệu, biển nguy hiểm, kỷ năng trong trường hợp xe bị hõng phải làm như thế nào, để khi ra trường không những biết lái mà biết sửa xe mỗi khi đang lưu thông trên đường gặp sự cố, đó là điều quan trọng. Nhiều học viên có cùng cảm nhận như nhau về cách dạy lý thuyết và thực hành của trường như nhau, chị Nguyễn Thị Hiền đang theo học lớp B2, nhận xet: “Chi rất thích phương pháp giảng dạy dễ hiểu, thực tế của nhà trường, thầy rất tận tậm trong gảng dạy, luôn tạo sự thân gần, đồng cảm của học trò khi mới tâp tểnh học từng biển báo, ôm vô lăng, như trong một mái nhà “Thuận Thảo”..
ông Lê Văn Trung-Giám đốc sở GTVT TP Đà Nẵng, đánh giá cao về Trường Trung học giao thông công chính: Là ngôi trường trong những năm qua trường có nhiều thành tích đáng kể, luôn đổi mới tư duy và sáng tạo trong cách giảng dạy, không chạy theo thành tích mà xao lãng trong đào tạo cũng như sát hạch, luôn đặt chữ “Tâm” lên hàng đầu. Với phương châm ”An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người, mọi nhà” , câu nói đó để luôn nhắc nhỡ người ôm tay lái là “muôn thuở”.

Nguyễn Đắc Bình

Bài viết liên quan