25 C
Hanoi
Thứ Sáu, 29 Tháng Ba, 2024

Các bến đò ngang ở ĐBSCL nơi hoạt động nơi gác chèo?

Print Friendly, PDF & Email

Theo nhận định chung, do hiểu chưa đúng Chỉ thị 16/CT-TTg,  ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về yêu cầu cách ly xã hội, để nâng cao hiệu quả phòng chống dịch bệnh Covid-19, dẫn đến tình trạng vùng ĐBSCL –  cùng là điạ hình sông nước nhưng nơi cho đò chạy, nơi gác chèo …

Cần Thơ dừng chạy đò ngang

Tuy là thành phố đô thị trực thuộc trung ương, nhưng thành phố Cần Thơ có khoảng 90 bến đò ngang, vai trò của nó được khẳng định cùng với sự hiện hữu theo năm tháng đưa khách cùng hàng hoá qua sông mỗi ngày. Nay đều tạm dừng  hoạt động từ ngày 01/4, gây không ít phiền toái cho công nhân lao động đến các khu công nghiệp (KCN) và người và qua lại giữa hai xã kề cận nhau.

Lý giải về vấn đề này, ông Lê Tiến Dũng, Giám đốc Sở GTVT thành phố  Cần Thơ, cho biết, theo thông báo 720 ban hành ngày 1/4, một số trường hợp vẫn được đi đò ngang. Cụ thể, theo thông báo này, các trường hợp công vụ, cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết và chở bệnh nhân đi cấp cứu sẽ được lưu thông. Nhưng do hiểu sai nên các chủ bến đò trên điạ bàn Cần Thơ đều ngưng hoạt động. “Trong thông báo 720 nêu rất rõ, về nguyên tắc là cấm nhưng với những trường hợp công vụ hay người dân đi mua lương thực, thực phẩm và có nhu cầu cần thiết phải đi ra ngoài  thì đò ngang vẫn được phép chở. Ở đây chỉ hạn chế vài đối tượng chứ không cấm tuyệt đối”, ông Dũng nói.

Ông Dũng cho biết thêm, do việc hiểu sai dẫn đến ngưng hoạt động hang loạt, nhưng nay đã có bến đò cù lao Tân Lộc sớm họat động trở lai, do địa bàn Cần Thơ, chỉ có cù lao Tân Lộc là người dân còn phải dựa vào đò. Hiện nay Sở GTVT và UBND quận Thốt Nốt đã thống nhất cho hai trong số năm bến hoạt động theo thông báo 720, ông Dũng thông tin.

Bến đò ngang sông Hậu nối TP. Cần Thơ và thị xã Bình Minh (tỉnh Vĩnh Long) ngưng hoạt động.

Trước đó do nhiều bến đò ngang tạm ngừng hoạt động, trong đó có các bến đò ngang qua sông Hậu, nên nhiều công nhân cư ngụ xã Tân Lược, huyện Bình Tân, thuộc tỉnh Vĩnh Long, không thể qua sông bằng đò đến làm việc tại KCN Trà Nóc, đã phải vượt cả chục cây số ngược lên cầu Cần Thơ rồi vòng trở lại với quãng đường hơn 20 km, cộng thêm thời gian qua chốt kiểm dịch mất cả tiếng đồng hồ, thay vì chỉ mất khoảng 25 phút để đến làm việc tại KCN Trà Nóc như trước đây .

Liên quan đến việc dừng hoạt động đò ngang tại huyện Phong Điền, ngày 06/4, ông Nguyễn Chí Thanh – Chánh VP UBND huyện Phong Điền cho biết, địa phương có 4 bến đò đến nay vẫn ngưng hoạt động,  trừ trường hợp đặc biệt và có lệnh của huyện và xã, các chủ đò mới phép chạy máy hoạt động. Theo ông Thanh, việc này có trở ngại trong giao thông và làm ăn của người lao động phổ thông và mua bán cần qua lại thường xuyên bằng đò. Ví dụ như từ xã Mỹ Khánh qua Xã Nhơn Nghiã chỉ cánh một con sông , hàng ngày có đò Rạch Sung và Vàm Xáng , nay nghỉ cả người dân phải đi đường vòng khá xa. Việc này lãnh đạo huyện đã có ý kiến tại buổi họp trực tuyến giữa lãnh đạo thành phố với 9 quận, huyện vào ngày 29/3 , nhưng nay vẫn còn chờ.

Bến đò chợ Bảy Ngàn tỉnh Hậu Giang ít người dân qua lại

Ông Lư Thành Đồng, Trưởng Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp (KCN&CX) Cần Thơ cho biết, các bến đò ngang gần các KCN&CX  tạm dừng hoạt động đã ảnh hưởng đến gần 1.000 công nhân của khoảng  20 doanh nghiệp tại KCN Trà Nóc 1, 2 và Hưng Phú. Trước thực tế này các doanh nghiệp đã kiến nghị cho các bến đò hoạt động trở lại vì công nhân từ Vĩnh Long, Đồng Tháp đi qua đường vòng trễ giờ, ảnh hưởng đến sản xuất và tốn kém thời gian và tiền xăng dầu. “Tôi đã  đề nghị thành phố Cần Thơ sớm  cho phép bến đò hoạt động trở lại,  phòng ngừa bệnh dịch Covid-19 có thể yêu cầu công nhân khai báo y tế, chở không quá 50%, giữ khoảng cách 2 mét”  ông Đồng nói.

Trước thực tế phát sinh, và tránh việc hiểu chưa đúng Chỉ thị 16/TTg, và thông báo của ngành, dẫn đến trở ngai trong giao thông đi lại gây tốn kém cho người dân và công nhân lao động,  trả lời qua điện thoại vào chiều ngày 06/4, ông Lê Tiến Dũng – Giám đốc Sở GTVT thành phố Cần Thơ cho biết, một hai ngày tới thành phố Cần Thơ sẽ có văn bản cụ thể về việc này, chắc chắn là sẽ cho hoạt động trở lại với tất cả các bến đò ngang, nhưng phải đảm bảo cao công tác an toàn phòng dịch bệnh Covid-19, ông Dũng Khẳng định.

Hậu Giang sông nước không thể vắng đò

Vi hành về tỉnh tỉnh Hậu Giang, liền kề với Cần Thơ vào ngày Chủ nhật 05/4, cảnh thanh bình với các bến đò ngang vẫn hoạt động bình thường, không có bến nào phải ngưng nghỉ. Riêng với việc phải mang khẩu trang phòng dịch Covid-19  được khách qua sông tuân thủ và chấp hành rất tốt.

Theo ghi nhận của phóng viên anhsangvacuocsong.vn, tại bến đò Tám Ngàn và bến đò chợ Bảy Ngàn là 02 bến đò ngang sông xáng Xà No, thuộc điạ phận Thị trấn Bảy Ngàn của huyện Châu Thành A, tỉnh hậu Giang. Trong sự quyết tâm chung phòng dịch bệnh Covid -19, nhịp sống thanh bình của vùng quê không hề có sự sáo trộn vì ngăn sông cách trở, được thể hiện rõ là những người có nhu cầu quau lại làm ăn, mua sắm thậm chí là đi tảo mộ trong tiết Thanh minh vẫn diễn ra bình thường. Còn chủ đò ngang sông vẫn cần mẫn phục vụ, dù ít hay nhiều khách lại qua, với cước phí qua đò cả người và xe hai bánh là 2.000đ/lượt, nhưng chủ đò cứ đều đặn lái con đò đi qua đị lại giữa hai bờ sông Xáng.

Bến đò Tám Ngàn rất ít người qua lại và người dân tuân thủ đeo khẩu trang

Liên lạc qua điện thoại với ông Lê Thanh Việt, Phó Giám đốc Sở GTVT tỉnh Hậu Giang vào đầu giờ chiều ngày 06/4, ông Việt cho hay toàn tỉnh Hậu Giang có hơn 100 bến đò ngang sông, các ngày qua không có bến nào phải ngưng nghỉ do liên quan đến phòng chống dịch bệnh Covid. Nhưng khách khá vắng vẻ so với trước ngày 01/4. Nhằm thực hiện tốt Chỉ thị 16/TTg, Sở GTVT Hậu Giang được lãnh đạo tỉnh chỉ đạo phối hợp tốt với cơ quan chức năng, gia tăng phối hợp phòng chống dịch bệnh Covid-19, đi đôi với đảm bảo giao thông thông suốt, ông Việt khẳng định.

Trường Ca

Bài viết liên quan