Sông xanh có chiếc thuyền bơi
Thủy triều lên xuống – bên đời ngược xuôi
Thuyền ơi bến nhớ không nguôi
Khi còn – khi mất thuyền xuôi giữa dòng …
Thuyền chờ trăng hiện trên sông
Ai đi có thấy trăng không bên trời
Sông xanh có chiếc thuyền bơi
Trăng vừa mới hiện- giữa trời sông trăng…
“Sông trăng” bài thơ của Nhà thơ Hoàng Quang Thuận có tám câu.
Như một bức tranh thủy mặc. Dòng sông, Con thuyền, Ánh trăng. Ba chủ thể, cũng là ba khách thể, hòa quyện và tạo nên một bức tranh –thơ thủy mặc đẹp tựa khói sương, ngỡ như một giấc mơ, ảo ảnh. Vừa nhận ra mà lại lo âu chẳng may lỡ bức tranh mơ này biến mất.

Bức tranh không có chi tiết nói về con người. Nhưng cảm xúc của con người chi phối lên tất cả. Chi phối lên không gian trải rộng bao la chỉ có ánh trăng và trời mây sông nước. Không có tiếng mái chèo khua vào sóng nước. Nhưng người đọc nhận ra trái tim đã xao động bởi tiếng vọng của thanh âm đất trời tinh tế, ngân rung, ai đó muốn cảm nhận lắng nghe phải có sự cộng hưởng của trái tim-bức tranh thủy mặc của thiên nhiên qua những nét mô tả chấm phá của nhà thơ.
Bài thơ mang âm hưởng của thiền. Đi qua tiếng sóng, cảm nhận được cái tĩnh thẳm sâu-cái tĩnh lặng giữa muôn vàn thanh âm của đất trời vọng lại. Muốn cảm nhận được tiếng thanh âm của vũ trụ, con người phải biết sống hòa cùng vũ trụ, thượng tôn vũ trụ và kiếp nhân sinh –trong đó vẻ đẹp của đất trời, chúng sinh luôn được tôn vinh, chào đón.
Nhiều nhà thơ viết về vẻ đẹp của thiên nhiên. Nhưng lăng kính của nhà thơ, bức tranh thủy mặc ngập tràn ánh trăng này đã ẩn chứa, cất dấu những bí ẩn và huyền thoại về những câu chuyện chưa bao giờ dứt.
Vì vậy, con thuyền cứ trôi, dòng nước cứ chảy, ánh trăng cứ lơi lả, ắp đầy thuyền. Ánh trăng mang theo sợi tơ lòng khi nó hòa vào sông nước mênh mang như chính nó vậy.
Thiết nghĩ, nhà thơ Hoàng Quang Thuận đã đặt chân lên con thuyền chở đầy ánh trăng lấp loáng trên sông. Và cũng từ đây, ông mở lòng thu được tất cả thanh âm của cái đẹp của thiên nhiên, của thơ…để rồi bốn bề man mác sông trăng.
Ngỡ mờ ảo sương khói, nhưng cảm xúc của chúng ta lại rất thật. Đó là khi giằng níu cái đẹp, nhưng khi lại buông thả trong mơ…
Bởi vậy ,bức tranh thủy mặc bằng thơ này của thi sĩ khiến người đọc bất ngờ, như chính mình tự mở cửa vào chốn bồng lai hư thực ấy. Bài thơ, vì thế một lần nữa giát ánh vàng vào con chữ, để cùng ánh trăng mê mải, mãi bên đời.
Giáo sư, Viện sĩ Hoàng Quang Thuận- Nhà khoa học mang vẻ đẹp hồn thơ![]() GS.VS Hoàng Quang Thuận là một nhà khoa học có uy tín cả trong và ngoài nước với nhiều công trình nghiên cứu được đánh giá cao và được áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn. Ông là một người đa tài, không chỉ giàu tư duy và ý tưởng khoa học, mà còn giàu cảm xúc văn hóa, tạo nên một đời sống tinh thần phong phú cho bản thân và sự cống hiến đa dạng cho cộng đồng xã hội. Những đóng góp tích cực của ông đã góp phần tạo nên mảng sáng đáng tự hào của một lĩnh vực đòi hỏi rất nhiều trí tuệ và tâm huyết – lĩnh vực nghiên cứu khoa học. ![]() Là viện trưởng Viện Công nghệ viễn thông thuộc Viện hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam, GS.VS Hoàng Quang Thuận đồng thời được bầu vào Hội đồng Giáo sư Đại học Kỷ lục Thế giới (WRU) và Viện sĩ chính thức Viện hàn lâm Khoa học sáng tạo Thế giới (WCSA) – một viện gồm có 28 quốc gia thành viên, trong đó có cả những cường quốc về khoa học công nghệ như Nga, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ… Ông cũng là nhà khoa học Việt Nam đầu tiên nhận Bằng Viện sĩ của Viện WCSA… Đó là niềm tự hào không chỉ của riêng ông, mà của cả giới khoa học nước nhà. |
Song Ngư