Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được triển khai trên địa bàn tỉnh Quảng Trị từ năm 2018. Giai đoạn 2018 – 2020, tỉnh Quảng Trị có 50 tổ chức, cá nhân với 78 sản phẩm tham gia đăng ký thực hiện chương trình; có 53 sản phẩm của 36 chủ thể tham gia đánh giá, phân hạng cấp tỉnh, trong đó có 7 sản phẩm đạt 4 sao và 46 sản phẩm đạt 3 sao. Năm 2021 chương trinh OCOP được tiếp tục nhân rộng và đi vào chiều sâu.

Bước đầu đạt được những kết quả khả quan là do lãnh đạo tỉnh Quảng Trị quyết liệt triển khai thực hiện chương trình; để nâng cấp, hoàn thiện và phát triển sản phẩm thì ngoài các giải pháp nâng cao năng lực cho chủ thể, tỉnh đã chủ động bố trí nguồn kinh phí để hỗ trợ các chủ thể đổi mới, nâng cấp công nghệ, máy móc, hỗ trợ công bố chất lượng, chứng nhận chất lượng; hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu… Đồng thời quan tâm hỗ trợ xây dựng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói để sản phẩm hàng hoá đảm bảo tiêu chuẩn lưu thông trên thị trường.
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Quảng Trị được triển khai một cách đồng bộ từ cấp tỉnh đến cơ sở. Mục tiêu là cũng cố, nâng cấp các sản phẫm chủ lực có thế mạnh, sản phẩm đặc sản của địa phương; phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh; tái cơ cấu về tổ chức, nhà xưởng, quy trình sản xuất, hoàn thiện sản phẩm và xúc tiến thương mại, nâng cao năng lực các nhân sự chủ chốt của các tổ chức sản xuất, kinh doanh tham gia.

Điểm sáng của chương trình OCOP tại Cam Lộ.
Huyện Cam lộ là huyện Nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Quảng Trị cũng đơn vị nổi bật với nhiều sản phẩm OCOP được thị trường trong và ngoài nước chấp nhận, trong đó phải nói đến sản phẩm thực phẩm chức năng Cà gai leo của cơ sở sản xuất An Xuân với công dụng hỗ trợ giải độc rượu ảnh hưởng đến gan và hỗ trợ điều trị viên gan b sản phẩm được phân phối khắp cả nước, cao lá vằng , cao An Xoa sản xuất tại làng nghề cao dược liệu Định Sơn và các loại thực phẩm sạch như Dầu lạc, tinh bột nghệ, hạt tiêu, gà Cùa…
Đầu năm 2021 thông qua một doanh nghiệp xuất khẩu ở TP Hồ Chí Minh, làng nghề cao dược liệu Định Sơn đã xuất 1 tấn cao An Xoa sang thị trường Mỹ,thu về hơn 70 nghìn đô la Mỹ, đây là lần đầu tiên sản phẩm của một làng nghề nhỏ trong chân núi Cùa được bạn hàng ở Mỹ xa xôi bên kia Thái Bình Dương ưa chuộng, sản phẩm này được trồng trên vùng đất đỏ ba zan, không dùng phân bón và thuốc trừ sâu, nó có chức năng giải độc cao cho gan và hỗ trợ điều trị các loại bênh viêm gan.

Sản phẩm đạt chất lượng, nên làng nghề đã ký được hợp đồng dài hạn,tiếp tục trong tháng 6 này, làng nghề sẽ xuất tiếp lô an xoa thứ hai sang Mỹ, từ kết quả thu hái dược liệu tự nhiên, đến nay Làng nghề cao dược liệu Định An đã trồng được 3,5 ha cây an xoa và trong năm tới huyện Cam lộ sẽ hỗ trợ đất để làng nghề trồng thêm 50 ha , nâng cao sản lượng xuất khẩu ra nước ngoài và tạo công ăn việc làm cho xã viên.
Trao đổi với anh Trần Anh Tuấn chủ tịch UBND huyện Cam Lộ (Quảng Trị): lịch sử huyện Cam lộ có truyền thống buôn bán với Lào, Thái Lan từ thế kỷ 19, phát huy truyền thống đó huyện chúng tôi sẽ xây dựng nhiều loại sản phẩm phong phú, từ nông sản, đến dược liệu thành hàng hóa có giá trị cao, chất lượng cao phân phối vào thị trường trong và ngoài nước.
Từ đó đến nay trên thương trường được nhiều người biết đến và ưa chuộng sản phẩm OCOP. Sau hơn 2 năm thực hiện, chương trình được tổ chức triển khai rộng khắp trên phạm vi cả nước, đã có 38 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức đánh giá, phân hạng cho 1.823 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao và 4 sao, bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định, phát huy được nhiều sản phẩm lợi thế của địa phương, vai trò cộng đồng được nâng cao, đồng thời thúc đẩy sản xuất theo chuỗi giá trị, khởi nghiệp sáng tạo, thúc đẩy kinh tế hộ gia đình và kinh tế nông thôn.
Hiện nay, căn cứ Quyết định số 1048/QĐ-TTg; Quyết định số 781/QĐ-TTg, đã có 28 sản phẩm tiềm năng đạt 5 sao được các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị Bộ NN-PTNT đánh giá, phân hạng. Các địa phương đang trông chờ công tác đánh giá, chấm điểm các sản phẩm OCOP với nhiều mong muốn khác nhau.
Tuy nhiên chúng ta cần phải cẩn thận đánh giá đúng chất lượng sản phẩm thì mới tạo dựng được uy tín. Nếu bị cuốn theo áp lực từ các nơi thì ta sẽ không đáp ứng được lòng mong mỏi của những người thực sự muốn phát triển thị trường OCOP”, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam nhấn mạnh.
Văn Hanh