17 C
Hanoi
Thứ Ba, 19 Tháng Ba, 2024

Ký sự Đông Giang: Thắp sáng ước mơ của cậu bé người đồng bào Cơ Tu – PơLoong Đạt (Bài 1)

Print Friendly, PDF & Email

Đó là lời tâm sự của một em học sinh trường tiểu học Ating (xã Ating, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam) chia sẻ. Cha bỏ đi từ lúc em chỉ mới 5 tuổi, trong khi mẹ đang bị suy thận nặng, cuộc sống của một gia đình 4 người chỉ trông cậy vào những gánh củi mà lúc mẹ em khỏe có thể đi nhặt được trên những cánh đồi. Từ bé, PơLoong Đạt (lớp 3/2 trường tiểu học Ating) đã phải cán đán công việc nhà như một trụ cột trong nhà. Tuy vậy nhưng Đạt luôn được thành tích tốt trong học tập và được mọi người yêu quý.

Những hình ảnh ấm áp của những em học sinh người đồng bào Cơ Tu đang thử những bộ quần áo từ dưới miền xuôi mang lên

Trong đợt công tác lên những huyện núi tỉnh Quảng Nam vào tháng 2 vừa qua, tôi có cơ hội thăm những em học sinh trường tiểu học Ating (xã Ating, huyện Đông Giang), ấn tượng với tôi nhất tới từ cậu bé người đồng bào Cơ Tu có cái tên rất lạ ‘PơLoong Đạt’. Dù chỉ mới 8 tuổi nhưng những gì em ấy phải trải qua, có lẽ đối với nhiều người dù sống nửa đời người vẫn không thể vượt qua những bi kịch đó.

Nhìn vẻ ngoài sạch sẽ và một học lực tốt, không ai nghĩ PơLoong Đạt (8 tuổi) xuất thân từ một gia đình với nhiều sóng gió

Thực ra tôi được biết về em qua lời kể của thầy Lưu Lạc Sơn (giáo viên trường tiểu học Ating), lúc đó tôi có đặt câu hỏi về những hoàn cảnh của các em học sinh vùng cao. Thầy cũng chia sẻ những khó khăn, vất vả của các em học sinh nhưng trong lời kể đó nhiều lần thầy lại nhấn mạnh đối với những hoàn cảnh khó khăn đều có tên một em học sinh tên là “Đạt”. Tôi tò mò hỏi về em “Đạt” đó thì thầy Sơn cũng kể cho tôi đôi phần về gia đình và hoàn cảnh của em một cách rất tận tình.

Thầy Lưu Lạc Sơn – Tổng Phụ trách đội trường Tiểu học Ating (xã Ating, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam)

Thầy Sơn có kể cho chúng tôi rằng bố của em Đạt đã rời bỏ gia đình lúc em vừa chỉ mới 4 tuổi, thời điểm đó mẹ em đã bị suy thận nặng từ và không có khả năng lao động. Ngày ấy bố của em vẫn còn bồng bột chỉ nghe theo những lời xúi dục của mấy thanh niên trong bản đi uống rượu. Gia sản mẹ em tích góp cả thanh xuân cũng vì vậy mà đốt cho con ‘ma men’ đó, nghe lời những người hàng xóm kể lại: “Cứ hễ nó đi uống rượu về thì nó lại đánh con Bót (mẹ của Đạt) ghê lắm. Đánh người khỏe còn không chịu được chứ không nói gì tới đứa bệnh như nó. Mà gần như ngày nào con đó cũng được chồng chăm sóc bằng những trận đòn roi”. Cứ như vậy trôi qua nhiều năm thì người đàn ông tệ bạc đó lại đi theo người phụ nữ khác mà theo nhiều người khoán nhau rằng “con đó có của” để thằng này uống rượu.

Tuy gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống nhưng PơLoong Đạt luôn giữ cho mình tinh thần lạc quan, yêu đời và luôn nỗ lực học tập thật tốt

Từ cái ngày người đàn ông đó bỏ mấy mẹ con, từng bữa ăn của cả nhà chỉ trông đợi vào những bó củi khi người mẹ cố gắng nén những cơn đau để nhặt về bán lấy ít tiền mua gạo cho các em, đó là nguồn thực phẩm chính bởi lẽ những món ăn kèm với cháo đơn giản là những bó rau ‘dớn’, những con cá được hàng xóm họ thương thì họ đem cho, chứ còn lại thì không có gì hơn.

Nghe được câu chuyện đó, tôi lại muốn đi gặp ngay em Đạt để chứng thực về hoàn cảnh đó, để nếu có khó khăn thì mình cũng sẽ có thể huy động trước mắt được một điều gì đó động viên cho em tiếp tục học tập, cũng như để giảm sức nặng từ những bó củi mà mẹ em đang gánh trên vai mỗi ngày.

Chiến Thắng

Bài viết liên quan