(anhsangonline.vn) – Trong quá trình thanh lý diện tích đất dôi dư do san lấp dòng sông cụt Hòa Bình, người dân đã có nhiều ý kiến bước xúc xoay quanh quy trình thanh lý của chính quyền địa phương. Liên quan đến việc trên, Anhsangonline.vn tiếp nhận đơn của ông Phạm Văn Mạnh ở Đội 8, xã Trung Nghĩa, Thành phố Hưng Yên, Tỉnh Hưng Yên kiến nghị cơ quan báo chí xác minh quy trình thanh lý phần đất dôi dư của UBND Xã Trung Nghĩa do gia đình ông vượt lập, san lấp.
![]() ![]() Đơn của ông Mạnh gửi các cơ quan chức năng và báo chí |
Cuối năm 2013, UBND xã Trung Nghĩa đã tiến hành họp các hộ dân và thông báo sẽ bán thanh lý cho các hộ dân với phần đất của các hộ dân đã tự ý vượt lập và san lấp ra sông cụt (đất dôi dư), nhưng các hộ đến họp đều không đồng ý bởi giá thanh lý cao 3.150.000đ/m2 (ba triệu một trăm năm mươi nghìn). Hiện 23 hộ dân có phần đất dôi dư do san lấp dòng sông Cụt đã sử dụng ổn định lâu dài, không ai tranh chấp và khiếu kiện. Gia đình ông Mạnh đã làm đơn gửi tới UBND xã và cán bộ địa chính xã Trung Nghĩa đề nghị được ưu tiên mua thanh lý toàn bộ diện tích 8m chiều dài sông cụt Hòa Bình mà gia đình đã san lấp từ năm 1993, nhiều lần làm đơn gửi UBND và địa chính xã Trung Nghĩa , nhưng gia đình ông đều không được giải quyết. Sang năm 2014 xã thông báo bán đất dôi dư nhưng lại lấy diện tích đất của gia đình ông Mạnh đã san lấp và đang sử dụng bán cho ông Phạm Văn Dũng.
Để tìm hiểu vụ việc, phóng viên Tạp chí Ánh sáng & Cuộc sống đã đặt lịch và làm việc với UBND xã Trung Nghĩa về những vấn đề bạn đọc phản ánh theo đơn. Ngày 07/03/2016 phóng viên đã có buổi làm việc với ông Thiệp – Chủ tịch UBND và ông Thụy cán bộ địa chính xã Trung Nghĩa, ông Thiệp giao cho ông Thụy cán bộ địa chính xã trả lời các nội dung mà bên phía phóng viên đưa ra (với lý do ông Thiệp mới tiếp nhận vị trí chủ tịch UBND xã). Nội dung Ông Thụy trao đổi với phóng viên: Sau khi nhận được đơn của ông Mạnh đề nghị thì xã đã mời 2 gia đình ông Dũng và ông Mạnh lên để làm việc, yêu cầu xuất trình những giấy tờ, biên bản liên quan đến việc san lấp sử dụng phần đất dôi dư ( diện tích san lấp dòng sông Cụt), nhưng cả gia đình ông Mạnh và ông Dũng đều không xuất trình giấy tờ chứng minh là người có công san lấp. Theo ông Thụy, thì nguồn gốc đất mà cả ông Mạnh, ông Dũng đang ở có phần đất dôi dư do san lấp dòng sông cụt (8m chiều dài) là của ông Phạm Văn Cối (bố đẻ của ông Mạnh và ông Dũng). Nhưng khi phóng viên hỏi đến biên bản chứng minh ông Phạm Văn Cối đã san lấp phần diện tích lấn ra sông cụt bị nộp phạt (liên quan đến phần đất san lấp sông cụt như trong đơn đã nêu) thì phía UBND xã lại chỉ cung cấp cho phóng viên tờ giấy pho to giấy báo của UBND xã Trung Nghĩa đề ngày 8/10/2003 gửi cho ông Phạm Văn Cối mời ra văn phòng UBND xã vào 7h30 ngày 10/10/2003 để giải quyết việc xử lý vi phạm đất sông cụt, chứ không cung cấp biên lai thu tiền phạt. Như vậy, việc này cũng chưa chứng minh được ông Phạm Văn Cối là người đã san lấp phần đất lấn ra sông cụt nằm ở phía đằng sau mảnh đất đứng tên ông ( hiện tại là mảnh đất mang tên 2 ông Mạnh và Dũng).
Ngoài ra, trao đổi với phóng viên ông Thụy còn cho biết thêm hiện mảnh đất ông Phạm Văn Dũng đang ở đã được cấp sổ đỏ, tức Giấy Chứng nhận Quyền sử dụng đất (GCN) bao gồm cả phần đất lấn chiếm sông cụt (4m chạy dài) mua thanh lý của xã được cho là có phần đất ông Phạm Văn Mạnh có công san lấp và đang xin được mua ưu tiên ( theo đơn của ông Mạnh).
Như vậy, liệu quy trình xét duyệt mua thanh lý phần đất lấn chiếm sông cụt của UBND xã với các hộ có đất san lấp, đặc biệt là phần đất đã được xã thanh lý hiện nằm trong sô đỏ của ông Phạm Văn Dũng đã được làm đúng hay chưa, trong khi vẫn có sự tranh chấp, người dân vẫn có ý kiến đơn thư gửi tới các cơ quan chức năng và báo chí. Bên cạnh đó cũng cần phải xem xét lại quy trình xét duyệt cấp sổ đỏ cho gia đình ông Phạm Văn Dũng có đúng với thủ tục trình tự pháp luật quy định hay không? (vì trong sổ đỏ của ông Dũng bao gồm cả phần đất 4m chạy dài sông cụt mua thanh lý nằm trong phần đất 8m chạy dài mà gia đình ông Mạnh đang cho là gia đình ông có công san lấp vượt lập từ năm 1993 (theo đơn). Nhưng tại sao năm 2014 lại cấp GCN cho gia đình ông Dũng phần diện tích trên trong khi đó gia đình ông Mạnh vượt lập và đang sử dụng ổn định từ đó đến nay (và cũng đã có đơn xin mua ưu tiên). Liệu UBND xã Trung Nghĩa có gì mờ ám, khuất tất trong việc xét duyệt để được nộp tiền sử dụng phần đất dôi dư như đã nêu ở trên không? Đề nghị các cơ quan chức năng của Thành phố và Tỉnh Hưng Yên vào cuộc xác minh, giải quyết để đưa ra câu trả lời thỏa đáng với quyền lợi của công dân, tránh việc đơn thư khiếu kiện kéo dài. Tạp chí Ánh sáng & Cuộc sống sẽ tiếp tục tìm hiểu và thông tin tới bạn đọc trong thời gian sớm nhất.