26 C
Hanoi
Thứ Hai, 19 Tháng 5, 2025

Tuần lễ Năng lượng tái tạo Việt Nam

Tuần lễ Năng lượng tái tạo Việt Nam lần thứ 4 do Liên minh năng lượng bền vững Việt Nam (VSEA) với cơ quan điều phối là Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh phối hợp cùng các đối tác tổ chức ở nhiều địa phương, từ ngày 17 đến 20/9/2019.
Chương trình tạo diễn đàn cho các bên liên quan đối thoại nhằm ghi nhận các bài học thành công và tìm ra các giải pháp tháo gỡ những khó khăn để thúc đẩy công cuộc chuyển dịch năng lượng bền vững tại Việt Nam. Đồng thời cập nhật các chính sách và cơ chế hỗ trợ, chia sẻ các bài học kinh nghiệm trong quá trình chuyển dịch năng lượng của một số quốc gia trên thế giới; trao đổi về đồng lợi ích và những tác động đi kèm từ việc phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam; cập nhật và lan tỏa thông tin tới công chúng về các ứng dụng và những lợi ích của năng lượng tái tạo.

Quang cảnh hội thảo sáng 17/9 ở Hà Nội

Tại Hà Nội, diễn ra từ ngày 17-18/9 với nhiều chủ đề: Chuyển dịch năng lượng tái tạo, kinh nghiệm quốc tế và thực trạng, tương lai nào cho Việt Nam? Huy động đồng lợi ích của các giải pháp giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu từ năng lượng tái tạo; Tìm nguồn tài chính xanh.
Ở tỉnh An Giang diễn ra ngày 20/9 với hội thảo “Chuyển dịch năng lượng bền vững: cơ hội và thách thức với ĐBSCL”, cập nhật xu thế chuyển dịch năng lượng cơ hội và thách thức của quốc tế và địa phương, chia sẻ các sáng kiến/giải pháp tại địa phương. Tại ĐBSCL, tỉnh Bạc Liêu đang nổi lên là một điển hình chọn năng lượng sạch làm trụ cột đi lên khi mạnh dạn đề nghị Chính phủ bỏ một dự án nhiệt điện than, ưu tiên điện gió và năng lượng mặt trời nhằm bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển ngành tôm.
Tuần lễ Năng lượng tái tạo Việt Nam hưởng ứng và góp phần thực hiện các chính sách của Chính phủ về phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam, tổ chức lần đầu vào năm 2016. Chương trình đã trở thành diễn đàn thường niên cho các bên liên quan cùng thảo luận về mối quan tâm, ý tưởng và đề xuất giải pháp đóng góp cho lộ trình chuyển dịch năng lượng bền vững tại Việt Nam.

Các diễn giả tham gia Tuần lễ Năng lượng tái tạo
Các diễn giả tham gia Tuần lễ Năng lượng tái tạo
Các diễn giả tham gia Tuần lễ Năng lượng tái tạo

Năng lượng tái tạo đã và đang trở thành nguồn cung cấp điện tối ưu và mũi nhọn của chuyển dịch năng lượng toàn cầu. Tính đến tháng 4/2019, năng lượng tái tạo chiếm 1/3 công suất điện toàn cầu. Ở Việt Nam, 5% tổng nguồn điện quốc gia được cung cấp bằng năng lượng tái tạo, con số này dự đoán sẽ tăng lên 7% vào năm 2020 và 10% vào năm 2030 theo Quy hoạch Điện VII của Chính phủ. Việt Nam có tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo, có thể đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông thôn, tạo ra nguồn thu nhập mới cho nông dân và giúp hiện đại hóa các phương pháp canh tác. Ngoài ra, nguồn năng lượng tái tạo nội địa có thể giúp Việt Nam tự chủ hơn về năng lượng và ít bị tác động bởi các biến động giá than, khí đốt và dầu trên thị trường thế giới. Nó sẽ làm giảm chi phí nhập khẩu của quốc gia về dài hạn, củng cố nền kinh tế và giảm phát thải cho Việt Nam, từ đó cải thiện sức khỏe con người và phúc lợi chung.
Hiện nay, cả thế giới đang trải quá quá trình chuyển dịch từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo nhằm ứng phó với các ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu. Việt Nam cũng đang chứng kiến sự phát triển vượt bậc của các nguồn năng lượng này, đặc biệt là năng lượng mặt trời nhờ những chính sách hỗ trợ hiệu quả từ Chính phủ. Tuy nhiên quá chuyển dịch năng lượng đã và đang gặp phải nhiều thách thức. 2019 là năm các nguồn năng lượng tái tạo đã phát triển mạnh mẽ, tăng thị phần nhanh chóng trong tổng cơ cấu nguồn điện của cả nước, tuy nhiên sự phát triển này đã gặp phải những mâu thuẫn nổi lên xung quanh các vấn đề về hạ tầng lưới điện, nguồn đất sử dụng, nguồn lao động và các nguồn tài chính. Tất cả đang cần được thảo luận, tập trung tháo gỡ.

NGỌC DUYÊN

Bài viết liên quan

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM NHIỀU NHẤT