Tòa soạn đã nhận được thư phản ánh của bà con xã Gia Lâm, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng về tình trạng ô nhiễm nguồn nước, mùi hôi thối chất thải của trang trại heo, cơ sở tái chế rác thải, chế biến cà phê, lò than xả thải trực tiếp ra môi trường, cùng với khói, bụi từ xe chở vật liệu xây dựng của mỏ đá Dương Phát và dư chấn những lần nổ mìn khai thác đá, đã ảnh hưởng hàng ngày đến sức khỏe, đời sống của người dân trong khu vực.

Nhiều năm nay, người dân thôn 1, xã Gia Lâm, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng phải sống trong cảnh dở khóc, dở cười khi phải sống chung với tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ nước thải của trang trại heo, xưởng chế biến cà phê, xưởng tái chế rác thảinhựa, cũng như tiếng ồn và khói bụi mù mịt của những đoàn xe chở VLXD đá từ mỏ đá Dương Phát.


Theo phản ánh của người dân nơi đây, PV đã có mặt vàghi nhận về tình trạng ô nhiễm môi trường. Trang trại heo của hộ dân Huỳnh Văn Trận với quy mô 3000 con heo thịt chưa có hồ sơ pháp lý về môi trường nhưng vẫn hoạt động, ngày đêm xả các chất thải trực tiếp ra môi trường.
Bà N.T.L thôn 1, xã Gia Lâm, huyện Lâm Hà buồn bã nói: “Chúng tôi đã phản ánh nhiều lắm về tình trạng hôi thối, ô nhiễm ra môi trường, nhiều gia đình bị phát bệnh hô hấp, tiêu chảy do nước sinh hoạt bị ngấm từ chất thải, UBND xã Gia Lâm đã nhiều lần cử lực lượng chức năng xuống kiểm tra, nhưng rồi đâu cũng vào đấy, tình trạng xã thải vẫn diễn ra hàng ngày. Cá canh có cách nào giúp dân với, chứ chúng tôi khổ lắm rồi. Thôn 1, xã Gia Lâm với 150 hộ dân nhưng các doanh nghiệp cứ xả thải kiểu này thì nguồn nước sạchđâu mà dùng, bệnh rồi ung thư hết cả thôi.”


Còn theo anh N.V.C đang sinh sống cạnh Mỏ đá Dương Phát bất lực “ mỗi lần Mỏ đá Dương Phát nổ mìn, nhà chúng tôi rung lên bần bật, dư chấn khiến nhà chúng tôi nứt, nẻ hết. Nhà tôi mới làm công trình phụ với nhà bếp 300 triệu đồng, nay nứt hết. Nhiều lần phản ánh lên chính quyền và giám đốc nhà máy nhưng không thấy bất cứ động thái nào nhằm chấn chỉnh tình trạng trên. Mặt khác, với ít vườn trồng dâu tằm nằm ngay cạnh đường di chuyển của những xe chở vật liệu của Mỏ đá Dương Phát bị còi cọc, không phát triển, không đủ tiêu chuẩn nuôi tằm do bụi đá phủ kín, những năm qua chúng tôi không thể canh tác nâng cao cuộc sống được.”
Tìm hiểu, trao đổi với các chủ cơ sở Doanh nghiệp trên địa bàn, Bà Loan – chủ cơ sở chế biến cà phê Hùng Loan cho biết: “cơ sở ngừng hoạt động 3 năm nay do tình hình COVID – 19, với giá nông sản quá thấp. Mới hoạt động trở lại thời gian gần đây nên còn nhiều sơ suất, cơ sở có khắc phục nhưng chưa triệt để. Thời gian tới cơ sở sẽ cố gắng khắc phục dần dần.”


Trao đổi với ông Nguyễn Hồng Kỳ – Chủ tịch UBND xã Gia Lâm, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. Ông Kỳ chia sẻ: chúng tôi chưa nhận bất cứ phản ánh nào từ người dân nơi đây về tình trạng ô nhiễm của trang trại heo của hộ dân Huỳnh Văn Trận. Tuy nhiên, từ sự phản ánh của PV, chúng tôi sẽ cho lực lượng kiểm tra. Nếu có tình trạng ô nhiễm khi quan sát bằng mắt thường thìchúng tôi sẽ báo cáo lên cấp trên để có hướng xử lý, cũng như hướng dẫn chủ trang trại hoàn thiện thủ tục pháp lý về môi trường.
Tại khu vực mỏ đá, theo ghi nhận của PV, tình trạng ô nhiễm do xe chở đá trong quá trình di chuyển là đúng theo phản ánh của người dân. Bên cạnh đó, những xe chở đá từ Mỏ đá Dương Phát hiện tượng quá tải, quá khổ gây lún, nứt, tạo ổ trâu, ổ gà cày nát, phá vỡ kết cấu đường dân sinh tại thôn 1, xã Gia Lâm.

Tòa soạn xin gửi các nội dung trên tới chính quyền xã Gia Lâm, UBND huyện Lâm Hà, Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng kiểm tra, giám sát, xử lý và trả lời với người dân về các hoạt động của những doanh nghiệp trên. Nhằm sớm đảm bảo tình hình An ninh Trật tự – An Toàn Giao Thông và môi trường không ô nhiểm, đảm bảo đờisống của người dân xã Gia Lâm, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.
TIẾN ĐẠT