26.7 C
Hanoi
Thứ Ba, 13 Tháng 5, 2025

Huyện Nghi Xuân đơn vị xuất sắc dẫn đầu toàn tỉnh Hà Tĩnh phát triển kinh tế xã hội

Trung ương, tỉnh ban hành nhiều chủ trương, nghị quyết trên các lĩnh vực.  Huyện Nghi Xuân – Tĩnh Hà Tĩnh được tỉnh xác định là trung tâm kinh tế – văn hóa phía bắc và phê duyệt Đề án huyện đạt chuẩn nông thôn mới nên có sự quan tâm chỉ đạo, tập trung đầu tư nguồn lực. Đảng bộ và Nhân dân đoàn kết, thống nhất, có khát vọng cống hiến xây dựng quê hương, chính trị – xã hội ổn định. Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Nghi Xuân lần thứ XXII xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện trong nhiệm kỳ tới với phương châm: Đoàn kết – Dân chủ – Kỷ cương – Sáng tạo – Phát triển và Chủ đề: Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng đạt huyện nông thôn mới kiểu mẫu, điển hình về văn hóa gắn với phát triển du lịch, sớm trở thành đô thị trực thuộc tỉnh.

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân đạt 10,32%/năm. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: công nghiệp – xây dựng 51%; thương mại – dịch vụ 33,77%; nông- lâm-thủy sản 15,23%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 ước đạt trên 43 triệu đồng, tăng hơn 1,5 lần so với năm 2015. Thu ngân sách trên địa bàn tăng cao (năm 2019 đạt 529 tỷ đồng tăng 289% so với năm 2015). Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 9.847 tỷ đồng, tăng 61,42% so với giai đoạn 2010 – 2015.

Cầu Cửa Hội đang hợp long dầm đúc bê tông mú cầu.

Hoàn thành đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Nghi Xuân đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch chung khu vực du lịch – đô thị – thương mại ven biển Nghi Xuân – Lộc Hà đến năm 2040, tỷ lệ 1/5000. Quy hoạch phân khu các thị trấn Xuân An, Tiên Điền và thực hiện rà soát, chỉ đạo tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết các khu chức năng trên địa bàn. Quy hoạch các khu đô thị du lịch ven biển, điều chỉnh quy hoạch xây dựng Khu dân cư Nông thôn mới Đồng Gò xã Xuân Hội, tỷ lệ 1/500; điều chỉnh quy hoạch  tổng mặt bằng sử dụng đất Khu tái định cư xã Xuân Thành, quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất Đền Xứ – Cổ Đạm, Khu di tích Đền Huyện, quy hoạch chi tiết 1/500 khu dân cư tại các xã: Xuân Giang, Xuân Trường, Xuân Hải, Cương Gián, Khu Đô thị sinh thái Xuân An; quy hoạch chi tiết cụm nhà hàng ven biển tại xã Cương Gián, quy hoạch chi tiết xen dắm đất ở dân cư tại các xã.  Phục vụ thu hút đầu tư, phát triển kinh tế – xã hội.

Phát triển đô thị chuyển biến rõ nét.
Trụ sở UBND

Thị trấn Tiên Điền được mở rộng địa giới hành chính đảm bảo tương xứng với vai trò là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa. Thị trấn Xuân An tiếp tục khẳng định vai trò đô thị động lực cấp vùng, là trung tâm dịch vụ, thương mại, công nghiệp với vị trí nằm trên các trục giao thông quan trọng và kết nối trực tiếp với thành phố Vinh qua cầu Bến Thủy 1 và cầu Bến Thủy 2. Năng lực quản lý đô thị, quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch được nâng lên; ưu tiên xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình hạ tầng đô thị, nhất là hệ thống giao thông, điện, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị. Nhiều công trình hạ tầng đô thị được đầu tư xây dựng nhằm đáp ứng tiêu chuẩn đô thị loại IV và cao hơn như: Khu đô thị mới Xuân An, các khu dân cư nông thôn mới ở Cương Gián, Xuân Liên, Xuân Phổ, Xuân Hội. Tỷ lệ đô thị hóa toàn huyện đạt 17%. Đánh giá hiện trạng phát triển đô thị Nghi Xuân theo tiêu chuẩn đô thị loại IV đạt 43/52 tiêu chí, số điểm đánh giá theo tiêu chuẩn đô thị loại IV đạt 70,98/100 điểm.

Tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững đạt kết quả bước đầu. Các mô hình sản xuất theo hướng hàng hóa được nhân rộng, liên kết trong sản xuất được hình thành. Xây dựng 135 mô hình sản xuất có hiệu quả, có doanh thu từ 500 triệu đồng/năm trở lên, trong đó có 42 mô hình cho doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm, thành lập 09 hợp tác xã, 66 tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả,  xây dựng 15.000 m2 nhà lưới sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, có 3 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao gồm: Dưa lưới Nga Hải, Nước mắm Lạch Kèn, Cu đơ Quỳnh Hội, ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Giá trị sản xuất ngành nông lâm thủy sản (giá so sánh) đạt 914,7 tỷ đồng, tăng 23,7% so với đầu nhiệm kỳ. Cơ cấu nội ngành chuyển dịch theo hướng phát huy lợi thế, trong đó: Nông nghiệp 60,54%, lâm nghiệp 0,64%, thủy sản 38,82%. Giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích năm 2020 đạt trên 90 triệu đồng/ha.

Xứng tầm đô thị trẻ trong tương lai.

Chuyển đổi lịch thời vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi khá hiệu quả. Đưa vào sản xuất và áp dụng các biện pháp thâm canh các giống lúa có chất lượng, năng suất cao, sản lượng lương thực có hạt bình quân đạt 20.500 tấn/năm, sản lượng lạc hàng năm đạt trên 5.000 tấn, trong đó có 43% sản lượng được sản xuất theo chuỗi liên kết với doanh nghiệp. Chăn nuôi chuyển dịch từ nhỏ lẻ sang tập trung có quy mô vừa và lớn, chăn nuôi lợn liên kết chuỗi chiếm trên 80% tổng đàn, tỷ lệ bò lai sind, nuôi thâm canh chiếm trên 50%.

Nuôi trồng và đánh bắt thủy sản tiếp tục phát triển. Diện tích nuôi tôm công nghiệp đạt 110 ha, tăng 183% so với đầu nhiệm kỳ, năng suất, chất lượng và giá trị sản xuất các cơ sở chế biến và tiêu thụ sản phẩm đều tăng, tổng sản lượng đưa vào chế biến chiếm 25% tổng sản lượng khai thác. Xây dựng thành công thương hiệu nước mắm, sứa, dưa lưới… đem lại hiệu quả kinh tế cao. Quan tâm công tác phát triển rừng, hàng năm, triển khai trồng từ 30.000 đến 50.000 cây phân tán các loại.

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp – xây dựng (giá so sánh) đạt 3.310 tỷ đồng, tăng 8,96% so với kế hoạch, tăng trưởng bình quân giai đoạn đạt 13,15%. Tích cực, chủ động xúc tiến đầu tư, tăng cường xã hội hóa đầu tư, triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng và thu hút thêm nhiều dự án công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đầu tư vào địa bàn. Xây dựng mạch vòng cấp điện cho TBA trung gian và chống quá tải lưới điện huyện Nghi Xuân; Đường dây và Trạm biến áp 110kV Nghi Xuân. Nâng cấp lưới điện cho các xã, thị trấn. Thu hút các dự án: Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi cao cấp Nutreco Hà Tĩnh; Nhà máy gia công cơ khí và sản xuất kết cấu thép. Nhà máy chế biến Lâm sản. Nhà máy sản xuất bao bì dán đáy. Nhà máy chiết xuất, chế biến dược liệu Nghi Xuân. Dự án đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp Xuân Lĩnh. Nhà máy may Pro Sports cụm công nghiệp Xuân Mỹ. Phát triển doanh nghiệp tiếp tục được quan tâm. Có 247 doanh nghiệp đang hoạt động (đầu nhiệm kỳ 197 doanh nghiệp) 56 chi nhánh, 06 văn phòng đại diện, 50 địa điểm kinh doanh, tổng số là 359 đơn vị.

Trung tâm hội nghị sự kiện đang được hoàn thành.

Giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ ước đạt 2.212 tỷ đồng, tăng 57,8% so với năm 2015. Công tác quản lý thị trường được tăng cường. Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam được quan tâm chỉ đạo. Tập trung thu hút đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng thương mại, thu hút nhiều hãng bán lẻ lớn về trên địa bàn. Thu hút các hãng bán lẻ lớn, như : Thế giới Di động, Điện Máy Xanh, Thế giới Điện máy, Honda Đức Ân. Xây dựng Chợ Đạm – xã Cổ Đạm, cải tạo, nâng cấp 06 chợ (chợ Cầu xã Xuân Yên; chợ Chiều, chợ Bơ xã Đan Trường; chợ Đón xã Xuân Hải; chợ Hôm xã Xuân Hội và Chợ Xuân Thành) chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng 02 Trung tâm Thương mại, dịch vụ tổng hợp tại chợ Giang Đình và chợ Cương Gián.Từng bước đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng và phát triển nhiều loại hình du lịch phong phú, bước đầu có hiệu quả. Hàng năm,có trên 210 ngàn lượt khách du lịch về trên địa bàn, bình quân tăng 15%/năm.

Thu ngân sách giai đoạn 2016 – 2020 tăng nhanh. Tổng thu trên địa bàn năm 2019 đạt 529 tỷ đồng, trong đó thu từ nguồn cấp quyền sử dụng đất 426,7 tỷ đồng. Tổng thu từ đất 102. 933.123. 000 đồng.  Kinh tế quốc doanh + NT 10. 394. 512. 000 đồng. Kinh tế ngoài quốc doanh 22. 351. 645. 000 đồng.  Phí – lệ phí 3.007.596.000 đồng. Thu tiền sử dụng đất 426. 629. 670. 000 đồng. Thuế TNCN 5.471. 089. 000 đồng.  Lệ phí trước bạ 32. 610. 879.000 đồng.  Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp  639.747.000 đồng. Tiền thuê đất 11.908.574.000 đồng. Cấp quyền KTKS 7.349. 873.000 đồng.  Thu khác ngân sách huyện 4. 216. 122.000 đồng.  Thu khác ngân sách xã, thị 4.983.084.000 đồng. Thực hiện tốt chủ trương tiết kiệm, thắt chặt chi tiêu công, chống lãng phí. Đảm bảo vững chắc cân đối thu chi ngân sách, ưu tiên nguồn lực thực hiện chính sách, nhất là chính sách phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới, đầu tư phát triển và đảm bảo an sinh xã hội.

Phục dựng đền chùa, miếu mạo phục vụ du lịch tâm linh.

Hoạt động tín dụng, ngân hàng cơ bản đáp ứng nhu cầu vay vốn sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, giải quyết việc làm và an sinh xã hội. Tổng nguồn vốn tín dụng huy động đạt 1.570 tỷ đồng, Trong đó: Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển nông thôn: 850 tỷ đồng. Ngân hàng Chính sách xã hội: 400 tỷ đồng. Quỹ tín dụng nhân dân liên xã Cương Gián – Xuân Liên: 320 tỷ đồng. tăng 54,83% so với đầu nhiệm kỳ.

Công tác thu hút đầu tư đạt hiệu quả cao, số lượng dự án và tổng vốn đầu tư của các doanh nghiệp tăng nhanh, có 135 dự án được chấp thuận với tổng mức đầu tư 5.209 tỷ đồng. Có 88 dự án được tỉnh chấp thuận chủ trương với tổng mức đầu tư 5.014 tỷ đồng. 47 dự án được UBND huyện chấp thuận chủ trương đầu tư với tổng mức đầu tư 195 tỷ đồng. Trong đó có 47 dự án nông nghiệp với tổng mức đầu tư 538 tỷ đồng, 65 dự án thương mại, dịch vụ với tổng mức đầu tư 2.786 tỷ đồng. 11 dự án CN-TTCN với tổng mức đầu tư 1.076 tỷ đồng. 12 dự án khác với tổng mức đầu tư 809 tỷ đồng.  Công tác quản lý, sử dụng các nguồn vốn đầu tư đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích.

Khu đô thị trẻ đã được hình thành các biệt thự liền kề.

Tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 Hội nghị Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa được quan tâm đầu tư. Tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện quan trọng của quê hương, đất nước như: Kỷ niệm 250 năm Ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du. Kỷ niệm 240 năm ngày sinh Uy viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ. Lễ Đón bằng công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Kỷ niệm 550 năm thành lập huyện và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì. Hình thành nhiều câu lạc bộ dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, Ca Trù, Trò Kiều ở cơ sở và trường học. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” gắn với xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh được triển khai tích cực, có hiệu quả. Các thiết chế văn hoá, thể thao từ huyện đến cơ sở cơ bản đạt chuẩn, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cộng đồng của Nhân dân; tỷ lệ thôn, tổ dân phố văn hóa, đơn vị văn hóa, gia đình văn hóa, gia đình thể thao được nâng lên, đến nay có 143/152 làng văn hoá, đạt tỷ lệ 94%, tăng 30% so với đầu nhiệm kỳ. Có 26.524/28.521 hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá (đạt tỷ lệ 93%, tăng 9% so với đầu nhiệm kỳ). có 14.575/28.521 gia đình thể thao (đạt tỷ lệ 51,1%, tăng 18% so với đầu nhiệm kỳ). Các hoạt động văn nghệ, thể thao quần chúng được các cấp, các ngành và đông đảo Nhân dân quan tâm.

Điện chiếu sáng đầu tư bài bản.

Hoạt động thông tin truyền thông được đẩy mạnh, cơ bản đáp ứng yêu cầu phục vụ các nhiệm vụ chính trị trên địa bàn; 85,5% số thôn, tổ dân phố có máy tính kết nối internet.Tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp trong quản lý và dạy học. Nền nếp, kỷ cương dạy và học được đảm bảo, chất lượng giáo dục chuyển biến tốt, quy mô trường lớp ổn định. Có 43 trường đạt chuẩn quốc gia, Số trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1: 13 trường; số trường đạt chuẩn mức độ 2: 17 trường; số trường THCS, THPT đạt chuẩn: 13 trường vượt chỉ tiêu đề ra. 100% xã, thị trấn đạt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục THCS đạt mức độ 3, xóa mù chữ mức độ 2. Chất lượng đại trà, chất lượng mũi nhọn trong các cấp học xếp tốp đầu của tỉnh. Hàng năm, tổ chức tốt Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật và Cuộc thi sáng tạo dành cho thanh, thiếu niên, nhi đồng. Có 132 sản phẩm dự thi, 16 sản phẩm đạt giải cấp tỉnh và 05 sản phẩm đạt giải toàn quốc.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng dần, đến nay đạt 74,9%. Lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ trên 40%. chất lượng đào tạo nghề từng bước được nâng lên gắn với giải quyết việc làm cho người lao động. Giải quyết việc làm cho trên 17.300 lao động, trong đó xuất khẩu lao động trên 5.500 lượt. Tổng lũy kế toàn huyện có trên 13.000 người xuất khẩu lao động. hàng năm thu về lượng kiều hối trên 2.000 tỷ đồng. Thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, tỷ lệ hộ nghèo giảm sâu, hộ tái nghèo ít (từ 11,95% năm 2015 giảm còn 3,68% năm 2019, ước còn 3,1% năm 2020). Giải quyết kịp thời, đúng chế độ, chính sách cho các đối tượng người có công, bảo trợ xã hội. Hàng tháng chi trả chế độ trợ cấp cho hơn 3.900 đối tượng người có công, với kinh phí hơn 6,5 tỷ đồng và gần 3.900 đối tượng bảo trợ xã hội với kinh phí gần 1,5 tỷ đồng. Công tác phòng, chống tệ nạn xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới được quan tâm. Hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tự nguyện. Số người tham gia BHXH bắt buộc: 4.303 người; BHXH tự nguyện: 1.148 người. Tỷ lệ bao phủ BHYT toàn dân đạt 95,3%.

Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ cầu Cửa Hội phục vụ phát triển du lịch và tăng trưởng kinh tế huyện nhà.

Tăng cường vai trò, trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo và đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở; phát huy dân chủ, huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân vào cuộc, trở thành phong trào có ý nghĩa thiết thực và lan tỏa sâu rộng trong các tầng lớp Nhân dân, đạt được nhiều kết quả nổi bật. Kết cấu hạ tầng được đầu tư khá đồng bộ, đặc biệt hệ thống giao thông phát triển mạnh: xây mới 179,8 km đường giao thông nông thôn, hoàn thành hơn 11 km đường huyện lộ, cùng với hệ thống đường tỉnh lộ, quốc lộ trên địa bàn; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên, tình làng nghĩa xóm được phát huy, bộ mặt nông thôn ngày càng khang trang, sạch, đẹp, các khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu phát huy hiệu quả. Cứng hóa 27,6 km kênh mương; lắp đặt 64,8km đường điện chiếu sáng; xây dựng  53 công trình trường học; xây mới, nâng cấp 8 nhà văn hóa xã, 76 nhà văn hóa thôn, 8 khu thể thao xã, 85 khu thể thao thôn; xây mới 4 trạm y tế. Có 60 khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu đạt chuẩn, hình thành trên 384 vườn mẫu. Phát triển thêm 220 mô hình sản xuất có hiệu quả. Huy động tối đa các nguồn lực, tranh thủ hiệu quả các cơ chế, chính sách để thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới đạt trên 1.996,6 tỷ đồng, trong đó Nhân dân đóng góp 280,21 tỷ đồng, chiếm 14,03%. Ngân sách nhà nước trực tiếp: 521,89 tỷ đồng, chiếm 26,14%  (trong đó:ngân sách trung ương: 307,62 tỷ đồng, chiếm 15%, ngân sách địa phương: 214,27  tỷ đồng, chiếm 10,73%). Vốn lồng ghép: 248,23 tỷ đồng, chiếm 12,43%, Doanh nghiệp: 142,71 tỷ đồng, chiếm 7,15%. Vốn Tín dụng: 803,56 tỷ đồng, chiếm 40,25% (trong đó: tiền mặt: 151,16 tỷ đồng). Năm 2018, huyện Nghi Xuân được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông mới đầu tiên của tỉnh Hà Tĩnh, trước thời hạn 2 năm. Năm 2019 có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Hoàn thành Đề án huyện đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, điển hình về văn hóa gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2020 – 2025 trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Tập trung thu hút đầu tư và bố trí nguồn lực xây dựng, chỉnh trang các công trình hạ tầng đô thị, nhất là hệ thống giao thông, điện, cấp thoát nước. Quan tâm đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng của các xã, thu hút đầu tư xây dựng 06 khu dân cư nông thôn mới theo hướng đô thị, góp phần làm thay đổi bộ mặt đô thị của huyện.

Ban hành các chỉ thị, nghị quyết để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Chỉ thị số 05 – CT/HU, ngày 30/12/2015 về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; các Nghị quyết: số 02/2016/NQ-HĐND ngày 01/7/2016, số 49/2018/NQ-HĐND ngày 19/12/2018 của HĐND huyện quy định một số chính sách khuyến khích phát triển nông  nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh giai đoạn 2016 – 2018 và giai đoạn 2019 – 2020. Sản xuất nông nghiệp có chuyển biến rõ nét, hình thành các mô hình sản xuất hàng hóa tập trung có hiệu quả; đẩy mạnh chuyển đổi giống, mùa vụ, nâng cao trình độ thâm canh theo hướng tăng năng suất, hiệu quả trên đơn vị diện tích. Hình thành chuỗi liên kết từ khâu sản xuất đến tiêu thụ các sản phẩm chủ lực như: lạc, rau, củ, quả công nghệ cao, lợn, tôm, đảm bảo hiệu quả và bền vững. Khai thác hiệu quả lợi thế các vùng sinh thái ven biển, ven chân núi Hồng Lĩnh gắn với phát triển các sản phẩm chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Việc ứng dụng khoa học công nghệ, đưa các bộ giống mới vào sản xuất được triển khai có hiệu quả. Bộ giống lúa chất lượng cao: BT09, Thái Xuyên 111, Thiên ưu, Kim Cương, Bắc Hương 9, có 3 trại nái lợn bố mẹ quy mô 900 con, 01 cơ sở sản xuất tôm giống chất lượng cao quy mô 2-3 tỷ con; hàng năm sản xuất 10.000 lít dầu lạc, 40.000 lít nước mắm bằng công nghệ mới góp phần nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm. Năng lực, hiệu quả, giá trị đánh bắt thủy sản ngày càng tăng cao với việc đưa vào hoạt động 6 tàu vỏ thép công suất 800 CV trở lên, đồng thời chuyển dần từ đánh bắt vùng lộng sang vùng khơi.

                                                                                                      PV

Bài viết liên quan

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM NHIỀU NHẤT