Dự án“Phát triển và Thúc đẩy Công nghệ LED cho Chiếu sáng chung ở Việt Nam”(viết tắt là Dự án LED) do Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) thông qua Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tài trợ, đã được Giám đốc điều hành GEF đã phê duyệt ngày 4/02/2015. Dự án được giao choTrung tâm Phát triển công nghệ cao (Trung tâm PTCNC) thuộc Viện Hàn lâm (KHCNVN- VAST) thực hiện. Nhằm đạt mục tiêu giảm thiểu lượng phát thải khí nhà kính (GHG) 5.154 ktấn cộng dồn trong vòng 10 năm từ khi Dự án kết thúc, Trung tâm PTCNC đã triển khai hàng loạt công việc nhằm chuyển đổi thị trường chiếu sáng hướng đến các sản phẩm chiếu sáng LED tại Việt Nam.

Giáo sư, Tiến sỹ Phan Hồng Khôi cố vấn Cao cấp của Dự án LED, cũng là Chủ nhiệm Dự án Chiếu sáng công cộng hiệu suất cao (CSCCHSC) tại Việt Nam trước kia đã có cuộc trao đổi, chia sẻ với Ánh sáng và Cuộc sống về mục tiêu, lợi ích và khó khăn trong quá trình triển khai Dự án, chúng tôi xin được giới thiệu với bạn đọc nội dung cuộc trao đổi trên.
Phóng viên (PV): Thưa Giáo sư! thành công của Dự án Chiếu sáng công cộng hiệu suất cao (CSCCHSC) tại Việt Nam là tiền đề để Chính phủ Việt Nam xây dựng hành lang, văn bản pháp lý, chính sách cho ngành Chiếu sáng Việt Nam, đặc biệt là Luật sử dụng Năng lượng Tiết kiệm và Hiệu quả. Vậy Dự án“Phát triển và Thúc đẩy Công nghệ LED cho Chiếu sáng chung ở Việt Nam”do Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) thực hiện sẽ hướng tới mục tiêu gì?
Giáo sư, Tiến sỹ Phan Hồng Khôi (GS.TS Phan Hồng Khôi): Nhận biết được điốt phát sáng (LED), nguồn sáng siêu tiết kiệm điện năng, thân thiện môi trường của thế kỷ 21, sẽ sớm thay thế các nguồn sáng nhân tạo truyền thống, ngay từ năm 2009, trước khi kết thúc Dự án Chiếu sáng công cộng hiệu suất cao (CSCCHSC) tại Việt Nam (2011), cố tiến sĩ Nguyễn Thị Bắc Kinh, cố Quản đốc Dự án và tôi đã có ý tưởng xây dựng dự án mới, Dự án “Phát triển và Thúc đẩy Công nghệ LED cho Chiếu sáng chung ở Việt Nam”. Ý tưởng này đã được Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST), Văn phòng điều phối Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) Khu vực Châu Á Thái Bình Dương khuyến khích, ủng hộ. Tôi rất vui mừng vì ý tưởng xây dựng Dự án này đã thành hiện thực. Với sự hợp tác giữa Văn phòng Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam và Viện Hàn lâm KHCNVN, văn kiện dự án đầy đủ với tổng kinh phí 8.146.794USD trong đó có 1.517.400USD do GEF tài trợ không hoàn lại và 6.629.394USD do các đối tác tham gia thực hiện Dự án, phía Việt Nam cam kết đồng tài trợ đã được xây dựng và đệ trình GEF. Ngày 4/02/2015, Giám đốc điều hành GEF đã phê duyệt văn kiện đầy đủ của dự án, được Bộ Tài nguyên Môi trường (MONRE), Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI) xem xét chấp thuận và trình Chính phủ Việt Nam phê duyệt để thực hiện ngày 3/ 6/2015.
Mục tiêu của Dự án là giảm thiểu lượng phát thải khí nhà kính (GHG) thông qua chuyển đổi thị trường chiếu sáng hướng đến các sản phẩm chiếu sáng LED tại Việt Nam. Mục tiêu này sẽ được thực hiện bằng cách tháo gỡ các rào cản đối với việc tăng cường sản xuất và sử dụng các sản phẩm LED ở Việt Nam thông qua thực hiện 2 hợp phần; (1) chuyển giao kỹ năng, tri thức và công nghệ sản suất đèn LED tại Việt Nam; và (2) thực hiện các dự án trình diễn chiếu sáng LED trong nhà, ngoài nhà và đường phố sử dụng các đèn LED sản xuất ở trong nước có chất lương đạt tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế và truyền thông nâng cao nhận thức nhằmnhân rộng, mở rộng thị trường chiếu sáng LED.

Nhà thầu: Công ty Cổ phần Công nghệ Tiên Tiến.
Phóng viên (PV): Là một trong những thành viên tham gia, thực hiện góp phần vào sự thành công của Dự án CSCCHSC, Giáo sư mong muốn, chuẩn bị gì khi tiếp tục được Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) giao tham gia chuẩn bị và thực hiện DA “ Phát triển và thúc đẩy công nghệ LED trong chiếu sáng Việt Nam”?
GS.TS Phan Hồng Khôi: Là một trong những thành viên tham gia xây dựng và thực hiện Dự án, tôi luôn mong muốn Dự án sẽ được thực hiện thành công. Với mục tiêu nêu trên cùng với các chỉ tiêu đã đặt ra, Dự án phải phấn đấu để đạt được các thành quả ở mức cao nhất có thể, cụ thể: Thành quả 1, Ngành công nghiệp sản xuất đèn LED của Việt Nam có thể cung cấp đèn LED sản xuất trong nước với chất lượng cao và ngày càng đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng trong nước. Các kết quả đầu ra dự kiến cho thành quả này là: 1.1: Lộ trình quốc gia về phát triển ngành chiếu sáng công nghệ LED; 1.2: Các tiêu chuẩn về chiếu sáng LED được hoàn thiện, đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế; 1.3: Các lớp tập huấn nhằm tăng cường năng lực nghiên cứu phát triển, thiết kế và sản xuất các sản phẩm chiếu sáng LED trong nước, tăng cường năng lự kiểm tra đánh giá chất lượng đèn LED; 1.4: Chương trình phát triển năng lực được thực thi nhằm tăng cường năng lực của các đơn vị nghiên cứu & triển khai (R&D) về các sản phẩm chiếu sáng LED; 1.5: Hoàn thành các thiết kế khả thi về sản xuất sản phẩm chiếu sáng LED được cải tiến tại Việt Nam.; 1.6: Các sản phẩm chiếu sáng LED được cấp nhãn mác và giấy chứng nhận chất lượng; và 1.7: Các tiêu chuẩn về các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả được cập nhật bao gồm cả việc sử dụng các sản phẩm chiếu sáng LED.Thành quả 2, Tăng cường sử dụng và triển khai các công nghệ chiếu sáng LED chất lượng cao được sản xuất trong nước. Các kết quả đầu ra dự kiến cho thành quả này là: 2.1: Nghiên cứu khả thi về các dự án trình diễn chiếu sáng bằng đèn LED trong nhà và ngoài trời được hoàn thành; 2.2: Các dự án trình diễn ứng dụng chiếu sáng bằng đèn LED được thực hiện; 2.3: Hệ thống giám sát và đánh giá các hệ thống chiếu sáng bằng đèn LED được phê duyệt; 2.4: Chương trình nâng cao nhận thức về các ứng dụng của sản phẩm chiếu sáng LED được thực hiện; và 2.5: Các cuộc hội thảo để phổ biến những bài học kinh nghiệm rút ra từ các dự án trình diễn đèn LED được hoàn thành.Thành quả 3, Mức giảm phát thải CO2eq trực tiếp thong qua các dự án trình diễn được ước tính là 623 tấn CO2. Mức giảm phát thải trực tiếp sau dự án được ước tính là 69,38 ktấn CO2 từ việc ứng dụng các sản phẩm chiếu sáng LED được nhận trợ giúp kỹ thuật trong vòng đời dự án nhưng chỉ được thực hiện sau khi kết thúc dự án. Mức giảm phát thải gián tiếp được ước tính là 5.154 ktấn CO2eq cộng dồn trong 10 năm sau khi kết thúc dự án.
Để đạt được mục tiêu và các chỉ tiêu nêu trên, dưới sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo Dự án Quốc gia (PSC), Ban Quản lý Dự án (PMU) đã phối hợp chặt chẽ với các đối tác tham gia thực hiện dự án và Văn phòng UNDP tại Việt Nam chuẩn bị kế hoạch năm, quý rất chi tiết và có kế hoạch giám sát việc thực hiện kế hoạch đã đặt ra.


Phóng viên (PV): Để đạt được mục tiêu và tiến độ của Dự án đề ra, khó khăn nhất cần xử lý, giải quyết trong quá trình triển khai sắp tới là gì, Giáo sư và cộng sự của mình đã và sẽ có những giải pháp gì để đảm bảo kế hoạch đã hoạch định, thưa ông?
GS.TS Phan Hồng Khôi: Để đạt được mục tiêu, các chỉ tiêu và tiến độ đề ra, Dự án gặp không ít khó khăn hay cụ thể hơn là các rủi ro có thể ảnh hưởng đến việc đạt được các chỉ tiêu đã đặt ra và làm chậm tiến độ thực hiện. đó là:
Trước hết là nhũng rủi ro liên quan đến việcxây dựng, ban hành và thực thi các văn bản pháp lý, chính sách, thể chế, tiêu chuẩn, qui chuẩncho ngành Chiếu sáng LED Việt Nam:Do có thể có những biến động ngoài dự kiến về kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng, chính phủ và các chính quyền địa phương có thể thay đổi hoặc điều chỉnh kế hoạch thực hiện các chương trình ưu tiên. Điều này có thể dẫn đến thiếu nguồn vốn dành cho việc phát triển và thực thi các dự án chiếu sáng LED. Rủi ro này có thể gây khó khăn hoặc làm chậm trễ trong việc ban hành và thực thi một số tiêu chuẩn, quy chuẩn, chương trình dán nhãn năng lượng, chương trình/dự án tăng cường năng lực cho các phòng đo lường kiểm chuẩn quốc gia, chương trình/dự án khuyến khích sử dụng đèn LED trong khu vực chiếu sáng công cộng.
Để khắc phục và hạn chế ảnh hưởng của rủi ro này, Ban quản lý Dự (PMU) đã, đang và sẽ tiếp tục làm việc chặt chẽ hơn nữa với các đối tác tham gia thực hiện Dự án: Bộ Công Thương (MOIT), Bộ Khoa học và Công nghệ (MOST), Bộ Xây dựng (MOC) để thúc đẩy việc xem xét, ban hành và thực thi các đề xuất của Dự án theo đúng tiến độ đã đề ra.
Rủi ro tiếp theo có liên quan đến yếu tố thị trường: Thị trường công nghệ chiếu sáng LED ở nước ta tuy đã có những bước tiến lớn, nhưng vẫn còn ở mức thấp. Nguyên nhân chính là do giá đầu tư ban đầu cho các loại đèn LED vẫn còn cao hơn nhiều so với các loại đèn truyền thống. Thêm vào đó, thị trường chiếu sáng LED hiện nay chưa thể kiểm soát được, nếu không nói là lộn xộn, thiếu minh bạch. Để hạn chế rủi ro này, trong hai năm tới, dự án sẽ đẩy mạnh thực thi các dự án trình diễn sử dụng các sản phẩm chiếu sáng LED chất lượng đạt các tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế, tăng cường hỗ trợ các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức trong cộng đồng nhằm khuyến khích sử dụng các sản phẩm chiếu sáng LED có chứng chỉ chất lượng và được dán nhãn năng lượng và qua đó góp phần làm lành mạnh hóa thi trường chiếu sáng LED ở nước ta.
Rủi ro cuối cùng có liên quan yếu tố kinh tế và xã hội: Đa số người dân ở nước ta có thu nhập thấp, khó có thể hưởng lợi trong việc sử dụng các sản phẩm chiếu sáng LED do giá đầu tư ban đầu vẫn còn cao. Rủi ro này có thể giảm dần do mức thu nhập người dân được tăng lên và giá thành đèn LED đang giảm mạnh. Để hạn chế hơn nữa rủi ro này, đảm bảo cho Dự án đạt được các chỉ tiêu về sản xuất và tiêu thụ đèn LED đã đặt ra, trong thời gian tới Dự án sẽ đẩy mạnh thực thi các dự án trình diễn chiếu sáng LED và các hoạt động truyền thông nhằmkhuyến khích các nhà sản xuất đèn LED trong nước, các cơ quan quản lý nhà nước ở các cấp từ trung ương đến địa phương, các nhà cung cấp tài chính, v.v… đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà sản xuất nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm vàcó giải pháp hỗ trợ/khuyến khích cộng đồng sử dụng đèn LED./.
Phóng viên (PV): Xin cám ơn Giáo sư!
Trần Hậu (thực hiện)