Nghệ An xác định làm nông thôn mới có điểm bắt đầu nhưng không có điểm kết thúc, tất cả mọi tiêu chí không riêng gì về phát triển cơ sở hạ tầng mà tiêu chí về văn hoá, kinh tế… cũng được tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện thường xuyên, không ngừng nâng cao chất lượng. Nghệ An thực hiện xây dựng nông thôn mới với phương châm dễ làm trước, khó làm sau, cấp xã chưa thể thực hiện ngay thì tiến hành xây dựng thôn, bản đạt chuẩn trước.

Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thuỷ – Trưởng đoàn công tác bày tỏ vui mừng trước kết quả xây dựng nông thôn mới tỉnh Nghệ An đạt được trong thời gian qua. Đồng thời, đánh giá cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, các đoàn thể và tổ chức chính trị – xã hội và các địa phương, người dân trên địa bàn toàn tỉnh. Đặc biệt là các chính sách tỉnh đã quan tâm và dành để thực hiện Chương trình tại địa bàn vùng miền núi của tỉnh. Điều này cũng cho thấy sự sáng tạo trong cách làm và tổ chức thực hiện của tỉnh trong thời gian qua. Đồng chí cũng cảm ơn và ghi nhận sự quan tâm của tỉnh dành riêng cho công tác xây dựng thiết chế văn hoá, thể thao.

Đồng chí đề nghị tỉnh tiếp tục phát huy những kết quả đạt được để có những bước đi tiếp theo trong thực hiện Chương trình xây dựng NTM giai đoạn tiếp theo, đặc biệt là sự quyết tâm, quyết liệt, chủ động và sáng tạo của địa phương, bên cạnh là sự ủng hộ của Trung ương. Và quá trình triển khai thực hiện cần lưu ý quan tâm đến khu vực miền núi. Cùng với đó, tiếp tục tuyên truyền nâng cao tính đồng thuận, chủ động của người dân trong thực hiện xây dựng nông thôn mới. Xác định nhiệm vụ cụ thể, lộ trình trong 5 năm tới sát với tình hình thực tiễn của địa phương. Quá trình thực hiện cần phải đặc biệt quan tâm đến công tác đảm bảo vệ sinh môi trường; công tác đảm bảo an ninh trật tự…
Khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa của Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nghĩa Hiếu cho biết: Nông thôn mới đã làm thay đổi diện mạo và xây dựng được các vùng quê đáng sống. Nghệ An xuất phát điểm xây dựng nông thôn mới với rất nhiều khó khăn, vất vả nhất là đối với các vùng miền núi cao, vùng bãi ngang. Với 11 huyện miền núi, Nghệ An đã linh hoạt và chủ động đề ra chính sách xây dựng tiêu chí thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới để thực hiện chương trình, nhằm rút ngắn khoảng cách giữa miền xuôi và miền núi. Tỉnh cũng đã đưa ra được chính sách rất hợp lòng dân đó là hỗ trợ xi măng làm đường giao thông nông thôn. Cùng với đó, chính sách dành cho tiêu chí văn hoá được tỉnh quan tâm triển khai thực hiện bằng việc tham mưu HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 71/2012/NQ-HĐND ngày 13/12/2012 về cơ chế chính sách hỗ trợ xây dựng một số thiết chế văn hoá – thể thao ở cơ sở đến năm 2020.
Văn phòng điều phối Nông thôn mới tỉnh, dự kiến hết năm 2020, Nghệ An có 281 xã đạt chuẩn nông thôn mới; số tiêu chí bình quân toàn tỉnh đạt 16,5 tiêu chí/xã. Huyện Nghi Lộc và thị xã Hoàng Mai đang nỗ lực hoàn thành phấn đấu đến hết năm nâng tổng số địa phương cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới là 6 đơn vị. Ước tổng nguồn vốn huy động thực hiện xây dựng nông thôn mới năm 2020 khoảng 10 nghìn tỷ đồng, nâng tổng nguồn vốn giai đoạn 2011-2020 là hơn 66 nghìn tỷ đồng.
Thực hiện công tác xây dựng đời sống văn hoá nông thôn mới năm 2020 căn cứ Đề án xây dựng thiết chế văn hoá, thể thao và phát triển đời sống văn hoá ở cơ sở, các huyện, thành, thị xã đã quan tâm đến việc dành đất, quy hoạch đất để xây dựng thiết chế văn hoá, thể thao từ xã đến các xóm, thôn, bản. Nhiều huyện, xã đã tích cực triển khai có hiệu quả, chính sách hỗ trợ xây dựng của địa phương cùng với huy động xã hội hoá từ nhân dân, các doanh nghiệp, tổ chức để xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm phương tiện hoạt động văn hoá. Thời gian qua, tỉnh cũng đã dành nguồn lực hơn 2 nghìn tỷ đồng để xây dựng 290 công trình thiết chế văn hoá, thể thao, trong đó có 182 nhà văn hoá, 108 sân vận động. Toàn tỉnh có 312/460 xã, phường, thị trấn. 2.434/3.804 thôn, bản, xóm có thiết chế văn hoá, thể thao đạt quy định của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
Tỉnh Nghệ An đề nghị Ban chỉ đạo Trung ương Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới hỗ trợ tỉnh xây dựng huyện Nam Đàn trở thành huyện nông thôn mới kiểu mẫu theo Quyết định số 17/QĐ-TTg ngày 04/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ, tiếp tục đầu tư, hỗ trợ Nghệ An thực hiện Đề án xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn 27 xã thuộc khu vực biên giới của tỉnh. Đối với công tác xây dựng đời sống văn hoá nông thôn mới, đề nghị Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quan tâm ưu tiên hỗ trợ các xã miền núi đặc biệt khó khăn của Nghệ An đến nay chưa có nhà văn hoá xây dựng nhà văn hoá đa năng; hỗ trợ trang thiết bị âm thanh loa máy cho các thôn, bản đặc biệt khó khăn…
Tỉnh cần phải quan tâm trong quá trình chỉ đạo thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh như: Xử lý nước thải, tăng cường giám sát các điểm giết mổ, sản xuất tập trung, bảo vệ môi trường; nhân lực, cộng tác viên trong phát triển phong trào văn hoá cơ sở, xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển du lịch vùng nông thôn; bảo tồn và phát huy giá trị di sản…

Từ một địa phương thuần nông có xuất phát điểm thấp và gặp nhiều khó khăn, qua gần 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới với quyết tâm cao, sự nỗ lực vượt bậc của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân, huyện Yên Thành đã có bước phát triển khá toàn diện. Diện mạo nông thôn thay đổi rõ nét, hạ tầng kết nối được đầu tư đồng bộ đạt chuẩn. Với những kết quả đạt được, Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân huyện Yên Thành đã được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 524/QĐ-TTg, ngày 16/4/2020 về việc công nhận huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An đạt chuẩn Nông thôn mới. Có các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng: Nguyễn Xuân Cường – Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nguyễn Chí Dũng – Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Nguyễn Đắc Vinh – Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Nguyễn Thế Kỷ – Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam. Đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương. Về phía tỉnh Nghệ An có các đồng chí: Thái Thanh Quý – Uỷ viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ; Nguyễn Đức Trung – Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh. Nguyễn Xuân Sơn – Chủ tịch HĐND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương cùng lãnh đạo, cán bộ và đông đảo nhân dân huyện Yên Thành.

Về phía huyện Con Cuông có đồng chí Vi Văn Sơn – PBT Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện, đồng chí Lô Văn Thao – HUV, Phó chủ tịch UBND huyện cùng lãnh đạo các phòng, ban của huyện. Tại buổi làm việc này, đồng chí Nguyễn Văn Đệ biểu dương sự cố gắng của tập thể Công ty CP Dược liệu Pù Mát đã xây dựng thành công mô hình liên kết trồng cây dược liệu, tạo thêm thu nhập, công ăn việc làm cho lao động địa phương và đã nghiên cứu đưa ra thị trường các sản phẩm tốt cho sức khỏe người dân. Đồng chí nhấn mạnh, đây là sản phẩm OCOP đạt hạng 4 sao đầu tiên của tỉnh Nghệ An, nên Công ty cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện hơn để đạt thứ hạng 5 sao trong thời gian tới. Bên cạnh đó, Công ty cần tập trung sớm đưa ra thị trường các sản phẩm như Cao, trà hòa tan, nước uống từ các cây dược liệu mà Công ty đang có lợi thế như Cà gai leo, Dây thìa canh, Giảo cổ lam, Mướp đắng rừng.
Việc quản lý và sử dụng nguồn lực của Chương trình được thực hiện theo Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách Nhà nước và các Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ, các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Ông Nguyễn Văn Hằng – Phó Chánh Văn phòng điều phối NTM tỉnh cho biết: Hiện nay, Nghệ An đang đẩy mạnh công tác giải ngân các nguồn vốn ngân sách theo kế hoạch vốn đã phân bổ cho các địa phương. Tính đến hết 30/7/2020 tỉnh Nghệ An giải ngân kế hoạch vốn Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới đạt hơn 637 tỷ đồng, tương đương 59,45% kế hoạch giao và phấn đấu đến hết năm 2020, sẽ giải ngân hết kế hoạch vốn Trung ương giao. Thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng NTM, năm 2020, Nghệ An đã huy động tổng nguồn vốn khoảng 10.637 tỷ đồng, nâng tổng giai đoạn 2011 – 2020 hơn 67.018 tỷ đồng. Nguồn vốn huy động bao gồm: Nguồn cân đối bố trí từ NSNN, nguồn vốn tín dụng, nguồn huy động khác bao gồm cả hiện vật, sức lao động của người dân tham gia được quy đổi ra tiền.
Vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ trực tiếp thực hiện chương trình 1.960 tỷ đồng (trong đó: Vốn ngân sách Trung ương là 1.295 tỷ đồng; Vốn ngân sách địa phương gần 665 tỷ đồng), nâng tổng số vốn ngân sách giai đoạn 2011 – 2020 là 8.814 tỷ đồng. Vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án là 2.100 tỷ đồng, nâng tổng số vốn ngân sách giai đoạn 2011 – 2020 gần 12.700 tỷ đồng. Vốn doanh nghiệp là 450 tỷ đồng, nâng tổng số vốn ngân sách giai đoạn 2011 – 2020 gần 3.231 tỷ đồng. Vốn tín dụng là 5.100 tỷ đồng, nâng tổng số vốn ngân sách giai đoạn 2011 – 2020 hơn 32.037 tỷ đồng. Vốn nhân dân đóng góp gần 1.027 tỷ đồng, nâng tổng số vốn ngân sách giai đoạn 2011 – 2020 hơn 10.236 tỷ đồng.
UBND tỉnh đã giao chỉ tiêu hỗ trợ xi măng làm đường GTNT thực hiện Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới với tổng số xi măng đã cấp từ khi thực hiện chương trình đến nay là 674.926 tấn, đến nay đã làm tương đương 3.756 km (đạt 100% kế hoạch). Tỉnh đã chi ngân sách thực hiện chính sách hỗ trợ xi măng đến nay gần 1.050 tỷ đồng (cả chi phí vận chuyển); Trong đó, giai đoạn 2016 – 2019 UBND tỉnh đã cấp 215.152 tấn tương đương 1.223 km.


Đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu cho biết : Đến nay toàn tỉnh đã có 246/411 xã đạt chuẩn NTM, tuy nhiên, chỉ có 73/246 xã đạt chuẩn thuộc các huyện miền núi. Để có thể rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các vùng, miền, trong thời gian tới tỉnh sẽ tập trung thực hiện tốt các giải pháp sau: Thứ nhất: Cần tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng để nâng cao nhận thức trong Đảng, hệ thống chính trị và cộng đồng dân cư về mục đích yêu cầu, nội dung, phương pháp và tổ chức thực hiện chương trình NTM, nhất là đối với bà con nhân dân các xã miền núi đặc biệt khó khăn. Thứ hai: Xác định việc thực hiện mô hình phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân là tiền đề và cốt lõi nên các cấp, các ngành cần có cách làm chủ động, sáng tạo, phù hợp, tận dụng các lợi thế về nguồn lực của các địa phương, nhất là nguồn lực con người. Năm 2020, được xác định là năm bản lề của Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới. Đây là thời điểm để đánh giá lại những gì đã thực hiện trong giai đoạn 2016 – 2020 và chuẩn bị cho giai đoạn mới 2021 – 2025, Trung ương sẽ có các đề án lớn để triển khai trong toàn quốc, sẽ xây dựng Bộ Tiêu chí Quốc gia về NTM giai đoạn 2021 – 2025. Được biết, đối với cấp xã, sẽ có xã đạt chuẩn NTM, xã đạt chuẩn NTM nâng cao và xã đạt NTM kiểu mẫu. Tương tự, cấp huyện có huyện đạt chuẩn NTM, huyện đạt chuẩn NTM nâng cao và huyện đạt NTM kiểu mẫu. Nghệ An chúng ta sẽ căn cứ vào những chỉ đạo của Trung ương để có những kế hoạch sát, đúng hơn cho giai đoạn tới trên cơ sở hoàn thành thật xuất sắc mục tiêu năm 2020 và ban hành cơ chế, chính sách cho giai đoạn 2020 – 2025. Tỉnh sẽ tiếp tục củng cố, không ngừng nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM, tăng cường công tác chỉ đạo xây dựng xã NTM, xã NTM nâng cao, xã NTM kiểu mẫu; huyện NTM, huyện NTM nâng cao, huyện NTM mới kiểu mẫu; thôn, bản đạt chuẩn NTM; khu dân cư kiểu mẫu; vườn chuẩn NTM. Duy trì và đẩy mạnh phong trào thi đua “Nghệ An chung sức xây dựng nông thôn mới”, đồng thời bổ sung một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích tạo điều kiện và khích lệ các địa phương tiếp tục đẩy mạnh thực hiện phong trào. Chú trọng phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập người dân, xây dựng các mô hình sản xuất theo hướng bền vững ứng phó với biến đổi khí hậu. Đẩy nhanh tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, Chú trọng ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất; xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và nhân rộng mô hình kinh tế hiệu quả tại các địa phương. Đẩy mạnh thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP). Các địa phương, đơn vị nâng cao vai trò, trách nhiệm cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là vai trò người đứng đầu trong xây đựng nông thôn mới. Nội dung xây dựng NTM phải trở thành nhiệm vụ chính trị của địa phương và của các cơ quan có liên quan. Năm 2020, phấn đấu toàn tỉnh có thêm 36 xã đạt chuẩn NTM, nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM của toàn tỉnh lên 282 xã, tương đương 68,6% số xã toàn tỉnh. Các xã được công nhận đạt chuẩn NTM tiếp tục phấn đấu đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu; nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn; tạo nhiều mô hình sản xuất gắn với việc làm ổn định cho nhân dân, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn phấn đấu đến hết năm 2020 đạt 32 triệu đồng/năm trở lên. Duy trì, phấn đấu giữ vững và nâng cao chất lượng chỉ tiêu về số tiêu chí, bình quân chung cả tỉnh đạt 16,5 tiêu chí/xã trở lên.
PV.