Thời gian gân đây dư luận đã rộ lên chuyện “mùi hôi Đa Phước” tấn công mấy khu dân cư Bình Chánh, Nhà Bè, Q7, Phú Mỹ Hưng làm môi trường ô nhiễm, bá tánh mất ăn mất ngủ, cuộc sống đảo lộn, nhà cửa xuống giá… Là một người sống tại TPHCM tôi không khỏi băn khăn về việc này! Vấn đề ô nhiễm môi trường không riêng gì tại TPHCM mà ở hầu khắp các tỉnh tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Để giải đáp những thắc mắc và lo lắng, nhân sự việc trên tôi đã quyết định đến khu Đa Phước để tìm câu trả lời cho mình.

Khu Liên hợp Xử lý chất thải Đa Phước (còn gọi là bãi rác Đa Phước) tại xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, TP HCM. Đây là dự án được khởi công tháng 7/2005 với diện tích bao phủ trên dưới 138 ha và được chia làm bốn giai đoạn, hoạt động trong 24 năm. Trong giai đoạn 1 của dự án, một bãi chôn lấp có diện tích khoảng 30,6 ha và thể tích không gian tính toán cho chôn lấp khoảng trên 90 triệu m3 đã được xây dựng (10.000 tấn/ ngày x 365 ngày/ năm x 25 năm). Bãi chôn lấp đượcthiết kế với công suất 10.000 tấn rác thải/ngày và theo số liệu của Đa Phước, đây là 1 công trình quy mô, nghiêm chỉnh trên nền 50 ha phải san ủi sạch và móc bằng hết rễ cây để bảo đảm ổn định 100% kết cấu ngầm với khối lượng vật tư kỹ thuật khổng lồ gồm vải địa kỹ thuật, cát lấp, cát phủ xây dựng, bấc thấm đứng, bấc thấm ngang kết nối, ống HDPE loại lớn nhỏ, sỏi lấp, hệ thống bơm chìm, ống nhựa HDPEđa cấp để thu nước ngầm rỉ rác tầng dưới, lưới đơn trục, đa trục địa kỹ thuật, lớp lót HDPE liner dày, vải nhựa HDPE phủ mặtđồng thời xây bờ đê cực kỳ kiên cố bao quanh với đáy đê là 2 lớp vải địa kỹ thuật chèn giữa 2 lớp là lớp vỉ nhựa và cát nền và nén đất sỏi đỏ lên theo hệ số nén K 9,75, chắc như bê-tông.

Qua tự tìm hiểu, Tôi thấy Bãi được vận hành với 1 quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt như tạo đường dẫn lên bãi cho các xe rác, đội xe gạt-xúc-ủi để dồn và chôn lấp rác, xe chuyên dùng bơm cao áp phun chất khử mùi và sát khuẩn vào thẳng rác đang chôn; máy xịt lớp poxy shell –là hỗn hợp keo epoxy và xi măng lên bề mặt lớp rác vừa xuống, bơm xịt khí trung hòa mùi vào không gian trên khu vực xuống rác, cuối cùng rải lớp lót HDPE liner lên che phủ toàn bộ diện tích vừa hạ chôn rác. Sau quy trình, toàn bộ xe khi rời bãi đều bắt buộc phải qua trạm bơm rửa cao áp để làm sạch trước khi ra cổng.Công trình chính thức hoạt động từ tháng 11/2007 khi TpHCM đứng trước áp lực về rác thải dồn ứ quá nhanh vì tiến trình đô thị hóa và tăng dân số cơ học.
Từ những thông tin trên tôi đã làm 1 vòng khảo sát thử các vị trí chung quanh khu chôn lấp Đa Phướctrong những ngày thượng tuần tháng 7/2018 khi dư luận đang rộ lên “mùi hôi Đa Phước” nằm đầu hướnggió mùa Tây Nam đang tra tấn cư dân Nhà Bè, Quận 7, Phú Mỹ Hưng. Theo trục đường Tạ quang Bửuthẳng từ ranh giới Q7/Q8 đến quốc lộ 50, tôi chợt phát hiện chiều gió cứ đổi liên tục, khi thì đầu gióhướng Tây Bắc, lúc hướng Tây, lúc hướng Nam, lúc khác lại gió giật ngược hướng và phát hiện thêmnhiều mùi nặng nề không phải theo gió mà từ những bãi rác trung chuyển ở các khu dân cư hay nhữngxe rác không được che chắn kín di chuyển gần đó. Tôi đã rẽ khỏi đường Nguyễn văn Linh, ghé vàođường Phạm Hùng nối dài thăm Khu xử lý nước thải Bình Hưng và cũng phải đôi lần nín thở trong lànkhông khí bén mùi hôi… Tại vị trí này cách khoảng 15 km đường chim bay tới bãi rác Đa Phước liệu mùi hôi ĐaPhước lan tỏa khống chế khu vực Phú Mỹ Hưng, Q7 hay do từ những bãi rác trung chuyển lớn nhỏ chung quanh?
Dừng lại để quan sát tôi nhận thấy quanh mình có rất nhiều bãi rác nhỏ. Từ bãi nhỏ góc chợ Phường xã cho đến bãi cỡ trung như Bãi Nhơn Đức ở Nguyễn Bình – Lê văn Lương, bãi Tư Sò gần trường Lê thánh Tôn -Tân Quy, bãi khu chế xuất Tân Thuận… Bên cạnh đó là nhà máy xử lý nước thải Phú Mỹ Hưng,thêm nữa là Trạm Xử lý nước thải của Khu Chung cư Era Town ở Phú Mỹ Q7… Thật sự mà nói có thể khẳng định quanh đây có thể được coi là thiên đường tụ điểm của rác và khu xử lý chất thải. Vậy Nguyên nhân ở đâu mà cách xa bãi rác Đa Phước như thế mà lại có mùi như vậy? Quả thật là một vấn đề nan giải chongười dân và các nhà quản lý tại địa bàn này.
Trong điều kiện hiện tại, ở khắp thành phố này luôn đầy rẫy những điểm tập kết rác từ khu dân cư, với quy mô gần như mỗi phường là ít nhất 2 điểm, trung bình là 3 điểm, mỗi chợ 1 điểm… như 1 “đại lý cấp2” rồi sau đó đem đến trạm trung chuyển ở mỗi Quận hay Liên quận nhập rác vào “đại lý cấp 1” để xe ép,xe chuyên dùng mang đi đến bãi đổ thành phố. Nội những bãi lẻ tẻ như vậy mỗi khi xe rác lớn nhỏ đếnhẹn lại lên thì cũng rủ nhau cùng phong tỏa mùi vị tra tấn dân cư xung quanh. Theo số liệu thống kê từ Công ty Môi trường đô thị, hiện trên toàn địa bàn TPHCM còn khoảng 400 điểm hẹn lấy rác. Trong đó,chỉ có 4 trạm ép rác kín, còn lại là các điểm hẹn lấy rác nổi nên không thể tránh khỏi nạn bốc mùi hôi vàokhu vực dân cư. Hiện tại, TP thải ra trên 7.000 tấn rác các loại mỗi ngày, chưa tính đến bùn thải và phânhầm cầu và hơn 2,2 triệu m3 nước thải sinh hoạt và công nghiệp. Sở Tài nguyên – Môi trường TP cũng thừa nhận tại khu vực ngoại thành hiện chỉ có 50 – 70% lượng rác thải được thu gom và vận chuyển đến các bãi rác tập trung. Hầu hết việc thu gom rác trong các hộ dân do hơn 500 nhóm thu gom rác dân lập thực hiện, tập kết tại điểm hẹn rồi xe chở rác chuyên dụng ép lên chở đến bãi rác xử lý với mỗi ngày bình quân có khoảng 700 chuyến xe chuyên dụng chở rác chạy trên địa bàn Thành phố. Tuy vậy ở khu vực nội thành, tỷ lệ thu gom cũng chỉ đạt 85 – 90%. Lượng rác tồn đọng khiến TP đang bị ô nhiễm nặng nề. Chưa kể, nhiều trạm trung chuyển rác do thời gian chờ thu gom và vận chuyển đến các bãi chôn lấp quálâu đã bốc mùi hôi thối gây khó chịu phiền hà người dân…

Trong đầu tôi lúc này không khỏi băn khoăn rằng xa như thế này không biết nếu lại gần thì cảnh tượng và mùi rác còn đến thế nào!? Định bụng quay về như tôi đành nghĩ lại mình đã cất công đến đây rồi thìcố gắng phải đến tận nơi để xem thực hư ra sao. Tôi quyết định đi tiếp, đi được một đoạn xa dần các khuvực ra trên tôi thấy không khí rác nhẹ dần, trong đầu chợt nghĩ may mà gió hình như đã đổi hướng. Đến gần khu bãi rác Đa Phước giật mình tôi phát hiện phía trước hình như có người đánh đánh bắt cá. Lại một câu hỏi nữa được đặt ra? Cá ở gần khu bãi rác liệu có sống được không nhỉ? Mà nếu có mà ăn liệu có thực sự an toàn ? Khi đến nơi tôi mạnh dạn hỏi thăm mấy người dân và được họ cho biết là họ vẫn nuôi, vẫn ăn và đánh bắt cá quanh khu này từ khi bãi rác đi vào hoạt động. Điều làm ngạc nhiên cho tôi hơn nữa khi đến bãi rác Đa Phước, trước mắt tôi không phải là những núi rác khổng lồ, bốc mùi hôi thối nặng như tôi tưởng tượng mà trông như khu công viên hơn. Tất cả rác thải ở đây đều được chôn lấp theo đúng quy trình quỹ thuật theo tiêu chuẩn quốc tế.

Vậy thực hư câu chuyện bãi rác Đa Phước đã nêu ở trên mà các phương tiện truyền thông đưa ra liệu có đúng? Câu hỏi này theo tôi nên để các đơn vị chứcnăng, các chuyên gia khoa học có liên quan xem xét để đưa ra kết luận chính xác. Và khi rác vẫn còn chưa hề được phân loại và ẩm ướt như hiện nay, liệu Đa Phước có thể làm tốt được việc xử lý không, và rồi quy trình đốt rác bằng công nghệ plasma Thụy Điển, Đức có thể áp dụng được hiệu quả không hay còn gánh thêm khả năng ô nhiễm không khí ?!… Trong chuyện mùi hôi này, việc đưa ra thông tin chính xác với sự tham gia của các nhà khoa học, các chuyên gia… là điều nên làm để tránh thiệt hại cho uy tín của doanh nghiệp cũng như tìm ra nguyên nhân thực sự để có giải pháp khắc phục mùi hôi của rác, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như đời sống của người dân.
HÙNG LÊ