26.7 C
Hanoi
Chủ Nhật, 18 Tháng 5, 2025

Phiên chợ nón họp bằng đèn dầu

Đồng hồ điểm sang 0 giờ, những chiếc xe đạp, xe kéo lục tục đổ về chợ nón lá để kịp bắt đầu phiên chợ mở hàng đầu năm. Trước kia, tại Bình Định cũng có chợ nón lá khác là Gò Găng (thị xã An Nhơn) họp thường nhật, nhưng về sau, người ít, chợ nghỉ, người dân chuyển sang họp chợ này.

Chợ nằm ở khuất trong một con hẻm nhỏ. Tiếng là chợ nhưng không quá ồn ào, không có tiếng cãi cọ, chao chát. Người ta nói vừa đủ nghe, ánh sáng vừa đủ thấy và nụ cười cũng thường trực trên môi cả người mua kẻ bán.

Chị Nguyễn Thị Thanh ôm chồng nón đi thẳng vào chợ. Tổng cộng 35 chiếc, tự tay chị và các con làm trong hơn một tuần. Làm nón lâu năm, chị chủ yếu bán cho khách quen nên chẳng sợ ế. Chừng ấy năm vẫn những gương mặt quen thuộc nên đối đãi với nhau như người nhà. 62 tuổi, bà Phạm Thị Cảnh (xã Cát Trinh, huyện Phù Cát) có 40 năm ngồi chợ.

Lúc trước, nhà còn đông người thì chằm nón mang ra chợ bán, sau chuyển sang thu mua của các hộ làm nón để buôn. Mỗi đêm bà bán trên dưới 100 chiếc nón. Nhà cách chợ gần chục cây số nên từ khuya bà Cảnh đã dậy sửa soạn chở hàng ra chợ. Riết thành quen, nhỡ may đau ốm không ra chợ được cũng cứ giờ đó thức dậy rồi trăn trở, sốt ruột.

Chợ họp về đêm, nhưng điều đặc biệt là ở đây mặc nhiên người ta không dùng đến điện mà sử dụng ánh sáng của đèn dầu hoặc đèn pin để rọi xem hàng, trao đổi. Dưới ánh sáng vàng ấy, những chồng nón trắng được bày xếp gọn gàng cùng nụ cười móm mém của các bà, mẹ, phiên chợ tạo nên nét văn hóa riêng của người Bình Định và gắn bó với những phận người dung dị, lam lũ.

Bà Nguyễn Thị Tý quê ở Cát Tân chuyên bán khuôn nón, bà đã gắn bó với những buổi chợ này từ năm bà 19 tuổi.
Chợ nón đèn dầu không chỉ có phụ nữ bán hàng mà còn có cả đàn ông bán hàng.
Đèn dầu luôn trên tay, vừa có thể soi qua người bán bên cạnh để trò chuyện vừa là điểm sáng để người mua đến.
Khách tha hồ chọn lựa mua và ở đây là chợ nguyên vật liệu nghề nón nên mỗi người có một sản phẩm để bán và bán khuôn nón duy nhất chỉ có bà Tý.
Bà Năm gắn bó với nghề nón, gắn bó với chợ nữa đêm từ thời con gái, mỗi phiên chợ là một niềm vui đối với bà.
Lá cọ khô được xâu thành từng chuổi để cho người làm nón tiện lợi khi lợp nón.
Là chợ nguyên liệu và thành phẩm nón lá nên ở đây người bán không sợ ế hàng.
Mua bán ở đây diễn ra lặng lẽ và thân thiện, không chào mời không giật khách, ai bán ai mua của ai vẫn vui vẻ.
Mua bán vui vẻ, những nụ cười hiền hậu giản dị của người vùng quê Phù Cát.
Người mua hàng ở chợ này đa phần là người làm nghề nên giá cả không phải mặc cả, giá mỗi khuôn nón là 60.000 đồng.
Những ánh đèn dâu trong đêm đen làm sáng bừng nét duyên lam lũ của người kẻ chợ vùng thôn dã.
Những chiếc đèn dầu là ánh sáng đặc trưng của phiên chợ nón ở Phù Cát.
Những bó nứa từ vùng núi xa xôi của huyện An Lão được đưa về đây để bán cho người làm nghề chằm nón.
Những chiếc nón được người mua chọn lựa xem xét từ đường chằm cho đến độ tinh tế của nhưng khun nan.
Những bó lồ ô gọn gàng được sắp xếp ngay ngắn để chuẩn bị họp chợ.
Những chiếc vành nón trong chắc được sắp xếp ngăn nắp gọn gàng.
Những khuôn mặt hoan hỉ trong lúc chọn mua hàng.
Những lọn cước chỉ được bà Tám quê Cát Tiến cận thận sắp xếp sao cho cước không bị rối để người thợ thuận lợi khi chằm nón.
Nón làm nên nét duyên của phụ nữ Việt Nam, do vậy phiên chợ nón lần nào cũng nhộn nhịp kẻ mua người bán.
Phía ngoài chọ nón là góc bán nguyên liệu làm nón, nhờ có ánh đèn cao áp nên nhưng mặt hàng này người bán dần không dùng đèn dầu nữa.
Thời điểm mua bán nhộn nhịp nhất của chợ nón là vào khoảng từ 3g cho đến hết phiên chợ.
Phía ngoài chọ nón là góc bán nguyên liệu làm nón, nhờ có ánh đèn cao áp nên nhưng mặt hàng này người bán dần không dùng đèn dầu nữa.

 

 

 

Võ Việt

 

 

Bài viết liên quan

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM NHIỀU NHẤT