29 C
Hanoi
Thứ Hai, 19 Tháng 5, 2025

Ngành sản xuất đèn LED Việt Nam, “Hiện tại và tương lai”

Một trong những mục tiêu của Dự án “Phát triển và Thúc đẩy Công nghệ LED cho Chiếu sáng chung ở Việt Nam” (Dự án LED) do Trung tâm Phát triển công nghệ cao (Trung tâm PTCNC – HTD) thuộc Viện Hàn lâm (VAST) thực hiện là,hoàn thành việc thu thập,phân tích và đánh giá các bộ số liệu/thông tin về tình hình sản xuất và thị trường các sản phẩm chiếu sáng LED sản xuất tại Việt Nam trong hai năm 2016, 2017. Đây là cơ sở dữ liệu quan trọng, đánh giá thực trạng về tình hình kết quả sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất đèn chiếu sáng LED trong nước và những biến động về thị trường đèn LED Việt Nam dưới tác động hỗ trợ của Dự án LED sau hai năm triển khai hoạt động.Các chuyên gia Dự án LED đã tiến hành điều tra, khảo sát, phân tích, đánh giá tại 20 đơn vị trong các nhóm cung cấp sản phẩm LED ra thị trường, đã xây dựng được bức tranh khá hoàn chỉnh về thực trạng của ngành chiếu sáng đèn LED Việt Nam.
Phân chia thị trường
Tiến sỹ Trần Đình Bắc, PCT, TTK Hội CSVN cho biết: theo thống kê chưa đầy đủ, VN hiện có trên 250 doanh nghiệp ( DN) đăng ký thương hiệu bán sản phẩm LED trên thị trường Việt Nam và được chia thành ba nhóm.
Nhóm thứ nhất, chiếm gần 80% trong tổng số là các DN đang cung cấp đèn LED cho thị trường Việt Nam, các DN này có quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Sản phẩm đèn LED và thương hiệu của các DN sản xuất theo hình thức ODM (các DN Việt đặt ra các yêu cầu về sản phẩmđèn LED, sau đó đặt hàng nhà sản xuất ODM thiết kế, chế tạo và DN Việt đặt hàng sẽ dán thương hiệu của mình lên dòng sản phẩm đó).Đặc điểm của nhóm này là nhanh có sản phẩm bán ra thị trường và gía thành rẻ; hàm lượng công nghệ thấp, công nghệ do Cty sản xuất ODM nắm giữ, các Cty sản xuất LEDViệt Nam hoàn toàn bị phụ thuộc vào Cty đối tác. Gía trị gia tăng của sản phẩm LED hoàn toàn phụ thuộc vào khâu bán hàng mà không có giá trị gia tăng trong sản xuất. Chất lượng đèn LED công bố trên bao bì chỉ dừng ở mức kiểm tra ngoại quan và thử sáng.
Nhóm thứ hai, là những DN sản xuất chiếu sáng có truyền thống, quy mô điển hình ở Việt Nam như: Cty CP bóng đèn, phích nước Rạng Đông, Cty CP bóng đèn Điện Quang, Cty Chiếu sáng và thiêt bị đô thị Hapulico, Cty DuHan,… chiếm khoảng 2- 3 % trong tổng số các DN LED của Việt Nam. Nhóm này chiếm giữ khoảng 40% tổng chủng loại nguồn sáng và thiết bị chiếu sáng. Đặc điểmnhóm này, là những DN lâu năm, nhiều kinh nghiệm, đầu tư lớn, bài bản cho sản xuất, làm chủ về công nghệ sản xuất sản phẩm LED chiếu sáng LED thế hệ mới.Chất lượng các chỉ tiêu cơ bản sản phẩm LED làm ra, được đánh giá, kiểm tra toàn diệntừ đầu vào, ra khép kín, từ khâu nghiên cứu, thiết kế,đến sản xuất, lưu thông và bảo hành, theo các tiêu chuẩn ISO 9001-2008, ISO 1400, ISO 17025-2005, EFQM (Châu Âu), TPS (Nhật bản),….
Nhóm thứ ba, là nhóm các Cty vốn đầu tư nước ngoài, chiếm khoảng 10-12%. Đặc điểm nhóm này họ chỉ sản xuất một vài công đoạn tại Việt Nam, còn chủ yếu lắp ráp, tận dụng nhân công giá rẻ tại VN để tiêu thụ tại Việt Nam và xuất khẩu.
Còn theo các chuyên gia tư vấn của Dự án LED, từ kết quả điều tra, khảo sát thực tế trên cả nước, dựa theo theo đặc thù của các DN ở trên, các chuyên gia tư vấn đã phân ra thành 4 nhóm, nhưng có sự thay đổi, hoánvị theo mức mức độ phát triển quy mô và tăng trưởng về sản xuất. Theo thứ tự:Nhóm 1, gồm các DN của nhóm thứ hai nêu trên; Nhóm 2, gồm các DN nhóm thứ nhất nêu trên: nhóm các DN sản xuất theo phương thức OEM, ODM; Nhóm 3,gồm các DN sản xuất theo phương thức như sau: các DN nhóm này không đầu tư, mà chỉ đi đặt hàng theo mẫu mã các sản phẩm LED trên thị trường với giá rẻ về bán cho khách hàng. Nhóm 4, bao gồm các DN chuyển từ sản xuất sang nhập khẩu thành phẩm đèn LED về phân phối tại thị trường Việt Nam, theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng của các hãng đèn LED trên thế giới.
Tăng nhanh về số lượng và giá trị
Từ số liệu thu thập điều tra, khảo sát tạimột số đơn vị chuyên cung cấp, sản xuất đèn chiếu sáng LED ra thị trường Việt Nam, các chuyên gia đã phân tích, đánh giá và so sánh hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm đèn LED của các đơn vị này trong giai đoạn 2015-1017 so với giai đoạn trước năm 2015. Kết quả cho thấy, tình hình sản xuất đèn chiếu sáng LED của các DN Việt Nam đã tăng trưởng cả về số lượng và giá trị, có sự biến động đột phá trong quy mô sản xuất. Nếu như năm 2015 về sản lượng đèn LED mới chiếm khoảng 25%/ tổng số các thiết bị chiếu sáng, thì năm 2017 đã tăng gần 40% và theo tính toán sơ bộcủa các chuyên gia, dự kiến đạt trên 55% vào năm 2020. Vềgiá trị cũng có mức tăng tương tự, đạt trung bình 120%/năm (Hình 1).

Hình 1: Biểu đồ tăng trưởng doanhsố đèn LED của cácnhóm nhàsản xuất các năm 2015 – 2016 – 2017 ước tính tới 2020 (ĐVT: 1000 tỷ VNĐ)

Hình 1 cho thấy: về sản lượng sản phẩm đèn LED và giá trị thực hiện của nhóm 1- nhóm các Cty sản xuất đèn LED lớn nhất VN. Lấy kết quả trung bình tại ba Cty Rạng Đông, Điện Quang, Duhan cho thấy, năm 2015, các đơn vị này mới sản xuất được trên 19 triệu sản phẩm LED đạt giá trị gần 1,2 nghìn tỷ đồng thì đến năm 2017 đã sản xuất được trên 51 triệu sản phẩm LED, có giá trị gần 3 nghìn tỷ đồng và sản lượng đèn LED tăng từ 25% lên 39% . Các chuyên gia ước tính, năm 2020 nhóm này sẽ đạt khoảng 95 triệu sản phẩm đèn LED, với giá trị 5,3 nghìn tỷ đồng.
Còn ở nhóm 2, bao gồm các cty sản xuất theo hình thức ODM, OEM. Về sản lượng sản phẩm đèn LED và giá trị thực hiện, năm 2015, các đơn vị này sản xuất đưa ra thị trường gần 27,6 triệu sản phẩm LED đạt giá trị gần 1,8 nghìn tỷ đồng, năm 2017 đã xuất ra thị trường được gần 50 triệu sản phẩm LED, có giá trị hơn 2,7 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ sản lượng đèn LED chỉ tăng nhẹ từ 35 lên 37%, năm 2020 nhóm này ước đạt khoảng 67,4 triệu sản phẩm đèn LED, với giá trị 3,4 nghìn tỷ đồng và tỷ lệ sản lượng đèn xuống còn 35%.
Với nhóm 3, gồm các cty sản xuất theo phương thức đặt hàng theo mẫu mã các sản phẩm LED trên thị trường với giá rẻ về bán cho khách hàng, năm 2015, các đơn vị này đưa ra thị tường hơn 18 triệu sản phẩm LED đạt giá trị hơn 574 tỷ đồng, nhưng đến năm 2017 xuất ra thị trường giảm còn hơn 16 triệu sản phẩm LED với giá trị hơn 577 tỷ đồng. Tỷ lệ sản lượng đèn giảm từ 25 xuống còn 13%, năm 2020 nhóm này ước đạt còn khoảng 12 triệu sản phẩm đèn LED, với giá trị 400 tỷ đồng và tỷ lệ sản lượng đèn xuống còn 6% .
Nhóm 4, bao gồm các Thương hiệu chiếu sáng lớn: Philips, Osram, Sylvania, Toshiba, Nikon,…, từ năm 2015 đến 2017, tỷ lệ nhập đèn LED/ tổng thiết bị chiếu sáng của nhóm này giảm từ 15% xuống còn13%, sản lượng đèn LED tăng đều từ hơn 11,5 lên khoảng 18 triệu sản phẩm đèn LED. ,…,
Thay đổi về cơ cấu và nguồn gốc hàng hóa
Từ kết quả số liệu thu thập tại các đơn vị sản xuất, các trung tâm phân phối và thị trường LED Việt Nam, các chuyên gia dự án LED đã tổng hợp và so sánh kết quả về tỷ lệ đèn LED trong tổng đèn chiếu sáng, cơ cấu hàng hóa đèn LED, nguồn gốc đèn LED,… của thị trường LED Việt Nam giai đoạn trước 2015 so với giai đoạn 2015-2017. Kết quả khảo sát cho thấy: tỷ lệ đèn LED sản xuất trong nước trong năm 2017 tăng gấp đôi so với năm 2015 và gấp đôi so với đèn LED nhập khẩu; phát triển đa dạng các loại sản phẩm LED so với các nguồn sáng trước kia, đặc biệt nhóm đèn LED gia dụng tăng gần 50%; và quan trọng hơn cả là chất lượng đèn tăng, nhưng giá cả lại giảm tới hơn 40%.
Nguyên do kết quả
Các kết qủa phát triển, đạt được trong giai đoạn 2015- 2017cho thấy, đây là xu hướng phát triển tất yếu của đèn chiếu sáng LED, do đặc tính vượt trội của đèn LED về hiệu suất phát sáng, tuổi thọ, độ bền cơ học, tiết kiệm điện bảo vệ môi trường. Nguyên nhân quyết định nữa là do nhận thức tích cực, nhạy bén của các doanh nghiệp sản xuất thiết bị chiếu sáng Việt Nam về công nghệ LED, đặc biệt với sự hỗ trợ tích cực, cơ bảncủa Dự án LED về kỹ thuật và công tác đào tạo nâng cao cho đội ngũ kỹ thuật của các cơ sởDN chiếu sáng trong nước của giai đoạn đầu phát triển
Theo đánh giá của các chuyên gia, sở dĩ các DN nhóm 1 có được sự tăng trưởng, đột phá về sản lượng và giá trị và chất lượng cũng như mẫu mã hàng hóa là do: các đơn vị này đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng (3-5% doanh thu) để đầu tư công nghệ-kỹ thuật về sản xuất thiết bị, sản phẩm đèn LED. Hiện tại mỗi DN trong nhóm này đã đầu tư từ 5 đến 6 dây chuyền công nghệ hiện đại của Đài Loan, Nhật, Hàn Quốc, Mỹ,EU,….để sản xuất đèn LED. Nhóm này sẽ đảm đương vai trò dẫn dắt, kiến tạo thị trường, tương lai năm 2020, sản lượng đèn LED của nhóm này sẽ chiếm khoảng 60% thị phần đèn LED chiếu sáng Việt Nam, đảm bảo cung cấp đầy đủ các chủng loại đèn LED cho hai mục đích: thay thế truyền thống và lắp đặt mới.
Với nhóm 2 , theo các chuyên gia, giai đoạn đầu 2011-2014 nhóm này chiếm thị phần trên 65% là do giá đèn LED của họthấp hơn sản phẩm đèn LED của nhóm 1 và sản phẩm nhập khẩu từ các nước EU, G7. Sang giai đoạn 2015 đến nay, do chất lượng đèn LED sản xuất ra không ổn định, không kiểm soát được công nghệ vì phụ thuộc nước ngoài, bên cạnh đó các Cty nhóm 1 đầu tư, tăng quy mô sản xuất, cung cấp ra thị trường đèn LED chất lượng cao, giá thành hạ hơn, phân hóa thị trường hàng chất lượng tốt, xấu và minh bạch hơn. Điều đó dẫn đến có tới hơn 30% Cty nhóm 2 rút khỏi thị trường do không bán được sản phẩm LED, 10-15% DN nhóm này, dưới dẫn dắt của các cty nhóm 1, họ tiếp tục đầu tư nghiêm túc, xây dựng chiến lược phát triển để dứng vững trên thị trừng như các cty: Kingled, Slighting, G7,…
Về nguyên do sự sụt giảm nhanh với nhóm 3 là do: các Cty nhóm 1 đầu tư, tăng quy mô sản xuất, cung cấp ra thị trường đèn LED chất lượng cao, giá thành hạ hơn, phân hóa thị trường hàng chất lượng tốt, xấu minh bạch hơn, với cách làm của nhóm này, thị trường sẽ dần dần đào thải.
Còn với nhóm 4, khi thị trường chuyển sang dùng đèn LED, lợi thế thương hiệu không bằng lợi thế giá cả, họ chuyển các cơ sở sản xuất ở Việt Nam về Trung Quốc, chuyển từ sản xuất sang nhập khẩu. Ở Việt Nam chỉ còn các trung tâm phân phối, cung cấp, bán lẻ sản phẩm LED cho các Dự án nhà đầu tư Việt Nam và nước ngoài. Với nhóm này, do lợi thế về trình độ công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, mặc dù giá sản phẩm LED của họ có cao hơn nhóm 1 từ (30- 50%) và nhóm 2 từ (50-100%), họ luôn có lượng khách ổn định từ các khách hàng khá ổn định- là các nhà đầu tư lớn và chiếm thị phần tại Việt Nam từ 10-15%.
Giải pháp và đề xuất
Từ kết quả tổng hợp, đánh giá, phân tích về thực trạng của ngành chiếu sáng LED Việt Nam, để nâng cao hơn nữa năng lực sản xuất đèn LED của ngành chiếu sáng Việt Nam, cần phải có sự chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cấp, các ngành từ trên xuống dưới theo những giải pháp sau:
Thứ nhất, Nhà nước cần đẩy mạnh hơn nữa việc ban hành đầy đủ các tiêu tiêu chuẩn TCVN cho các sản phẩm chiếu sáng LED và triển khai đồng bộ Chương trình Dán nhãn năng lượng đèn LED để hỗ trợ chocác DN sản xuất đèn LED có đủ hành lang pháp lý, kỹ thuật sản xuất đèn LED; Thị trường có hàng rào kỹ thuật để loại bỏ các sản phẩm LED kém chất lượng; Đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, tạo thị trường cạnh tranh minh bạch, bình đẳng;
Thứ hai, đề nghị vớiBộ KH-CN cần nâng cấp các Phòng thí nghiệm trọng điểm, các Trung tâm Quactes có đủ năng lực kiểm tra, chứng nhận các sản phẩm LED chiếu sáng, nhằm giúp các Cty sản xuất đèn LED công bố thông tin chính xác về sản phẩm phù hợp do mình sản xuất, cung cấp ra thị trường;
Thứ ba, đề nghị với Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác DNNL, công tác tuyên truyền cho công đồng hiểu rõ lợi ich từ việc sử dụng đèn LED và việc DNNL cho đèn LED;
Thứ tư,các Cty nhóm 1 cần đầu tư nghiên cứu , chế tạo đèn LED ngoại thất, đèn LED công nghiệp với chủng loại đa dạng,công suất lớn hơn, đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước,….;
Thứ năm,tăng cường công tác đào tạo nhân lực có trình độ chuyên môn tốt về công nghệ chiếu sáng LED; nâng cao năng lực nghiên cứu- phát triển (R&D) bằng các hoạt động liên kết giữa các cơ sở nghiên cứu trong nước và quốc tế, khai thác triệt để hiệu quả các lợi thế nguồn nhân lực tại chỗ để đào tạo thành nguồn nhân lực cho nghiên cứu và phát triển. Mở rộng nghiên cứu phát triển sản phẩm LED phục vụ theo định hướng phát triển kinh tế quốc gia đến 2030, tập trung vào lĩnh vực: Nông nghiệp sạch, thông minh; Kinh tế biển; Chiếu sáng đô thị thông minh trong đô thị thông minh,….;
Thứ sáu, Nâng cao năng lực công tác kiểm định, đo lường, kiểm soát chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế đối với đèn LED, nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế để xuất khẩu đèn LED VN ra các nước;
Thứ bảy, Tăng cường hỗ trợ cho các DN nhóm 2, nhằm giúp các DN nhóm này nâng cao năng lực công nghệ-kỹ thuật kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm LED để họ nâng cao chất lượng, mở rộng chủng loại sản phẩm LED, đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Quang Trần

Bài viết liên quan

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM NHIỀU NHẤT