Hằng năm đến ngày rằm tháng bảy âm lịch (vào khoảng giữa tháng tám) các chùa đều tổ chức lễ Vu Lan để Phật tử đến lạy Phật và cầu nguyện cho Chư hương linh cữu quyền thất tổ được siêu sanh tịnh độ và phụ mẫu hiện tiền có được đời sống an lành phước lộc.
Phật tử ở Việt Nam sau khi cúng kiến Ông bà cha mẹ có tục lệ mông sơn thí thực nghĩa là “cúng cô hồn”, bố thí, dâng tặng thức ăn cho những oan hồn, uẫn tử.
Trong Đặc san Vu Lan 2001 thì danh từ Vu Lan dịch âm từ tiếng Phạn Vu Lan Bồn, có nghĩa là cứu tội những người đang bị đọa trong địa ngục.
Lễ Vu Lan có từ Bà Thanh Đề là mẹ của Ngài Mục Kiền Liên. Lúc còn sống Bà Thanh Đề gây nhiều tội ác nên khi chết Bà bị đọa vào địa ngục, làm ngạ quỉ đói khổ.
Ngài Mục Kiền Liên sau khi đắc dạo, chứng quả A La Hán, đã vận dụng thiên nhãn để tìm xem mẹ tái sinh ở đau. Ngài thấy mẹ bị đọa vào ngạ quỉõ, gầy ốâm, đói khát rất khốn khổ. Ngài thương xót mẹ, lấy cơm trong bình bát đem dâng mẹ nhưng khi cơm đến miệng mẹ, thì biến thành lửa, không ăn được.
Ngài Mục Kiền Liên thấy mẹ như vậy vô cùng đau xót, trở về bạch Phật và xin Phật chỉ dạy cách cứu mẹ. Phật dạy, ngày rằm tháng bảy là ngày Tự Tứ của các Chư Tăng, sau ba tháng hạ an cư kiết hạ, thân tâm rất thanh tịnh, vì vậy lời chú nguyện của các Chư Tăng có nhiều năng lực giải trừ tội ác.
Phật khuyên Ngài Mục Kiền Liên mua sắm lễ vật dâng cúng lên Chư Tăng và các Hiền Thánh ngày rằm tháng bảy và xin các ngài chú nguyện cho, thì cha mẹ bảy đời quá vãng cũng như hiện tiền đều được nhiều ơn phước cứu độ.
Ngài Mục Kiền Liên vâng lời Phật dạy, đến ngày rằm tháng bảy mua sắm lễ vật dâng cúng các Chư Phật, các Hiền thánh và xin các Ngài chú nguyện cho mẹ. Ngay trong ngày đó Mẹ Ngài Mục Kiền Liên được giải thoát kiếp ngạ quỹ và sinh lên cõi Trời.
Từ đó Phật tử theo gương ngài, hằng năm tổ chức ngày Đại Lể Vu Lan Báo Hiếu vào rằm tháng bảy. Đó là ngày Phật tử nhớ ơn và đền ơn sanh thành dưỡng dục của mẹ cha.
Trong ngày nhớ ơn mẹ, ở Nhật có tục lệ cài hoa hồng lên áo. Người nào còn mẹ thì cài hoa hồng đỏ, người nào không còn mẹ thì cài hoa hồng trắng. Một vị sư VN đi du học ở Nhật thầy tập quán này có ý nghĩa nên đem du nhập tập quán này vào VN. Phong trào “Bông hồng cài áo” ngày Vu Lan được Phật tử hưởng ứng và phổ biến rộng rãi từ đó.
Chữ “HIẾU” rất quan trọng trong đạo Phật. Qua kinh điển Phật dạy công ơn của cha mẹ thật cao rộng, sâu dày, vô lượng, vô biên.Người nào dù đóng góp nhiều công đức, xây chùa, đúc tượng, cúng dường Chư tăng nhiều bao nhiêu đi nữa, mà bất hiếu với cha me thì cũng không được coi là Phật tử, là con của Phật được. Đạo Phật là đạo hiếu.
Tình mẹ thương con bao la như Trời biển. Nói đến tình mẹ thì không có thứ tình cãm nào đậm đà, thiêng liêng và bất diệt như tình mẹ thương con. Nhất là những bà mẹ VN, sống trong thời chinh chiến, suốt đời chỉ biết tần tảo. chịu đựng, hy sinh cho con.
Mẹ thương con từ lúc bào thai mới “mái” nhẹ trong bụng. Rồi khi con lọt lòng, nghe tiếng con khóc chào đời, mẹ cũng cãm động ứa nước mắt theo. Từ đó cuộc đời mẹ đi liền với cuộc đời con. Nụ cười đầu tiên của con (mụ bà dạy) làm mẹ vô cùng sung sướng. Con là núm ruột, là hòn máu, là kho tàng vô giá của mẹ. Con đau mẹ lo, con chơi mẹ mừng, nghe con bập bẹ kêu “mẹ” , nhìn con chập chững bước đi đầu tiên, lòng mẹ vui sướng biết bao! Con là niềm vui, là nguồn hạnh phúc của mẹ.
Dần dà với thời gian con khôn lớn, mẹ luôn có bên cạnh, dẫn dắt con từng bước, đi đến trường học, đi ra trường đời. Con thành danh mẹ vui mừng. Con ngỗ nghịch hư hỏng mẹ cũng thương con. Mẹ thương con vô điều kiện. Mẹ là dòng suối tắm mát, là dòng sông êm đềm, là áng mây che chở cho cuộc đời con.
Có biết bao nhiêu vầng thơ, bao nhiêu câu hò câu hát ca tụng tình mẹ thiêng liêng.
Trên thế gian này tình cãm nào rồi cũng dần phai với thời gian.
Chỉ có tình mẹ thương con là thiên thu bất biến. Mẹ thương con dù con bao nhiêu tuổi già. Mẹ thương con cho đến giờ phút cuối cùng của cuộc đời mẹ.
Vì vậy giờ phút này người nào còn mẹ thì nên biết mình là người có diễm phúc . Không có niềm vui nào bằng niềm vui còn mẹ, và cũng không có nỗi buồn nào xót xa bằng nỗi buồn mất mẹ.