25.4 C
Hanoi
Thứ Ba, 20 Tháng 5, 2025

Kết quả dự án LED đánh cá do GEF tài trợ tại Ninh Thuận: “Là một dự án đầu tiên và bài bản”

Sau hai năm triển khai, ngày 24-3-2017, tại UBND Xã Thanh Hải, Huyện Ninh Hải, Tỉnh Ninh Thuận, đại diện Quỹ môi trường toàn cầu tại Việt Nam, Hội CSVN, đại diện các Ban ngành của tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức Hội nghị Tổng kết dự án Thí điểm sử dụng đèn LED thay thế các nguồn sáng truyền thống trong đánh bắt thủy, hải sản góp phần giảm phát thải khí nhà kínhdo GEF tài trợ. Sau đây là những thông tin chính về dự án và các kết quả đạt được.

GS Nguyễn Đức Chiến, Trưởng ban điều hành dự án và Điều phối viên GEF Nguyễn Thị Thu Huyền tại Lễ bàn giao hệ thống đèn LED cho đại diện UBND xã Thanh Hải
GS Nguyễn Đức Chiến, Trưởng ban điều hành dự án và Điều phối viên GEF Nguyễn Thị Thu Huyền tại Lễ bàn giao hệ thống đèn LED cho đại diện UBND xã Thanh Hải
Thông tin chung về dự án
Tên dự án:
Thí điểm sử dụng đèn LED thay thế các nguồn sáng truyền thống trong đánh bắt thủy, hải sản góp phần giảm phát thải khí nhà kính
Mã số dự án:
VNM/SGP/OP5/Y4/STAR/2014/03
Tổ chức điều hành:
Hội Chiếu sáng Việt nam
Tổ chức đồng thực hiện:
UBND Tỉnh Ninh Thuận
Kinh phí dự án (do GEF SGP cấp):
48.000USD, ứng với 1.017.360.000 VNĐ (theo tỷ giá 01/2016)
Địa điểm dự án:
Xã Tri Hải, Xã Thanh Hải, Huyện Ninh Hải, Tỉnh Ninh Thuận
Ngày bắt đầu(theo Thư thoả thuận):
5/2/2015.
Ngày kết thúc:
 24/3/2017.
* Nguyễn Đức Chiến, Lê Hải Hưng, Nguyễn Kim Cúc, Nguyễn Thị Toàn

Mục tiêu của dự án
Mục tiêu 1: Nâng cao nhận thức, hiểu biết của cộng đồng về hiệu quả sử dụng đèn LED thay thế cho đèn truyền thống trong đánh bắt thủy sản, nhằm tiết kiệm năng lượng góp phần giảm phát thải khí nhà kính, hạn chế sự biến đổi khí hậu.
Mục tiêu 2: Thí điểm sử dụng đèn LED thay thế cho đèn truyền thống trên một số tàu cá để khảo sát, theo dõitiêu thụ dầuvà năng suất
đánh bắt.
Mục tiêu 3: Đúc kết thành bài học nghiệm, chia sẻ các thành quả đạt được của dự án với cộng đồng và các bên có liên quan.

Các kết quả đạt được
Thứ nhất, Nâng cao nhận thức của cộng đồng ngư dân.
Thông qua các lớp bồi dưỡng kiến thức và tuyên truyền trong khuôn khổ của dự án, đa số chủ tàu và ngư dân địa phương đã nhận thức được các lợi ích  của việc sử dụng đèn LED trong đánh bắt thủy hải sản để giảm tiêu thụ dầu, nâng cao hiệu quả khai thác. Tất cả các lợi ích đó nhằmbảo vệ môi trường,  nâng cao đời sống của ngư dân, góp phần xây dựng một nghề khai thác thủy hải sản bền vững
Cókhoảng 30 chủ tàu được huấn luyện về việc lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng hệ thống đèn LED.
Thứ hai, hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường.
Dự án đã thay thế toàn bộ hệ thống chiếu sáng cũ bằng hệ thống chiếu sáng mới bằng đèn LED không những hệ thống chiếu sáng dụ cá mà còn được thay thế toàn bộ hệ thống chiếu sáng bằng LED cho nội thất và khoang máy tàu. Tổng số 6 tàu được mắc đèn LED có công suất máy từ 90CV đến 840CV. Tổng kinh phí cho 6 tàu là 583.470.000 đồng. Trong đó tàu có kinh phí ít nhất là 65.510.000d, tàu nhiều nhất là 115.860.000đ.
Toàn bộ hệ thống đèn LED bao gồm các chủng loại đèn pha dụ cá công suất 150W, 100W, đèn LED tuýp 18W và đèn LED tròn 12V dùng cho đèn bè do Công ty cổ phần Điện Quang chế tạo đã chứng tỏ được độ tin cậy. Tính đến thời điểm kết thúc dự án, nghĩa là sau hai năm trong điều kiện môi trường biển, 100%  bộ đèn công suất lớn, đèn LED mica, đèn LED tròn vẫn hoạt động bình thường, chỉ có 5 bóng đèn tuýp bị hỏng do va chạm trong quá trình
vận hành.
Do một số sự cố, 02 tàu đã không tham gia từ 5/2016. Chỉ tính cho 04 tàu, tổng công suất điện chiếu sáng cũ là 35,75 kW, tổng công suất của thống đèn LED là 7,90 kW, tổng công suấ hệ thống đèn LED là tiết kiệm được của bốn tàu là 27,85kW.Tổng kinh phí của 04 tàu là 376.000.000đ.
Kết quả tiết kiệm dầu diesel:Giả thiết mỗi kWh điện năng tiêu thụ 0,4 lít dầu, thời gian đi biển của các tàu trong thời gian thực sự đi biển là 15 tháng, mỗi tháng 20 ngày, mỗi ngày thắp sáng12 giờ. Giá dầu trung bình trong thời gian thực hiện dự án là 13.000 đ/lít.
Số dầu diesel tiết kiệm được của 04 tàu (theo lý thuyết) là: 27,85kW x 12giờ/đêm x 20 đêm/tháng x 15 tháng x 0,4 lít/kWh = 40.104 lít dầu, ứng với số tiền: 40.104 lít x 13.000đ/lít = 521.532.000 đồng

Ban Điều hàng dự án và Điều phối viên GEF tại Hội nghị Tổng kết
Ban Điều hàng dự án và Điều phối viên GEF tại Hội nghị Tổng kết

Thực tế, do các tàu vẫn dùng máy phát cũ công suất lớn, số dầu tiết kiệm được chỉ khoảng 50% so với tính toán lý thuyết. Như vậy:  Trong thời gian pháp lệnh của dư án, 4 tàu đã tiết kiệm được 20.052  lít, ứng với khoảng 260.766.000 đồng. Đây là con số thực sự ấn tượng vì trong thời gian pháp lện của dự án, số tiền tiết kiệm được đã chiếm 70% vốn được trang bị hệ thống đèn LED.
Kết quả giảm phát thải khí nhà kính: Theo giả thiết, mỗi kg dầu diesel cháy hết sẽ phát vào không khí khoảng 3 kg khí nhà kính CO2. Tính được lượng dầu tiết kiệm được đã giảm được 60.156 kg CO2. Đây cũng là con số ấn tượng của dự án này.
Kết quả nhân rộng mô hình dự án: Xét trên phương diện quốc gia, dự án“Thí điểm sử dụng đèn LED thay thế các nguồn sáng truyền thống trong đánh bắt thủy, hải sản góp phần giảm phát thải khí nhà kính” triển khai tại Ninh Thuận là một dự án đầu tiên và mang tính bài bản. Vì rất chú trọng đến khâu tuyên truyền nên tất cả các sự kiện của dự án như Hội nghị triển khai, Hội nghị sơ kết, Hội nghị theo dõi đánh giá… đều được tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin của Tỉnh Ninh Thuận, Tổng cục Thủy sản và Tạp chí “Ánh sáng và Cuộc sống” của Hội Chiếu sáng Việt Nam. Hiện tại, mọi người đều dễ dàng tìm được các thông tin về kết quả của dự án trên internet. Dự án có vai trò như một “mô hình thí điểm” thử nghiệm một công nghệ khai thác thủy hải sản mới và hiện đại hơn.
Sau dự án này, một loạt dự án tương tự đã được triển khai trong cả nước. Trong đó phải kể ra là:  Dự án “Dự án biểu diễn dùng đèn LED trên tàu cá Việt Nam” do Viện Chiến lược Chính sách và Môi trường chủ trì với kinh phí tài trợ của Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP: United Nations Environment Programme) và GEF. Dự án này đã trang bị đèn LED cho 08 tàu cá lưới vây tại Bình Định và 02 tàu cá pha xúc tại Bình Thuận trong các tháng cuối năm 2016. Dự án đã được hai địa phương đánh giá là rất hiệu quả và cả hai địa phương này đề mong muốn được thụ hưởng những chương trình tiếp theo. Điều đặc biệt là phương pháp triển khai cho các tàu cá Bình Định và Bình Thuận đã được áp dụng hoàn toàn theo cách làm của dự án Ninh Thuận. Dự án “Áp dụng đèn LED trên tàu cá” của Sở KHCN Quảng Trị do Hãng
Mitsubishi (Nhật Bản) tài trợ với quy mô trang bị đèn LED cho khoảng 30 tàu cá tại tỉnh này trong giai đoạn 2016 – 2018.
Hứa hẹn, việc sử dụng đèn LED thay thế các nguồn sáng truyền thống sẽ là một xu thế tất yếu trong hoạt động khai thác thủy hải sản, nhằm nâng cao năng lực của đội tàu cá Việt Nam.

Công việc phía sau của dự án
Với tinh thần “nhiều chủ tàu được hưởng lợi”, Điều phối viên GEF và Ban điều hành dự án đã yêu cầu UBND hai xã vận động các chủ tàu đang sử dụng đèn LED trả lại toàn bộ hệ thống đèn để trang bị cho các hộ khác. Toàn bộ số đèn của 6 tàu đã được thu gom và cất giữ tại UBND xã Thanh Hải. Số đèn này được Ban điều hành dự án bàn giao cho UBND xã Thanh Hải trước sự chứng kiến của điều phối viên GEF. Tuy dự án đã kết thúc nhưng Nhóm chuyên gia và Công ty Cổ phần bóng đèn Điện Quang vẫn sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật cho địa phương trong việc triển khai lắp hệ thống đèn LED cho các hộ ngư dân mới.

Lê Hải Hưng

anhsangvacuocsong

 

Bài viết liên quan

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM NHIỀU NHẤT