29 C
Hanoi
Thứ Hai, 19 Tháng 5, 2025

Đào tạo nhân lực ngành chiếu sáng LED: Chương trình gắn liền với thực tế

Dự án “Phát triển và thúc đẩy công nghệ LED cho chiếu sáng chung ở Việt Nam” (Dự án LED) được tài trợ bởi Quỹ môi trường toàn cầu (GEF), Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và đồng tài trợ bởi các cơ quan/đơn vị liên quan của Việt Nam. Dự án được giao cho Trung tâm Phát triển công nghệ cao (HTD), Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) triển khai, thực hiện. Một trong các hoạt động củaDự án LED, năm 2018 xây dựng và tổ chức thực hiện một chương trình đào tạo cho cán bộ chuyên ngành chiếu sáng làm việc trong các lĩnh vực thiết kế, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng và quản lý hệ thống chiếu sáng LED.Theo kế hoạch, hai khóa đào tạo sẽ được tổ chức tại thành phốHà Nội (dự kiến 24-26/09/2018) và TP. Hồ Chí Minh (dự kiến tháng 05-07/11/2018) cho khoảng trên 100 cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, chuyên gia trong các đơn vị, doanh nghiệp chiếu sáng trong cả nước.
Bám sát nhu cầu thực tế để xây dựng chương trình
Về công tác chuẩn bị, để có cơ sở thực tế đánh giá sát yêu cầu thực tế về nắm bắt được nhu cầu đào tạo về thiết kế, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng và quản lý hệ thống chiếu sáng LED của các đơn vị,các chuyên gia Tư vấn của Dự án LED đã xây dựng một khung chương trình từ việc xác định đối tượng đào tạo, nội dung, phương thức đào tạo, các công tác chuẩn bị từ điều tra, khảo sát, giáo trình, giáo viên: khảo sát, phỏng vấn, thu thập, xử lý thông tin và xây dựngchương tình đào tạo. Nghiên cứu và tham khảo dữ liệu, văn bản chính sách, các kỷ yếu hội thảo khoa học của Hội Chiếu sáng Việt Nam, tạp chí Ánh sáng và Cuộc sống,…; Xây dựng kế hoạch khảo sát chi tiết:Tiến hành gửi phiếu khảo sáttới hơn 40 đối tác là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh vật tư, thiết bị chiếu sáng, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, tư vấn, thiết kế chiếu sáng & quản lý,vận hành, lắp đặt hệ thống chiếu sáng; Phỏng vấn một số doanh nghiệp tiêu biểu để tìm hiểu kỹ hơn về hiện trạng và nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp trong chiếu sáng LED; Phỏng vấn một số chuyên gia trong ngành với kinh nghiệm lâu năm và kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực thiết kế, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng và quản lý hệ thống chiếu sáng LED,…
Kết quả khảo sát cho thấy, hạn chế của các đơn vị là năng lực của các cán bộ kỹ thuật thiếu các kiến thức tiêu chuẩn LED trong nghiên cứu, thử nghiệm và chưa nắm được công nghệ đóng gói chip LED, thiếu tài liệu tham khảo, hướng dẫn trong lĩnh vực chiếu sáng LED nói chung để các cán bộ kỹ thuật nghiên cứu, úng dụng. Từ thực tế công tác khảo sát, điều tra, phỏng vấn, Dự án đã lập các chủ đề đào tạo dự kiến và xác định nhu cầu đào tạo các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, các chuyên gia và tư vấn làm việc trong lĩnh vực thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng và quản lý các ứng dụng LED cho chiếu sáng trong nhà và ngoài trời,…
Dự án đã xác định đối tượng đào tạo và phân những học viên tham dự khóa đào tạo theo ba nhóm mục tiêu: Kỹ sư và cán bộ kỹ thuật của các công ty chiếu sáng làm việc trong lĩnh vực thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng và quản lý các ứng dụng LED cho chiếu sáng trong nhà và ngoài trời; Các chuyên gia dự án và tư vấn cho LED chiếu sáng trong nhà và ngoài trời;Các cán bộ quản lý, kỹ thuật thuộc các ban ngành nhà nước và địa phương có liên quan đến chiếu sáng.

Nội dung đào tạo sát thực
Từ kết quả phản hồi khảo sát của 22 đơn vị gửi về,cùng với sự hỗ trợ của các chuyên gia tư vấn quốc tế và trong nước, Dự án LED đã xây dựng một chương trình đào tạo về thiết kế, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng và quản lý hệ thống chiếu sáng LED trong chiếu sáng chung. Để xây dựng nội dung đào tạo, Dự án đã tập hợp các giảng viên có kinh nghiệm ở trong nước và nước ngoài đã tham gia soạn thảo 8 bài giảng về các công nghệ sản xuất cũng như các vấn đề về thiết kế, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng và quản lý các hệ thống chiếu sáng LED dùng trong chiếu sáng chung.
Theo đó, nội dung của chương trình đào tạo được tập trung theo ba nhóm(mô đun) sau: Mô-đun 1: Các khái niệm cơ bản về nguồn sáng LED dùng trong chiếu sáng chung; Mô-đun 2: Thiết kế và lắp đặt hệ thống chiếu sáng LED; Mô-đun 3: Vận hành, bảo dưỡng và quản lý các hệ thống chiếu sáng LED. Các học viên sẽ được tiếp cận với các nội dung trên qua 8 bài giảng với 10 chuyên đề do các giảng viên, chuyên gia Dự án truyền đạt.
Tại bài giảng 1: Các học viên được các giảng viê truyền đạt những khái niệm cơ bản về điôt phát sáng (LED) và đèn LEDthông quahai chuyên đề.Chuyên đề 1: Các khái niệm cơ bản về điôt phát sáng LED; Chuyên đề 2: Đèn LED cho chiếu sáng chung(LED và bộ đèn – luminaires)
Bài giảng 2:Thiết kế và lắp đặt hệ thống chiếu sáng LED ngoài trời, được các chuyên gia phân thànhhai chuyên đề. Chuyên đề 1: Thiết kế và lắp đặt hệ thống chiếu sáng LED ngoài trời. Chuyên đề 2: Hướng dẫn thực hành sử dụng máy tính và các phần mềm liên quan để thiết kế các công trình chiếu sáng ngoài trời.
Bài giảng 3: Thiết kế và lắp đặt chiếu sáng đèn LED trong nhà, gồm hai chuyên đề. Chuyên đề 1: Thiết kế và lắp đặt hệ thống chiếu sáng LED trong nhà;Chuyên đề 2: Hướng dẫn thực hành sử dụng máy tính và các phần mềm liên quan để thiết kế các công trình chiếu sáng trong nhà
Bài giảng 4:Quản lý, vận hành, duy tu, duy trì hệ thống chiếu sáng công cộng sử dụng đèn LED. Các học viên được tiếp nhận theo hai chuyên đề, một: Quản lý, vận hành, duy tu, duy trì hệ thống chiếu sáng công cộng sử dụng đèn LED; Hai: Công tác quản lý chiếu sáng công cộng và các cơ chế huy động nguồn lực đầu tư cải tạo hệ thống chiếu sáng công cộng hiện có bằng công nghệ LED; Hướng dẫn sử dụng phần mềm trong công tác quản lý các hệ thống chiếu sáng.
Bài giảng 5: Chiếu sáng LED thông minh và bảo vệ xung điện cho các hệ thống chiếu sáng LED nói chung và chiếu sáng LED thông minh nói riêng, cũng gồm hai chuyên đề. Chuyên đề 1: Chiếu sáng LED thông minh; Chuyên đề 2: Bảo vệ xung điện cho các hệ thống chiếu LED nói chung và chiếu LED thông minh nói riêng
Bài giảng 6: Hướng dẫn kiểm tra về an toàn lao động trong lắp đặt, sửa chữa và thay thế hệ thống chiếu sáng LED (trong nhà và ngoài trời) bao gồm các nội dung về điều kiện lao động; các yếu tố nguy hiểm, có hại trong quá trình lao động, sản xuất; Công tác an toàn, vệ sinh lao động trong các hoạt động liên quan đến lắp đặt, sửa chữa và thay thế hệ thống chiếu sáng LED; Bài tập Hướng dẫn lập kế hoạch an toàn và và các hoạt động giám sát kiểm tra an toàn lao động trong lắp đặt, sữa chữa và thay thế chiếu sáng LED,….
Bài giảng 7: Đo đạc và kiểm tra đèn LED: tại đây, các học viên sẽ được hướng dẫn, tìm hiểu, nắm được thông số chính của đèn LED cần được đo đạc và kiểm tra; Nội dung và các phương pháp đo đạc và kiểm tra đèn LED; Các phương pháp xác định tính không ổn định trong đo đạc đèn LED; Bài tập thực hành đo đạc và kiểm tra đèn LED.
Bài giảng 8: Các ví dụ điển hình về chiếu sáng đường phố sử dụng đèn LED, giới thiệu kinh nghiệm triển khai thực hiện các dự án thí điểm chiếu sáng đường phố sử dụng đèn LED ở các nước phát triển và đang phát triển.
Để trợ giúp thêm cho các học viên có thêm tài liệu sử dụng trong quá trình học tập cũng như triển khai thực hiện các nhiệm vụ của mình trong thực tiễn, Ban QLDA cũng đã chuẩn bị và sẽ cấp cho các học viên hơn 3000 trang tài liệu tham khảo trong nước và ngoài nước cập nhật cho đến năm 2017, 2018.

Công tác hậu kiểm và đánh giá
Các chuyên gia đào tạo của Dự án cho biết, trước mỗi khóa đào tạo, Ban tổ chức lớp học đều có phiếu khảo sát đánh giá trình độ và nhu cầu đào tạo của học viên để điều chỉnh chương trình đào tạo cho phù hợp. Phiếu khảo sát này được gửi dưới dạng Google Biểu mẫu vào email của từng học viên đăng ký để thu thập và phân tích trực tuyến các phản hồi của học viên, và được gửi sau khi nhận được danh sách học viên tham dự Khóa đào tạo do Ban quản lý dự án cung cấp. Việc trả lời phiếu khảo sát là điều kiện bắt buộc để học viên tham dự khóa tập huấn. Mẫu phiếu “Khảo sát đánh giá trình độ và nhu cầu đào tạo của học viên trước khóa đào tạo”.Kết thúc mỗi khóa đào tạo có phiếu đánh giá mức độ hài lòng học viên sau khi tham dự khóa đào tạo. Phiếu đào tạo sẽ được học viên điền trực tuyến theo dưới dạng Google biểu mẫu và sẽ được phân tích trực tuyến, tổng hợp kết quả ngay tại lớp học. Mẫu phiếu “Đánh giá mức độ hài lòng của học viên sau khi tham dự khóa đào tạo”
Đánh gía về việc đào tạo của Dự án LED, PGS, TS Nguyễn Hồng Tiến, Chủ tịch Hội Chiếu sáng Việt Nam, đánh giá cao về hoạt động của DA LED,Hội CSVN hoan nghênh và hoàn toàn ủng hộ BQLDA tổ chức các khóa đào tạo cán bộ kỹ thuật trong hoạt động thiết kế, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng và quản lý chiếu sáng LED ở Việt Nam. Ông cho rằng: Việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho cán bộ kỹ thuật chuyên ngành chiếu sáng là rất cần thiết; môt mặt nâng cao chất lượng trong tư vấn, thiết kế; đặc biệt trong quản lý vận hành hệ thống chiếu sáng hướng tới chiếu sáng thông minh. Như vậy, đòi hỏi phải có một chương trình đào tạo cụ thể, thời gian phù hợp. Các Hội viên Hội chiếu sáng rất quan tâm đến nội dung của chương trình đào tạo này, để thỏa mãn mong muốn của hội viên, hy vọng DA có một chương trình đào tạo phù hợp cho mỗi đối tượng. Qua dự án chúng tôi mong muốn công tác tuyên truyền cần đẩy mạnh hơn thông qua kết quả đào tạo.

Quang Trần

Bài viết liên quan

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM NHIỀU NHẤT