29 C
Hanoi
Thứ Hai, 19 Tháng 5, 2025

Đà Nẵng: Hướng đến thành phố văn minh, an toàn giao thông

Trong năm 2020, dưới sự chỉ đạo của Thành ủy, sự giám sát chặt chẽ của HĐND TP sự chỉ đạo của UBND TP Đà Nẵng trong việc thực hiện Nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ năm 2021, triển khai quyết liệt Chủ đề: Năm 2021 – Năm đẩy mạnh thu hút đầu tư; ổn định tình hình, tháo gỡ vướng mắc, thực hiện 3 đột phá về phát triển kinh tế – xã hội và các mặt công tác của TP cơ bản ổn định, Chương trình TP “4 an” gắn với các chương trình TP “5 không”, “3 có” đã trở thành phương châm hướng đến một TP văn minh.

Hạ tầng kết nối giao thông

Đã 46 năm qua, sau ngày giải phóng TP Đà Nẵng có nhiểu đổi mới, từ khi tách tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng năm 1997, cho đến nay Đà Nẵng đã xây dựng thêm nhiều cây cầu bắc qua sông Hàn và  các  trục  đường kết nối đồng bộ, nhằm thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ khu vực phía Đông –Nam-Tây-Bắc TP. Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, vận tải hành khách công cộng và công tác bảo đảm trật tự ATGT, chống ùn tắc giao thông được các cấp, các ngành và địa phương quan tâm, đặc biệt là sự ưu tiên đầu tư, chỉ đạo tập trung, quyết liệt của lãnh đạo thành phố; cùng với sự nỗ lực phấn đấu của toàn ngành…

Hạ tầng đô thi TP Đà Nẵng ngày càng phát triển.

Phải nói rằng về quản lý vận tải hành khách theo tuyến cố định, định kỳ hàng quý, Sở GTVT công bố biều đồ chạy xe các tuyến vận tải khách theo tuyến cố định theo thông tư 63/2014/TT-BGTVT   của   Bộ   GTVT, hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ ngày càng chuyên nghiệp; phương tiện liên tục được đầu tư, nâng cấp đáp ứng nhu cầu của người dân, quản lý vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt có 14 tuyến, trong đó: có 6 tuyến buýt không trợ giá,  5  tuyến trợ giá, 1 tuyến TMF và hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư chuẩn bị đưa thêm 6 tuyến xe buýt trợ giá mới vào vận hành trong năm 2020 mặc dù đã bị dịch COVID-19 trên các tỉnh trong đó có TP Đà Nẵng, song với sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền địa phương, cả hệ  thống  chính  trị và ý thức của nhân dân chấp hành phòng, chống dịch COVID-19 đã nhanh chóng dập tắt.

Hướng mở cho một đô thị văn minh

Bên cạnh đó, năm 2020 Sở GTVT được giao làm chủ đầu tư triển khai đầu tư xây dựng 31 công trình, 3 công trình chuẩn bị đầu tư, 1 dự án khởi công mới;18 công trình thanh quyết toán khối lượng và thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành đối với 84 công trình do các Ban QLDA chuyên ngành và UBND quận, huyện làm chủ đầu tư, gồm 32 công trình mới; 11 công trình chuyển tiếp; 41 công trình thanh quyết toán khối lượng; thẩm định  hồ  sơ  thiết kế cơ sở của 10 công trình, hồ sơ thiết kế, dự toán của 109 công trình, hạng mục. Tổng kinh phí sau thẩm định 1.829,01 tỷ đồng/ tổng số kinh phí trình duyệt là 2.245,22 tỷ đồng, đã tiết kiệm cho ngân sách số tiền: 256,21 tỷ đồng.

Để phát triển đô thị theo hướng thông minh, bền vững, ngành tập trung rà soát, điều chỉnh quy hoạch giao thông đồng bộ với việc điều chỉnh quy hoạch chung thành phố, tích cực phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương để sớm hoàn thành thủ tục đầu tư các dự án lớn; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các Ban QLDA đẩy nhanh tiến độ, chất lượng các dự án kết cấu hạ tầng giao thông; xây dựng các cơ chế chính sách như chính sách ưu đãi, kêu gọi đầu tư các bãi đỗ xe, chính sách hỗ trợ, ưu đãi, khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, các Đề án về tăng cường vận tải công cộng kết hợp với kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân, điều tiết hợp lý các phương tiện vận tải vào trung tâm.

Một tuyến đường bộ trọng điểm đi từ Bắc vào TP Đà Nẵng.

Phát triển hợp lý các loại hình vận tải, dịch vụ cảng biển – logistics. Tiếp tục thực hiện đầu tư cải tạo nâng cấp cảng sông Hàn thành cảng du lịch và kết cấu hạ tầng đường TNĐ theo Quyết định số 6651/QĐ-UBND ngày 30/9/2016 của UBND TP về phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển GTVT đường TNĐ trên địa bàn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Ứng dụng công nghệ, nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác hạ tầng hiện có và tăng cường các biện pháp nhằm đảm bảo TTATGT, hạn chế tình trạng ùn tắc và phấn đấu giảm dần TNGT trên cả 3 tiêu chí. Tiếp tục xây dựng văn hóa giao thông, văn minh đô thị góp phần thực hiện có hiệu quả Chương trình “Thành phố 4 an”. Kết nối  hoàn  chỉnh  hệ  thống  giao thông, nâng cao hiệu quả khai thác. Tập trung xúc tiến sớm triển khai đầu tư xây dựng Cảng Liên Chiểu và khu đô thị cảng; đồng thời tiếp tục phối hợp các Bộ ngành trung ương triển khai phương án di dời ga đường sắt, xây dựng khu vực nhà ga cũ trở thành một khu đô thị phức hợp. Nơi đây sẽ được mở rộng để thu hút các nguồn lực vào xây dựng kho tàng, trung tâm thương mại, sẽ mang đến cho khu vực miền Trung bộ mặt văn minh, hiện đại, đúng theo chủ trương của lãnh đạo thành phố.

Quyết tâm giảm tai nạn giao thông.

Với quyết tâm tiếp tục kéo giảm TNGT từ 5 – 10% số vụ, số người chết, bị thương so với năm 2020, Không để ùn tắc giao thông kéo dài, đua xe trái phép xảy ra; thực hiện năm ATGT với chủ đề: “An toàn giao thông cho hành khách và người đi mô tô, xe máy”; ngay từ đầu năm UBND TP, Ban ATGT đã tập trung chỉ đạo triển khai các văn bản pháp luật về bảo đảm TT.ATGT, chống ùn tắc giao thông. Tiếp tục thực hiện các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và UBND TP về tăng cường công tác bảo đảm TTATGT. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về TTATGT; kiên trì xây dựng văn hoá giao thông; Nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước bảo đảm ATGT, chống ùn tắc giao thông; nâng cao năng lực, hiệu lực của lực lượng TTKS, xử lý vi phạm về TT.ATGT.

Đồng thời đẩy nhanh tiến độ, chất lượng công tác đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông gắn với duy tu, bảo đảm ATGT và khai thác có hiệu quả các công trình hạ tầng. Nâng cao chất lượng dịch vụ, đẩy nhanh đầu tư hệ thống vận tải công cộng. Ứng dụng mạnh công nghệ thông tin, các thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đối với công tác quản lý, điều hành, tổ chức giao thông.

Ông Lê Văn Trung-Giám đốc Sở GTVT, Phó trưởng ban thường trực Ban ATGT TP Đà Nẵng cho biết: Thực hiện đồng bộ các giải pháp hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân, điều tiết phương tiện vào trung tâm thành phố, kiểm soát chặt điều kiện về ATKT và BVMT của các phương tiện cơ giới. Quản lý chặt chẽ hoạt động xây dựng bảo đảm việc đầu tư, xây dựng mới các khu công nghiệp, đô thị, các trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện… trong các đô thị bảo đảm TT.ATGT và phù hợp với năng lực kết cấu hạ tầng giao thông và vận tải công cộng. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 23/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp cấp bách trong hoạt động vận tải đường bộ; Chỉ thị số 23/CT-TTg về tăng cường bảo đảm TTATGT đường TNĐ; Chỉ thị số 29/CT-TTg về xử lý phương tiện hết niên hạn sử dụng, quá hạn kiểm định; Chỉ  thị  số  32/CT-TTg  về  tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông; Chỉ thị số 33/CT-TTg về tăng cường quản lý, lập lại trật tự hành lang ATGT ĐBĐS; Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 19/02/2019 của Chính phủ về tăng cường bảo đảm TT. ATGT và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2021 và Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 4/12/2018 của UBND TP về tăng cường công tác bảo đảm TT.ATGT trong hoạt động vận tải đường bộ trên địa bàn TP, qua đó tiếp tục chống ùn tắc giao thông, kéo giảm TNGT.

ĐC BÌNH-XUÂN KHANH

Bài viết liên quan

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM NHIỀU NHẤT