Các loại nông sản Việt sẽ dễ dàng xuất khẩu ra nước ngoài hơn với chứng chỉ GLOBALGAP – đây là tín hiệu vô cùng tốt cho ngành nông nghiệp nước ta.
Chứng chỉ GLOBALGAP là gì?
GLOBALGAP (trong đó GAP là viết tắt của Good Agricultural Practice) là bộ cấc tiêu chuẩn quốc tế chứng nhận việc thực hành sản xuất nông nghiệp tốt. GLOBALGAP được xây dựng với múc đích quy chuẩn hóa các quy trình trong sản xuất nông nghiệp ở ba lĩnh vực: Trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Các sản phẩm nông nghiệp muốn đạt được chứng chỉ GLOBALGAP cần chứng minh được các sản phẩm sạch mà mình sản xuất tuân thủ các tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn Global G.A.P.

Theo bà Nguyễn Kim Thanh – chuyên gia tiêu chuẩn hội Doanh Nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao cho biết: để các Hợp tác xã Việt Nam đạt các tiêu chuẩn của GLOBALGAP là không hề đơn giản bởi rất khó để thay đổi nhận thức và tư duy của nông dân về tiêu chuẩn này. Ví dụ các HTX thông thường sẽ rất ít khi chia sẽ về những kinh nghiệm và bí quyết ra bên ngoài, song theo tiêu chuẩn GLOBALGAP HTX cần phải chia sẽ cách thức sản xuất các loại nông sản để chứng minh rằng quy trình này phù hợp với tiêu chuẩn. Không những thế để đảm bảo quy trình sản xuất thân thiện với môi trường, nông dân cần phải cung cấp các loại hóa đơn vật tư mà điều này là rất khó, bởi vì ở Việt Nam, hầu hết các hộ nông dân đều trả tiền vật tư sau khi thu hoạch nên khó có thể cung cấp các loại giấy tờ này.
Ngoài ra, điều cần thiết nhất là cần phải quy chuẩn hóa quy trình sản xuất và đóng gói cho người dân. Muốn làm được điều này đòi hỏi các nhà khoa học, các HTX phải phối hợp với nhau để tối ưu hóa chi phí tạo ra năng suất cao nhất cho sản phẩm.
Chứng nhận GLOBALGAP sẽ giúp nền nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế nước nhà nói chung phát triển, vưa ra thế giới. Song bên cạnh đó cần phải nâng cao kiến thức, nâng cao nhận thức cho người dân. Các sản phẩm đạt tiêu chuẩn GLOBALGAP là các sản phẩm có chất lượng cao, đảm bảo an toàn sức khỏe người sử dụng, bảo vệ môi trường và có giá trị kinh tế cao.
Bá Linh