Hữu Kiệm là xã vùng cao đặc biệt khó khăn thuộc huyện 30a, bước đầu triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM gặp quá nhiều khó khăn, tưởng chừng như không đảm bảo về tiến độ và chỉ tiêu đề ra, do điểm xuất phát quá thấp. Xã có 9 bản, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, địa hình phức tạp, đồi núi dốc, cơ sở hạ tầng tuy được đầu tư nhưng thiếu và chưa đồng bộ.

Là xã đầu tiên được huyện Kỳ Sơn chọn điểm để chỉ đạo về đích Nông thôn mới trong năm 2020, từ đó Đảng bộ và nhân dân xã đã xác định rõ xây dựng Nông thôn mới là một chương trình lớn có tính chất chiến lược trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội, nhằm quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và tài nguyên, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng đời sống của người dân nông thôn và đặc biệt có ý nghĩa to lớn đối với người dân. Góp phần xây dựng nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội từng bước hiện đại, cơ cấu kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn sản xuất nông nghiệp với phát triển ngành nghề và dịch vụ, xã hội ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh trật tự xã hội được giữ vững, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.

Xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm về đích nông thôn mới ở một vùng biên cương của đất nước là một nhiệm vụ chính trị năng nề. Ông Nguyễn Hữu Lượng bí thư kiêm chủ tịch UBND xã cho biết: Thoát nghèo là “cái nhìn muôn đời nay, của bà con dân tộc thiểu số, bỏ cái đói, giảm cái nghèo, thoát hủ tục lạc hậu, văn hóa nâng lên, tinh thần sáng suốt.” Thoát nghèo rồi “ cái bầu vú sữa của nhà nước vùng 30 a, chương trình 135, Chương trình 167 và các chương trình khác cho bà con dân bản có bị cắt đi không, khi cái nghèo cứ leo lắt mãi, rồi kéo theo sự túng quẩn người dân.” Bằng sự chỉ đạo quyết liệt cấp ủy Đảng nên người dân hiểu rỏ làm nông thôn mới làm cho mình. Vì vậy một thời gian dài tưởng chừng như khó quá nhưng đến hôm nay đã đạt được kết quả khả quan.

Tổng diện tích tự nhiên là 7.508,86 ha, chiếm 3.6% so với diện tích tự nhiên toàn huyện, chủ yếu là đồi núi. Dân số toàn xã: có 1072 hộ với 4.893 người. Có 04 dân tộc anh em sống trên địa bàn, cụ thể: Dân tộc Khơ mú có 2.205 người, chiếm 45,06%; Dân tộc Mông có 15 người, chiếm 0,3%; Dân tộc Thái có 2.117 người, chiếm 43,26%; Dân tộc Kinh có 556 người, chiếm 11,3%.

Nhân dân chủ yếu sinh sống và lao động nông nghiệp. Luôn nhận được quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện Kỳ Sơn, trực tiếp là Ban chỉ đạo huyện thường xuyên xuống xã làm việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho xã trong suốt quá trình thực hiện Chương trình. Trên cơ sở đó, xã tiến hành khảo sát, lập quy hoạch và lập đề án xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã, tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân. Thông qua Nghị quyết phê duyệt đề án của HĐND xã để làm cơ sở pháp lý cho Ban quản lý cấp xã triển khai thực hiện.

Thoát cái khó làm kinh tế nâng cao thu nhập người dân vẩn là nhiệm vụ trọng tâm. Tập trung xây dựng các mô hình sản xuất trồng rau sạch tại Khe Nhinh – bản Na Lượng 1 với sự tham gia của 12 hộ gia đình. Triển khai mô hình cải tạo vườn tạp bằng cách trồng các loại cây ăn quả như: Thanh long, dưa hấu tại bản Khe Tỳ.
Hàng năm chỉ đạo nhân dân sản xuất Nông lâm nghiệp với diện tích cụ thể như sau: Cây lúa nước hàng năm 23.41 ha; rau màu các loại 6 ha; 160 ha lúa rẫy luân canh trên địa bàn 9 bản. Đã sử dụng các loại giống cây trồng mới có chất lượng và năng suất cao, thích hợp với điều kiện môi trường sinh thái của địa phương.
Trăn trở nhất vẩn là thoát nghèo cho người dân và không tái nghèo với một nơi xa xôi hẻo lánh, làm cái gì củng khó này đây là một điều trăn trở.Thực hiện tốt các chính sách giảm nghèo bền vững tại xã, tất cả các hộ nghèo, hộ cận nghèo đều được tiếp cận, sử dụng các nguồn vốn vay ưu đãi và các chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất của nhà nước. Từ đó số hộ nghèo giảm từ 72.8% (năm 2010) xuống còn 4.66% (Qúy I/2020). Đây không phải là “bệnh thành tích” Mà là một cái nhìn khách quan, và cách làm thực sự, để rồi người dân không taia nghèo.
Qua quá trình triển khai, thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, đến nay xã Hữu Kiệm tự đánh giá đã hoàn thành 19/19 tiêu chí, đạt 100% theo quy định Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Tổng nguồn vốn thực hiện 51,130,963 triệu đồng. Ngân sách cấp trên: 44,263,963 triệu đồng. Vốn doanh nghiệp và huy động: 900 triệu đồng. Vốn góp của nhân dân: 845 triệu đồng. Vốn tín dụng 5.122 triệu đồng.

Có quy hoạch chung xây dựng xã được duyệt và được công bố công khai đúng thời hạn. Tổ chức cắm mốc chỉ giới các tuyến đường xã, đường thôn xóm, đường nội đồng theo quy hoạch đã được phê duyệt. Quản lý và sử dụng quy hoạch được đảm bảo. Đường trục thôn bản và đường liên bản đã được bê tông hóa 16.045 km, tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện giao thông đi dễ dàng. Hoàn thành 8 km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa. Hoàn thành 3km đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm.

Đường trục bản gồm các tuyến: đường từ QL7 vào bản Khe Tỳ tổng 2 km, bê tông 2 km, đạt 100%; tuyến đường từ QL7 vào khu kinh tế Khe Nhinh tổng 3 km, bê tông 2300 km, đạt 76.6%; đường từ QL7 đến nhà Ông Nhưn (bản Na Lượng 1) tổng 0.1 km, bê tông 0.1 km, đạt 100%. Đường từ QL7 đến nhà ông Tuyên (bản Na Lượng 1) tổng 0.1 km, bê tông 0.1 km đạt 100%, đường từ QL7 vào trường tiểu học bản Na Lượng 1 tổng 0.115km, bê tông 0.115 đạt 100%. Đường từ điểm Trường tiểu học vào trường Mầm non (bản Na Lượng 1) tổng 0.26 km, bê tông 0.26 km đạt 100%. Đường từ QL7 lên Đền Pu Nhạ Thầu tổng 0.3 km, bê tông 0.3 km đạt 100%. đường từ QL7 vào Trạm Y tế xã Hữu Kiệm tổng 1 km, bê tông 1 km đạt 100%; đường từ QL7 đến nhà ông Đoàn (bản Na Chảo) tổng 0.06 km, bê tông 0.06 km đạt 100%; đường từ QL7 đến nhà ông Điệp (bản Na Chảo) tổng 0.05 km, bê tông 0.05 km đạt 100%; đường từ QL7 đến bản Đỉnh Sơn 1, 2 tổng 7 km, bê tông 7 km, đạt 100%, đường từ QL7 lên bản Huồi Thợ tổng 2 km, bê tông 2 km đạt 100%.

Đường trục chính nội đồng: Trên địa bàn xã có 5 bản có ruộng nước ( Khe Tỳ, Na Lượng 1, Na Lượng 2, Na Chảo, Bản Bà). Hầu hết các tuyến đường nội đồng trên địa bàn xã được bê tông và thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa nông sản, đi lại thuận tiện quanh năm. Tổng kinh phí thực hiện: 6.030 triệu đồng. Nhân dân hiến đất: 3.800 m2 đất. Tổng số xi măng đã nhận 2.000 tấn. Tổng ngày công huy động để thực hiện: 9.000 công.
Xã có tổng diện tích lúa nước 23.11 ha, tập trung chủ yếu 5/9 bản, những bản có diện tích lúa nước như bản Khe Tỳ, Na Lượng 1, Na lượng 2, Na chảo, Bản Bà. Nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp được lấy từ các khe: Khe Tỳ (2.34 ha), Khe Nhinh (13.78 ha), Khe Chảo ( 4.85ha), Khe Bà (2.24). Hệ thống tưới tiêu tự chảy. Toàn xã có 6.5 km kênh mương, trong đó đầu tư bê tông xi măng được 6.5 km đạt tỷ lệ 100%. Hàng năm tiếp tục sử dụng nguồn kinh phí thủy lợi phí để nâng cấp tu sửa hệ thống kênh mương, đảm bảo tưới tiêu phục vụ cho 23.11 ha ruộng nước.
Hiện trạng hệ thống điện của xã được xây dựng hợp lý, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện, đã có 6 trạm biến áp có tổng công suất 375 KVA (Trạm Bản Bà công suất 50 KVA, trạm Huồi Thợ công suất 50 KVA, trạm Bản Hòm công suất 50 KVA, trạm Na Chảo công suất 50 KVA, trạm Na Lượng 2 công suất 75 KVA, trạm Na Lượng 1 công suất 50 KVA, đảm bảo cho 9/9 bản được dùng điện, đáp ứng dùng điện thường xuyên, an toàn đảm bảo nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.

Có 100% số hộ được dùng hệ thống điện lưới Quốc gia, 100% hộ dân dùng điện thường xuyên, 100% số hộ được dùng điện an toàn. Cơ bản đảm bảo an toàn hành lang lưới điện, phát huy hiệu quả và sử dụng tiết kiệm điện, không để xảy ra tình trạng cháy, chập điện, thiệt hại tính mạng về điện, tỷ lệ hao tổn điện năng giảm qua từng năm. Tại các bản Na Lượng 1, Na Lượng 2 nhân dân đã lắp hệ thống đèn đường chiếu sáng phục vụ nhu cầu phát triển của người dân. Tổng kinh phí thực hiện: 5.360,660 triệu đồng .
Do địa hình phức tạp để phù hợp với điều kiện của từng bản nên UBND xã đã bố trí 9/9 bản có diện tích sân tập thể thao đơn giản với diện tích từ 300m2 trở lên đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thể thao, vui chơi, giải trí cho người dân trong bản. Đối với những hoạt động mang tính rộng rãi trong toàn xã thì được tổ chức tại sân vận động xã.
9/9 bản trên địa bàn đã có nhà văn hóa cộng đồng xây dựng kiên cố với diện tích nhà văn hóa đạt từ 100m2 trở lên quy mô chỗ ngồi từ 80 chỗ ngồi trở lên, sân khấu hội trường 25m2, các nhà văn hóa đều được trang bị đầy đủ các thiết bị bên trong như: Bộ lễ nghi khánh tiết, loa máy, âm thanh, truyền thanh phục vụ nghe, nhìn và các hoạt động văn hóa, văn nghệ của bản, bố trí đầy đủ bàn, ghế đáp ứng yêu cầu các hoạt động trong bản. Hàng năm các nhà văn hóa thu hút trên 90% dân số trên địa bàn xã tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ thể dục – thể thao và các hoạt động khác do chính quyền địa phương phát động. Mỗi bản đều được bố trí sân thể thao có diện tích từ 300m2 trở lên đáp ứng nhu cầu thể thao cho nhân dân trong bản. Tổng kinh phí thực hiện: 5.640,645 triệu đồng.

Từ năm 2011 đến năm 2019 thực hiện theo quy định về việc xóa nhà tạm, dột nát, xã đã vận dụng các nguồn hỗ trợ của Chương trình 167, nguồn kinh phí từ chương trình NTM, Hỗ trợ vay vốn làm nhà ở (theo Quyết định 33/2015/QĐ-TTg). Bảo hiểm xã Hội Tỉnh Nghệ An (đơn vị nhận đỡ đầu xã), các cơ quan đơn vị trong và ngoài xã đã hỗ trợ cho 80 hộ nghèo xây dựng nhà mới xóa nhà tạm bợ, dột nát với tổng số tiền là 1.264.000.000 đồng. Toàn xã hiện nay không còn nhà tạm bợ, dột nát. Tổng kinh phí thực hiện: 5.265,4 triệu đồng.
Sau khi rà soát lại 19 tiêu chí và 39 nội dung xây dựng nông thôn mới với một khối lượng khổng lồ bắt tay bền bỉ qua 8 năm là một đóng góp to lớn từ sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy Đảng và chính quyên đến sự đồng lòng chung sức của người dân đến nay và công nhận xã Hữu Kiệm đạt chuẩn nông thôn mới vào Qúy II năm 2020.
Nguyễn Sơn – Lương Sơn