25 C
Hanoi
Thứ Hai, 12 Tháng 5, 2025

Nghệ An: Chi Khê tập trung toàn lực xây dựng nông thôn mới

Chi Khê là xã thuộc huyện Con Cuông, Nghệ An, nằm trên quốc lộ 7A, với đặc thù là xã miền núi nên để xây dựng đạt chuẩn các tiêu chí về nông thôn mới (NTM) còn gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn về cả cơ sở vật chất, hạ tầng, đời sống người dân còn nghèo khó. Con đường đến trường của các em học sinhcòn giannan, vất vả đặc biệt vào những ngày mưa lũ sắp đến.

Trụ sở ủy ban nhân dân xã Chi Khê, huyện Con Cuông, Nghệ An.

Không ngừng phát triển kinh tế – xã hội
Trong 6 tháng đầu năm 2018, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương, đảng bộ xã Chi Khê đã thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh.
Về phát triển kinh tế, trong nông nghiệp sản lượng lúa đạt 1035 tấn (tăng 58,3 tấn so với vụ Xuân 2017), năng suất diện tích rau màu đạt 90 tạ/ha, cam kinh doanh có năng suất đạt 150 tạ/ha. Công tác khuyến nông, khuyến lâm luôn được chú trọng để nâng cao hiệu quả, năng suất cây trồng cho người dân. Các dự án kênh mương tưới tiêu vào mùa gieo trồng cũng được quan tâm, đặc biệt đang vào thời điểm nắng nóng, nguy cơ thiếu nước cao, xã đã huy động người dân và phối hợp công ty thủy lợi Tây Nam cùng tham gia thực hiện tu sửa, nâng cấp hệ thống thủy lợi, kết quả đã làm được 300 m nắp đậy mương, nạo vét 3.000 kênh mương phục vụ sản xuất hè thu. Hiện nay, xã đã tiến hành gieo trồng trên diện tích là 158,7 ha, còn 3 ha chưa đủ nước để sản xuất. Với diện tích rừng trên 5000 ha, trong đó rừng phòng hộ là 1.752 ha, diện tích giao cho dân theo NĐ 163/CP là 3.916,56 ha; đã tổ chức họp cho các thôn đăng kí PCCR, PCCNtại 13 thôn bản. Công tác quản lý bảo vệ được đầu tư, phong trào trồng rừng được nhân dân tích cực tham gia, trong 6 tháng đầu năm đã trồng 84,5 ha theo dự án bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2012-2020. Là địa phương có nhiều con em là người dân tộc, gia đình khó khăn nhưng bằng sự tuyên truyền, làm tốt công tác giáo dục mà năm học 2017-2018 toàn xã có 4 trường với tổng 1129 em học sinh( tăng 14 em) và 845 cán bộ giáo viên, có 1 trường đạt chuẩn Quốc gia.
Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm, chất lượng khám chữa ngày càng được nâng lên.Các chương trình về y tế học đường đạt 100%, tiêmchủngđầy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi đạt 40%, đồng thời tổ chức khám nghĩa vụ quân sự cho 32 thanh niên. Luôn đề cao tuyên truyền, làm tốt kế hoạch hóa gia đình, khi tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên có xu hướng giảm dần, phối hợp với trung tâm y tế dự phòng tổ chức chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản trên địa bàn. Qúa trình giải quyết khiếu nại, luôn được chính quyền đôn đốc, nhắc nhở để nhanh chóng nắm bắt tình hình, xử lý kịp thời các vấn đề. Vào thứ 3 và thứ 5 hàng tuần, cán bộ xã được phân công xuống thôn bản để chỉ đạo, nắm tình hình, hướng giải quyết vướng mắc, đồng thời báo cáo tình hình và kiến nghị đề xuất của nhân dân.
Với phương châm “dễ làm trước, khó làm sau”, cấp ủy đảng, chính quyền từ xã xuống từng hộ dân để “cầm tay chỉ việc”, hướng dẫn người dân làm tường rào, chỉnh trang nhà cửa. Thực hiện các tiêu chí về xây dựng cơ sở hạ tầng, cùng với nguồn xi măng được Nhà nước hỗ trợ, đã vận động người dân hiến đất, đóng góp ngày công, vật liệu và kinh phí để làm đường giao thông liên thôn, nội đồng. Đến nay, xã đã có thôn Quyết Tiến về đích NTM, đang triển khai xây dựng 3 thôn bản đăng kí NTM là bản Liên Đình, thôn Tiến Thành, thôn Bãi Ổỉ.

Ông Lô Hồng Minh (chủ tịch xã) chia sẻ kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Tuy nhiên trong thực hiện nhiệm vụ, Đảng bộ và chính quyền địa phương còn gặp nhiều khó khăn, bởi nhận thức của người dân còn thấp, địa hình chủ yếu là rừng núi nên việc nâng cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng còn chưa đảm bảo, trong khi nguồn vốn nhà nước đầu tư còn hạn hẹp, chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân.Bằng sự đồng lòng của chính quyền và người dân, đến nay xã đã đạt 12/19 tiêu chí về NTM và đang tiếp tục triển khai các tiêu chí còn lại để sớm hoàn thành chỉ tiêu.

Hàng ngày học sinh và người dân bản Chai vẫn phải băng qua khe suối sang bản Đình.

Cần lắm một cây cầu
Vào mùa mưa lũ, con đường đến trường của gần 200 em học sinh,gồm 2 trường: mầm non và tiểu học ở bản Chai trở nên gian nan hơn bao giờ. Bởi con đường đến trường phải lội qua khe suối sang bản Đình, nhưng khi lũ lên các em không thể đi học vì mực nước dâng cao, rất nguy hiểm, đặc biệt lại sắp đến mùa mưa lũ.
Khe Chai nằm giữa bản Chai và bản Đình, vào mùa mưa, nước từ các Khe Hòm, Khe Nhu đều chảy về khe này với lượng nước lớn, đây là con đường nối 2 bản với nhau. Vì trường tiểu học và trường mầm non của xã Chi Khê đều nằm ở bản Đình, nên các em ở độ tuổi đi học ở bản này hàng ngày phải băng qua suối để đi học.Vào mùa cạn, mực nước thấp, các em có thể tự mình đi học nhưng vào mùa mưa lũ đều phải có phụ huynh đi kèm,dẫn qua khe để đến trường. Có đợt mưa lũ lớn, mực nước dâng cao đến 2m, hầu như các em ở bản Chai đều phải nghỉ học.Dù nhà gần trường nhưng nhiều hôm vì mưa lũ to nên cũng không thể qua khe được, đành phải nghỉ học. Nghỉ nhiều thì sợ không tiếp thu bài vở kịp nên khi nước lũ vừa rút là các em học sinh phải qua sông liền.Khi lượng mưa bắt đầu giảm, nước sông cũng bắt đầu rút thì người dân đã thấp thỏm qua sông, đưa con em đến trường. Đáng lo hơn, mặc dù không có người lớn đi cùng nhưng nhiều em vẫn tự mình dắt nhau đến lớp.
Con đường lởm chởm, gồ ghề bởi sỏi đá, nguy cơ lũ quét đổ về rất nhanh gây nguy hiểm, người dân và chính quyền địa phương đã phản ánh nhiều lần, mong muốn có một cây cầu chắc chắn, để giúp dân và các em học sinh có thể yên tâm đi lại. Bác Lô Thanh Hải, người dân ở bản Chai cho biết: “Hàng ngày, dân bản Chai và các cháu nhỏ đi học, đi làm đồng đều phải lội qua khe suối này để sang bản Đình. Năm nào cũng vậy, mưa đến là các cháu trong bản phải nghỉ học, người lớn còn đi qua đã nguy hiểm chứ đừng nói đến mấy cháu học sinh. Đã từ nhiều năm nay, chúng tôi mong đợi Nhà nước xây cho một cây cầu để tiện đi lại, nhưng đợi mãi vẫn chưa có”.

Khe Chai chia cắt bản Chai và bản Đình.

Chủ tịch xã Lô Hồng Minh cũng chia sẻ: nhiều năm nay địa phương trăn trở tìm hướng giải quyết tình trạng chia cắt này, tìm nguồn vốn phù hợp từ các chương trình dự án để mở tuyến đường giao thông liên thôn, bản. Xã cũng đã kiến nghị nhiều lần nguyện vọng của nhân dân lên huyện nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả, bởi nguồn vốn của huyện còn hạn hẹp, nên bây giờ chỉ trông chờ vào những nhà hảo tâm đầu tư xây dựng cây cầu, giúp bà con đi lại.
Việc bảo toàn tính mạng cho các em học sinh là yêu cầu hàng đầu ở các trường học không chỉ trong trận mưa lũ đầu mùa mà còn cả mùa bão lụt năm nay.Bà con nhân dân sống ở đây cũng như các học sinh, giáo viên đi qua trường cũng như bà con đi làm đồng qua lại rất khó khăn. Mùa mưa bão sắp đến, nếu chưa cócây cầu nối vào các bản làng tại đây không được xây dựng sớm, thì có lẽ, việc đến trường của học sinh cũng như đi lại của bà con nơi đây xem ra còn nhiều gian nan và tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm khó lường. Người dân bản Chai luôn cần hơn nữa sự quan tâm của cấp đảng ủy, các mạnh thường quân để người dân và các em học sinh đến trường an toàn.

Nguyễn Sơn- Nguyễn Thu

Bài viết liên quan

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM NHIỀU NHẤT