27.9 C
Hanoi
Thứ Ba, 15 Tháng 7, 2025

Ngành tôm Việt Nam phấn đấu xuất khẩu 4 tỉ USD

Năm 2021, toàn ngành tôm của Việt Nam đặt mục tiêu thả nuôi 740.000 ha tôm nước lợ đạt, đạt sản lượng 930.000 tấn, với kim ngạch xuất khẩu 4 tỷ USD.  

Ông Trần Đình Luân – Tổng cục Trưởng Tổng cục Thủy sản, chia sẻ tại Lễ khai mạc ngành tôm 2021 tại Cần Thơ.

Hội chợ Triển lãm Công nghệ ngành tôm Việt Nam 2021 (VietShrimp 2021) với chủ đề “Đích đến bền vững”  vừa chính thức khai mạc vào sang ngày 14/4 tại thành phố Cần Thơ được kéo dài đến ngày 16/4.

Với chủ đề “Đích đến bền vững” Triển lãm sẽ là diễn đàn để nhà quản lý, nhà khoa học, nhà kinh doanh, nhà nông chia sẻ, giới thiệu các sản phẩm công nghệ mới, mô hình tiên tiến, kết nối sản xuất, tiêu thụ, nhằm nâng cao sản lượng, giá trị. Quá đó , tăng cường quảng bá hình ảnh tôm Việt Nam trên thị trường thế giới. VietShrimp 2021 có gần 200 gian hàng của 150 doanh nghiệp, tổ chức trong nước và quốc tế hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến ngành thủy sản.

Các đại biểu tham quan gian hàng triển lãm ngành tôm 2021 tại Cần Thơ.

Cùng với việc trưng bày, giới thiệu các sản phẩm, công nghệ hướng đến nâng cao chất lượng bền vững của ngành tôm của các doanh nghiệp, VietShrimp 2021 còn có 03 phiên hội thảo chuyên đề với sự tham gia và chia sẻ thông tin hữu ích của nhiều nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia, doanh nghiệp có tâm huyết và có tầm nhìn chiến lược với ngành tôm Việt Nam…

Ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam – Trưởng Ban tổ chức Hội chợ cho biết, năm qua do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam vẫn đạt hơn 3,7 tỷ USD. Hiện nay, cả nước có khoảng 200.000 ha nuôi tôm công nghệ cao, trong đó tập trung nhiều ở hai tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng với diện tích khoảng 168.000 ha. Ngành tôm Việt Nam được khuyến khích để nâng cao sản lượng, chất lượng nhằm đảm bảo được mục tiêu phát triển hiệu quả và bền vững, cải thiện đời sống người dân, đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên, ngành tôm cũng đang đứng trước nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu, môi trường, dịch bệnh, sức cạnh tranh về giá thành và thị trường xuất khẩu….

Theo ông Nguyễn Việt Thắng, với tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 7% năm của ngành tôm thế giới, dự tính đến năm 2045 tổng sản lượng tôm toàn cầu sẽ đạt khoảng 15 triệu tấn. Việt Nam có thể trở thành cường quốc sản xuất và chế biến tôm số 1 thế giới, chiếm khoảng 25% thị phần tôm toàn cầu với sản lượng khoảng 4 triệu tấn tôm nguyên liệu, giá trị 20 tỷ USD vào năm 2045 thì cần phải xây dựng chiến lược bài bản để đưa ngành tôm phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.

Chia sẻ tại diễn đàn này, ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, thực hiện Nghị quyết 120 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, chuyển hướng thủy sản là trọng tâm. Trong những năm qua, đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất tôm mang lại hiệu quả, nhiều tập đoàn, công ty tham gia vào các chuỗi giá trị của ngành hàng tôm và đã được nhiều kết quả trong thời gian qua.

Ông Trần Đình Luân cho biết thêm, với những định hướng, chiến lược phát triển thủy sản, kỳ vọng sẽ khai thác tiềm năng, lợi thế của tôm nước lợ không chỉ kim ngạch xuất khẩu dừng lại ở 3 hay 4 tỷ USD mà mong muốn xuất khẩu tôm đạt kim ngạch từ 5 đến 6 tỷ USD trong thời gian tới. Việc tổ chức Hội chợ là cơ hội để nhà quản lý, nhà khoa học, người dân trao đổi, tiếp cận về kỹ thuật tiên tiến để nuôi tôm bền vững. “Tiêu đề của Hội chợ triển lãm VietShrimp 2021  hôm nay là đích đến bền vững là cơ hội để cho các nhà quản lý, các doanh nghiệp, địa phương, bà con tiếp cận, trao đổi về khía cạnh khoa học để nuôi tôm bền vững. Tiếp cận với những công nghệ mới nhất, giúp cho ngành tôm ngành một phát triển hiệu quả bền vững nhất” – ông Luân nhấn mạnh.

Theo số liệu của Bộ NN&PTNT cho thấy hiện cả nước có hơn 200.000 ha nuôi tôm công nghệ cao. Ttrong đó, tập trung nhiều nhất là tại hai tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng, với tổng diện tích khoảng 186.000 ha. Hai địa phương này là thủ phủ tôm của ĐBSCL được các doanh nghiệp nước ngoài tập trung đầu tư nguồn lực phục vụ cho chế biến và xuất khẩu.

Năm 2021, toàn ngành đặt mục tiêu diện tích nuôi tôm nước lợ đạt 740.000 ha, sản lượng 930.000 tấn. Phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 4 tỷ USD.

 

                                                                            Phương Dung

Bài viết liên quan

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM NHIỀU NHẤT