21 C
Hanoi
Thứ Ba, 13 Tháng 5, 2025

Nam Đàn nơi vùng đất thiêng địa linh nhân kiệt, đệ nhất du lịch văn hóa

Được biết rằng Huyện Nam Đàn nơi vùng đất sản sinh ra nhiều nhân tài kiệt xuất cho nhân loại đặc biệt là đất nước Việt. Vùng được ví như cái nôi của nho giáo bao đời, và có một nét văn hóa truyền thống khắc sâu, in đậm trong bản xứ vùng này, cái nôi của cách mạng quật khởi, cái nôi của nét văn hóa Việt. Đây được nhân định quan cho rằng “lưu giữa ngả ba hai nhánh sông gặp nhau ắt sản sinh ra vĩ nhân cho nhân loại” và nơi đã sản sinh ra nhà danh nhân văn hóa kiệt xuất toàn thế giới Hồ Chí Minh.  

Một góc huyện Nam Đàn.

Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đơn vị hành chính: 19 gồm có 18 xã và 01 thị trấn gồm: Nam Hưng, Nam Nghĩa, Nam Thái, Nam Thanh, Nam Anh, Nam Xuân, Xuân Hòa, Nam Lĩnh, Nam Giang, Nam Cát, Kim Liên Xuân Lâm, Hùng Tiến, Hồng Long, Thượng Tân Lộc, Trung Phúc Cường, Khánh Sơn,  Nam Kim và Thị trấn Nam Đàn. Nam Đàn là huyện đồng bằng nửa đồi núi, nằm ở hạ lưu sông Lam. Là mảnh đất “trùng lai danh thắng địa” nằm trọn giữa hai dãy núi điệp trùng, hùng vĩ là dẫy Đại Huệ ở phía bắc và Thiên Nhẫn ở phía nam, ở giữa có dòng sông Lam thơ mộng chảy qua theo hướng tây bắc – đông nam, chia lãnh thổ Nam Đàn thành hai vùng: Tả ngạn và hữu ngạn sông Lam, vị trí có tọa độ địa lý: Từ 18°30’ đến 18°47’ vĩ độ Bắc và từ 105°24’ đến 105°37’ kinh độ Đông. Phía bắc giáp huyện Đô Lương và một phần của huyện Nghi Lộc, phía Nam giáp huyện Hương Sơn và huyện Đức Thọ của tỉnh Hà Tĩnh; Phía đông giáp huyện Hưng Nguyên và một phần huyện Nghi Lộc. Phía tây giáp huyện Thanh Chương.

Đường vào quê nội Bác Hồ

Diện tích tự nhiên là 29.389 ha. Trong đó đất nông nghiệp chiếm 11.521ha, bằng 40%. Huyện lỵ Nam Đàn đặt tại thị trấn Nam Đàn trên đường Quốc lộ 46 Vinh – Đô Lương, cách thành phố Vinh 21 km về phía tây. Trên địa bàn Nam Đàn có các đường giao thông lớn chạy qua như: Quốc lộ 46, Quốc lộ 46B, Quốc lộ 15, Tỉnh lộ 539, 540, 539B, 539C, 542D và đường vành đai phía Bắc từ mộ Bà Hoàng Thị Loan đi chùa Đại Tuệ nối với Cầu Đòn. Dân số trên 162 ngàn người, có dân số trong độ tuổi lao động hơn 99 ngàn người. Lực lượng lao động của huyện khá dồi dào, cần cù có nhiềm kinh nghiệm trong lao động sản xuất. Có nhiều tiềm năng lợi thế về phát triển nông nghiệp, công nghiệp, du lịch và dịch vụ du lịch. Huyện đã quy hoạch 03 cụm công nghiệp: Nam Thái 20ha, Nam Giang 36,5ha, Thị trấn 10h. Tại cụm Công nghiệp Nam Giang và Thị trấn đã thu hút được các nhà đầu tư. Các ngành tiếp tục được khuyến khích đầu tư là dệt, may, chế biến nông sản, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, sản xuất các mặt hàng tiêu dùng và xuất khẩu. Trên địa bàn huyện có 15 chợ, 6 điểm trao đổi hàng hóa. Cơ sở thương mại nông thôn cơ bản đáp ứng được nhu cầu mua bán trao đổi của người dân cũng như du khách. Hạ tầng giao thông nông thôn đang dần được hoàn thiện, lưu thông thuận tiện trong nội huyện cũng như kết nối dễ dàng với các khu vực phụ cận, các tuyến đường ngày càng được chỉnh trang sạch đẹp.

Nhà ông Vương Hoàng Mỹ cạnh nhà Bác Hồ.

Hạ tầng du lịch khu di tích Kim Liên đã tập trung đầu tư xây dựng thêm một số hạng mục công trình như: Sân khấu phục vụ các hội diễn văn nghệ, Ao cá Bác Hồ, hệ thống vườn hoa cây cảnh, Pa nô tuyên truyền nhiệm vụ chính trị. Đặc biệt là việc Saigontourist đã tài trợ lắp đặt  màn mình Led cỡ lớn tại ngã ba Quê Ngoại tạo nên điểm tuyên truyền nổi bật làm đẹp, sinh động thêm cho du lịch huyện Nam Đàn.  Cắt băng khánh thành Đền Chung Sơn nằm trong dự án bảo tồn, tôn tạo Khu di tích Kim Liên gắn với phát triển Khu du lịch lịch sử, sinh thái văn hóa Núi Chung được Ban Bí thư Trung ương chấp thuận tại Thông báo số 311/TB-TW ngày 8/3/2012 của Ban Bí thư Trung ương. Công trình tọa lạc phía nam Núi Chung, thuộc xã Kim Liên, tỉnh Nghệ An được đầu tư và khởi công xây dựng từ năm 2012, với tổng diện tích 83,63 ha, bao gồm 18 hạng mục. Công trình khánh thành đã tạo cho Nam Đàn một điểm nhấn mới, là điểm đến không thể bỏ qua khi du khách về với Nam Đàn. Từ khi khánh thành đến nay đền chung sơn đã đón hàng chục nghìn lượt khách tham quan. Hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức Lễ khánh thành Công trình “Hợp tác xã với Bác Hồ” tại xã Kim Liên huyện Nam Đàn. Sau 9 tháng triển khai thi công, đến nay các hạng mục công trình đã hoàn thành, bao gồm: 04 hồ sen; 02 nhà dừng nghỉ, đường hoa, hàng rào, điện chiếu sáng và hai bia đá với dòng chữ “Công trình Hợp tác xã với Bác Hồ – Công trình do tập thể, cá nhân của Hợp tác xã, liên hiệp Hợp tác xã, Liên minh Hợp tác xã các tỉnh, thành phố, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và các đơn vị khác đóng góp xây dựng”, cùng hệ thống hàng rào bao quanh, đèn chiếu sáng, cây xanh, thảm cỏ, hoa… với tổng kinh phí đầu tư 8 tỷ đồng. Dự án tu bổ, tôn tạo cụm di tích vua Mai do tập đoàn T&T khánh thành và bàn giao đưa vào hoạt động. Khởi công xây dựng đoạn đường Cầu Đòn nối đường vành đai phía Bắc để kết nối chùa Đại Tuệ với khu di tích Truông Bồn. Hoàn thành và công bố Quy hoạch vùng huyện Nam Đàn.

Nhà ông Nguyễn Danh Khai cạnh nhà Bác Hồ.

Phát triển các mô hình du lịch nông nghiệp gắn với xây dựng NTM kiểu mẫu. Các mô hình du lịch nông nghiệp gắn với xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu do huyện chỉ đạo hỗ trợ cơ bản đã hoàn thiện chuẩn bị đưa vào khai thác phục vụ khách du lịch. Mô hình du lịch sinh thái, trải nghiệm của hộ gia đình Phạm Ngọc Lợi tại xã Nam Nghĩa. Mô hình trang trại hoa của hộ gia đình ông Phạm Trung Kiên tại xã Kim Liên. Mô hình du lịch homstay của 04 hộ gia đình gồm: Ông Nguyễn Sinh Chung, ông Nguyễn Sinh Lạc, ông Vương Minh, ông Nguyễn Hồng Thúy, xóm Sen 3, xã Kim Liên. Mô hình du lịch sinh thái trải nghiệm Eo Gió tại xã Nam Giang. Mô hình nông nghiệp trải nghiệp, kết hợp tham quan di tích cách mạng tại xã Nam Anh.

Nhà Bác Hồ nơi các nhà nho sỹ như cụ Nguyễn Sinh Sắc, cụ Phan Bội Châu, Cụ Phan chu Trinh… luận bàn thế sự, và nơi đem nhiệt huyết yêu nước thổi vào hộn cậu bé Nguyễn Sinh Cung tìm đường cứu nước và nhà danh nhân văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh lưu danh đến bây giờ.

Các sản phẩm nông nghiệp làm hàng lưu niệm phục vụ khách du lịch. Một số sản phẩm nông nghiệp nằm trong chương trình dự án Đa dạng hóa sinh kế dựa vào du lịch di sản tại các làng nông, ngư nghiệp của tổ chức phi chính phủ JICA Nhật Bản hỗ trợ gắn với sản phẩm OCOP. Tinh bột nghệ và sắn dây Nam Anh, miến Quy Chính, tương Sa Nam. Các sản phẩm được sản xuất từ chanh của HTX Sen Quê Bác và các sản phẩm từ chanh của HTX chanh Thiên Nhẫn tiếp tục phát triển, sản xuất kinh doanh ổn định, đảm bảo đời sống cho các hộ gia đình và các sản phẩm ngày càng được người du khách và dân tin dùng. Đến nay Nam Đàn đã có 23 sản phẩm được công nhận là sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP.

Lưu niệm linh thiêng quê Bác Hồ.

04 năm thực hiện Nghị quyết 03-NQ/HU phát triển du lịch huyện Nam Đàn. Giai đoạn 2016 – 2020, phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. “Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch đến năm 2025, định hướng năm 2030”. UBND tỉnh vể phát triển du lịch Nghệ An thành ngành kinh tế mũi nhọn. Nhận thức của đại bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân, trước hết là nhân dân tại các xã, thị trấn có điểm tham quan du lịch ngày được nâng cao, nhất là về ý nghĩa của việc phát triển du lịch cũng như hiệu quả mà ngành du lịch mang lại. Kinh tế đất nước đạt được nhiều thành tựu quan trọng, có tính đột phá, trong đó có lĩnh vực du lịch. Vị thế Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được khẳng định và nâng lên tầm cao mới, mục tiêu xây dựng Nam Đàn trở thành trung tâm du lịch quốc gia vào năm 2025. Đặc biệt Quyết định số 17-QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng huyện Nam Đàn trở thành huyện nông thôn mới kiễu mẫu theo hướng phát triển văn hóa gắn với du lịch. Nhiều dự án lớn được triển khai, kết cấu hạ tầng phát triển mạnh, nhất là hạ tầng giao thông gắn với hạ tầng du lịch, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao.

Nơi lưu dấu vật phẩm mộc mạc đơn sơ nhưng chứa đựng bao điều thiêng liêng.

Bối cảnh kinh tế –  chính trị thế giới và khu vực có nhiều biến động đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động du lịch, nhất là trong công tác thu hút các dự án đầu tư về du lịch. Thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp khó lường, đặc biệt là sự bùng phát của đại dịch COVID-19 trên phạm vi toàn thế giới đã làm suy yếu ngành du lịch toàn cầu cũng như trong nước và trực tiếp ảnh hưởng đến du lịch Nam Đàn.

Hoàn thành Quy hoạch vùng huyện Nam Đàn đã được UBND tỉnh phê duyệt và đã tổ chức công bố quy hoạch, trong đó xác định các vùng quy hoạch phát triển du lịch như: Quy hoạch chi tiết bến thuyền Vua Mai, quy hoạch chi tiết bảo tồn, tôn tạo Tháp Nhạn và đền Nhạn Tháp xã Hồng Long; khu đến thờ, Lăng mộ bà Chúa Lãng tại Nam Kim… tạo thành quần thể du lịch trong toàn huyện.

UBND huyện đã phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, các đơn vị liên quan tiến hành quy hoạch tổng tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di tích Quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Kim Liên. Đến nay Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định phê duyệt quy hoạch (Quyết định số 1943/QĐ-TTg ngày 27/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ). Tiến hành xây dựng quy hoạch Thị trấn Nam Đàn, quy hoạch Chùa Đại Tuệ, Chùa Viên Quang và một số quy hoạch phát triển kinh tế xã hội khác.

Vật dụng đơn sơ nhưng chứa đựng tất cả là sự lớn lao của một vĩ nhân.

Cùng với việc thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới được phát động mạnh mẽ, nhiều tuyến đường phục vụ du lịch được khởi công xây dựng và đưa vào sử dụng kết nối các điểm du lịch như: Cầu Yên Xuân bắc qua sông Lam, hệ thống giao thông ngập lũ (vùng 5 nam), tuyến đường từ Quốc lộ 46 đi lên Chùa Đại Tuệ, đường vành đai phía Bắc, đường từ Cầu Đòn nối đường vành đai phía Bắc để kết nối chùa Viên Quang, Chùa Đại Tuệ với khu di tích Truông Bồn, đường Kim Liên – Đan Nhiệm… Hệ thống đường giao thông nông thôn, nhiều tuyến đường mẫu, đường hoa trên địa bàn huyện được đầu tư đồng bộ do đó đã tạo điều kiện thuận tiện cho du khách trong việc tham quan, thăm viếng.

Hạ tầng các điểm du lịch một số dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích được triển khai thực hiện và đưa vào hoạt động như: Mở rộng khuôn viên và tôn tạo Khu lưu niệm cụ Phan Bội Châu, dự án bảo tồn, tôn tạo cụm di tích Mai Hắc Đế (gồm phục hồi nhà hạ điện, xây thêm nhà tả vu và hữu vu, tôn tạo cảnh quan Đền Vua Mai, bổ sung nhà tả vu, lối đi bộ, bền thuyền tại Lăng Vua Mai phục vụ lễ hội, nơi vui chơi, giải trí, ẩm thực và thưởng thức dân ca Ví, Giặm trên sông Lam); tôn tạo di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia đặc biệt Đình Hoành Sơn, dự án quy hoạch phục hồi Tháp Nhạn tại Đền Nhạn Tháp xã Hồng Long, trùng tu Đình Đức Nậm (Thị Trấn) kết hợp xây dựng sân khấu để biểu diễn dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ, xây dựng Đền thờ Tướng quân Nguyễn Đắc Đài, Chùa Đại Tuệ, Chùa Viên Quang… Đặc biệt là Đền Chung Sơn nằm trong dự án bảo tồn, tôn tạo Khu di tích Kim Liên gắn với phát triển Khu du lịch lịch sử, sinh thái, văn hóa Núi Chung, công trình khánh thành đã tạo cho Nam Đàn một điểm nhấn mới về du lịch.

Nhà ông Hoàng Xuân Tiệng cạnh nhà Bác Hồ.

Hạ tầng dịch vụ du lịch tiếp tục được đầu tư như: Trung tâm thương mại Chợ Sen, Vincom (Thị Trấn), Chợ Cầu (Kim Liên), một số chợ nông thôn, được đầu tư, nâng cấp và đi vào hoạt động đã đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu mua sắm của nhân dân và du khách. Một số nhà hàng đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch được hoàn thành và đưa vào phục vụ khách như: Nhà hàng Sen Quê, nhà hàng Tuyết Sơn, nhà hàng Ngân Trình 2, nhà hàng Hồng Đức, nhà hàng Sáu Tỷ, nhà hàng Thủy Đông, nhà hàng Nghĩa Oanh…. Các cơ sở lưu trú cũng được xây dựng và đi vào hoạt động như: Khách sạn Thanh Bình (Thị Trấn), nhà nghỉ Anh hơn Em (xã Nam Nghĩa), nhà nghỉ Hoa Hồng (Kim Liên)...Trong đó Khách sạn Thanh Bình đã được xếp hạng 1 sao. Công trình “Hợp tác xã với Bác Hồ” tại xã Kim Liên đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, bao gồm: 04 hồ sen, 02 nhà dừng nghỉ, đường hoa, hàng rào, điện chiếu sáng và hai bia đá với dòng chữ “Công trình Hợp tác xã với Bác Hồ. Công trình do Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và các đơn vị khác đóng góp xây dựng”. Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Kim Liên tiếp tục đầu tư xây dựng thêm một số hạng mục công trình như: Nâng cấp Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, sân khấu phục vụ các hội diễn văn nghệ gắn với khu trưng bày, ao cá Bác Hồ, hệ thống vườn hoa, cây cảnh, quầy thông tin du lịch, pa nô tuyên truyền nhiệm vụ chính trị…làm đẹp, sinh động thêm cho di tích và hấp dẫn du khách.

Lò rèn nơi chứ đựng bao ký ức tốt đẹp của Bác Hồ.

Trong thời gian qua, Huyện ủy, UBND huyện quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, và tạo điều kiện thuận lợi trong việc xây dựng các điểm đến và sản phẩm phục vụ du lịch, nhiều điểm đến hấp dẫn du khách được đầu tư xây dựng như: Chùa Đại Tuệ (Nam Anh), Chùa Viên Quang (Nam Thanh), Đền Chung Sơn (Kim Liên), đền Đức Sơn (Thị Trấn), bảo tồn, tôn tạo các di tích như: Quần thể di tích Vua Mai, khu lưu niệm cụ Phan Bội Châu, Khu Lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh…

Nằm trong chương trình dự án Đa dạng hóa sinh kế dựa vào du lịch di sản tại các làng nông, ngư nghiệp của tổ chức phi chính phủ JICA Nhật Bản, UBND huyện  đã phối hợp với Ban quản lý Dự án của Jica tiến hành nghiên cứu, khảo sát các làng cổ ở các xã như: Nam Thanh, Xuân Lâm, Khánh Sơn, Nam Trung, Thị trấn (Vân Diên cũ)… Đồng thời mời các chuyên gia đầu ngành về nông nghiệp và các sản phẩm từ nông nghiệp về khảo sát, nghiên cứu các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của huyện như: Lạc tại Trung Phúc Cường (Nam Cường cũ), Thị trấn Nam Đàn (Vân Diên cũ), Hồng, Nghệ và sắn dây Nam Anh, Chanh Nam Kim để sản xuất thành hàng hóa phục vụ du khách. Các sản phẩm như: Tương Sa Nam, bột sắn dây hương gừng, hương chanh của Nam Anh, tinh bột nghệ, bơ lạc, bánh khô dầu lạc, sấn dây, rượu Làng Sen, miến Quy Chính, các sản phẩm từ Sen của Hợp tác xã Sen Quê Bác… Qua trưng bày giới thiệu tại Hội nghị xúc tiến đầu tư của tỉnh đã nhận được sự tán thành ủng hộ của đông đảo các đại biểu và nhân dân, hiện nay đã sản xuất đồng loạt để phục vụ nhu cầu của du khách và nhân dân. Gắn với chương trình xây dựng mỗi xã một sản phẩm OCOP, đến nay toàn huyện đã có 23 sản phẩm được công nhận từ 3 sao trở lên.

Một góc quần thể di tích Bác Hồ

Phối hợp với dự án của JICA Nhật Ban tiến hành thành lập, đào tạo, tập huấn, hỗ trợ kinh phí mua sắm nhạc cụ, trang phục cho Câu lạc bộ dân ca Ví, Giặm “Hùng Sơn” để biểu diễn phục vụ khách du lịch. Đến nay đã hoàn thành đi vào hoạt động, hiện tại CLB có thể biểu diễn khi có yêu cầu. Toàn huyện hiện có 07 Câu lạc bộ dân ca Ví Giặm (tại 07 đơn vị: Kim Liên, Nam Cát, Xuân Hòa, Khánh Sơn, Nam Thanh, Thượng Tân Lộc và Thị Trấn) hoạt động khá thường xuyên.

UBND huyện đã chỉ đạo 06 xã thí điểm xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu tiến hành khảo sát, lựa chọn triển khai tập huấn và học tập thực tế để xây dựng mô hình phát triển du lịch cộng đồng trải nghiệm. Đến nay đã hoàn thành 04 mô hình và bắt đầu đi vào hoạt động gồm: Homestay (04 hộ gia đình – xã Kim Liên), trang trại hoa tại xã Kim Liên, du lịch canh nông tại xã Nam Nghĩa và mô hình du lịch thực nghiệm, trải nghiệm tại Eo gió xã Nam Giang. Hợp tác xã Sen Quê Bác được thành lập và đi vào hoạt động các sản phẩm được chế biến từ Sen và mô hình du lịch trải nghiệm đã giúp cho du lịch Nam Đàn thêm phong phú về loại hình, đa dạng về sản phẩm.

Quang cảnh di tích Bác Hồ.
Quang cảnh di tích Bác Hồ.
Xe lưu niệm đưa bác về thăm quê.

Ao cá Bác Hồ.
Nhà sàn đất nước Lào kính tặng khu lưu niệm Bác Hồ mang ý nghĩa tình sắt son hai nước Việt – Lào đời đời bền chặt gắn bó keo sơn.
Đường vào xã Kim Liên nông thôn mới kiểu mẫu
Di tích nhà quê Ngoại Bác Hồ.

Các xã, thị trấn đã quan tâm đến lĩnh vực du lịch, quan tâm xây dựng mô hình, điểm đến và sản phẩm du lịch, điển hình có: Kim Liên, Nam Giang, Thị Trấn, Nam Anh, Nam Nghĩa…

Doanh thu từ hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch năm sau luôn cao hơn năm trước cụ thể như sau: Năm 2017 doanh thu dịch vụ phục vụ du lịch của huyện Nam Đàn đạt khoảng: 350 tỷ đồng, năm 2018 đạt 380 tỷ đồng. Năm 2019 doanh thu từ dịch vụ du lịch đạt 400 tỷ, năm 2020 dự kiến đạt 225 tỷ đồng. Từ đầu năm 2017 đến nay du khách về với Nam Đàn đều tăng, hầu hết các điểm tham quan trên địa bàn đều tăng mạnh như: Khu di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên. Chùa Đại Tuệ, Chùa Viên Quang. Đền. Chùa Đức Sơn. Đền Thánh Mẫu. Khu lăng mộ Vua Mai và một số di tích khác… Đặc biệt là sau khi Đền Chung Sơn đi vào khai thác phục vụ khách du lịch tham quan đã thu hút một lượng lớn du khách, là điểm đến không thể thiếu khi về Nam Đàn. Năm 2017 đã có 2.430.953 triệu lượt khách về với Nam Đàn (trong đó, tại Khu di tích Kim Liên đón 1.830.953 lượt khách). Khách quốc tế có 327đoàn, 3.322 lượt với 26 quốc tịch khác nhau. Năm 2018 có 58.347 đoàn, 2.456.025 lượt người, trong đó khách quốc tế 554 đòan, 8.006 lượt người, 42 quốc tịch khác nhau. Năm 2019 đã có 2.505.074 lượt khách về tham quan Nam Đàn (trong đó tại Khu di tích Kim Liên đạt 2.193.074 lượt khách, trong đó khách nước ngoài: 1.223 lượt với 301 đoàn với 40 quốc tịch khác nhau. Năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nên lượng khách về với Nghệ An nói chung và Nam Đàn nói riêng chỉ đạt khoảng 30% so với năm 2019 với 837.062 lượt khách. Trong đó chỉ có 1.050 lượt khách nước ngoài.

Đường vào UBND huyện Nam Đàn.

Nam Đàn là huyện có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển ngành du lịch nói chung và du lịch sinh thái, canh nông trải nghiệm nói riêng tiếp tục quan tâm, ưu tiên chỉ đạo và dành các nguồn lực hỗ trợ cho ngành du lịch Nam Đàn. Cử các chuyên gia có kinh nghiệm về phát triển du lịch nghiên cứu, hỗ trợ giúp cho Nam Đàn. Hỗ trợ xây dựng các mô hình phát triển du lịch. Đặc biệt là sớm có hướng dẫn hỗ trợ xây dựng các mô hình du lịch cộng đồng theo cơ chế của HĐND tỉnh, kêu gọi các nhà đầu tư du lịch về đầu tư tại Nam Đàn.

                                                                                         Thái Lương Sơn

Bài viết liên quan

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM NHIỀU NHẤT