25 C
Hanoi
Thứ Hai, 12 Tháng 5, 2025

Huyện Anh Sơn – Nghệ An : Tăng tốc xây dựng nông thôn mới

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, thời gian qua, trên địa bàn huyện Anh Sơn- Nghệ An đã xuất hiện nhiều cá nhân, tập thể điển hình. Xác định yêu cầu trước tiên là phải phát huy dân chủ. Ở các địa phương, mọi công việc lớn nhỏ của xã, của thôn đều được đưa ra họp bàn, lấy ý kiến cán bộ, đảng viên và nhân dân một cách công khai, dân chủ. Đây chính là mấu chốt, cốt lõi để tạo niềm tin, sức mạnh gắn kết trong quần chúng nhân dân.

Tổng nguồn vốn huy động giai đoạn 2010-2020 đạt 2.637,727 tỷ đồng, trong đó: Vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ trực tiếp thực hiện Chương trình 337,629 tỷ đồng, chiếm 13,94%. Vốn doanh nghiệp là 410,74 tỷ đồng, chiếm 15,57%. Vốn lồng ghép từ các Chương trình, dự án, vốn tín dụng là 916,257 tỷ đồng, chiếm 34,74%. Vốn nhân dân đóng góp là 943,101 tỷ đồng, chiếm 35,75%. Đến tháng 5 năm 2020, toàn huyện đã có 12 xã được UBND tỉnh quyết định công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới, chiếm 60% số xã (vượt 10 % so với Nghi quyết đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015 – 2020 đề ra); 01 xã tự đánh giá hoàn thành 19/19 tiêu chí và đã hoàn thiện hồ sơ trình UBND huyện thẩm tra, UBND tỉnh thẩm định công nhận xã đạt chuẩn trong 6 tháng đầu năm 2020. Tổng hợp bình quân tiêu chí đạt chuẩn toàn huyện là 16,65 tiêu chí/xã (tăng 11,7 tiêu chí/xã so với năm 2011); trong đó có 13 xã đạt 19 tiêu chí, chiếm 65%; 06 xã đạt từ 10 đến 17 tiêu chí, chiếm tỷ lệ 30%; có 01 xã đạt 9 tiêu chí, chiếm 5%. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu cơ bản: Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến nay ước đạt 33 triệu đồng/người/năm (năm 2011 là 15,1 triệu đồng), tăng 17,9 triệu đồng/người/năm so với năm 2011; tỷ lệ hộ nghèo đầu năm 2011 là 21,51%, đến nay giảm còn 3,28%; Tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 85,2%, tăng 18,4% so với năm 2011; tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn tại Quyết định số 2570/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và PTNT đến nay đạt 95,7% (năm 2011 đạt 88%). Số tiêu chí đạt đến tháng 5/2020 đạt 333 Tiêu chí/ 20 xã.

Hệ thống điện chiếu sáng đã được đầu tư.

Tất cả các xã đã được UBND huyện phê duyệt quy hoạch, một số địa phương đã rà soát, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương và toàn huyện. Các xã tiếp tục triển khai việc cắm mốc chỉ giới, quản lý quy hoạch và tập trung hoàn thành rà soát, điều chỉnh theo quy định. Đồng thời, tiếp tục rà soát, điều chỉnh bổ sung các quy hoạch sản xuất trong đồ án quy hoạch xã nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp bảo đảm chất lượng, phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng. Một số địa phương đã rà soát điều chỉnh bổ sung quy hoạch xây dựng nông thôn mới như: Tường Sơn, Hội Sơn, Vĩnh Sơn, Thạch Sơn, Long Sơn, Khai Sơn.

Lãnh đạo Tỉnh, Huyện tham dự xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Từ năm 2011 đến nay toàn huyện đã xây dựng, nâng cấp được 519 km đường giao thông nông thôn các loại với tổng kinh phí 454,298 tỷ đồng. Trong đó năm 2019 xây dựng, nâng cấp được 40 km với tổng kinh phí 70 tỷ đồng. Đến nay toàn huyện đã có 13/20 xã đạt tiêu chí số 2 về Giao thông (chiếm 65% số xã).

Các địa phương đã xây dựng, nâng cấp được 65 km kênh mương các loại, cải tạo nâng cấp hàng chục công trình thuỷ lợi như cống, trạm bơm phục vụ tưới tiêu với tổng kinh phí ước 96,125 tỷ đồng. Đến nay có 15/20 xã đạt tiêu chí số 3 về Thuỷ lợi (chiếm 75% số xã).

Thế mạnh trồng chè huyện Anh Sơn.

 Được sự đầu tư của ngành điện, chính quyền địa phương đã phối hợp tốt với ngành điện trong việc xác định, lựa chọn danh mục đầu tư, công tác GPMB để triển khai các dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Lũy kế từ khi thực hiện Chương trình đến nay, đã xây dựng, nâng cấp được 592 km đường dây hạ thế các loại và xây dựng 106 trạm biến áp với tổng kinh phí ước 306 tỷ đồng. Trong đó năm 2019 đầu tư 45 tỷ đồng. Đến nay 20/20 xã đạt tiêu chí số 4 về Điện (chiếm 100% số xã).

Trồng mía nguyên liệu cho nhà máy đường Sông Lam

Bằng vốn dân góp và lồng ghép các Chương trình, đã huy động  309,646 tỷ đồng để xây dựng mới và duy tu, sửa chữa các trường học. Trong đó, năm 2019 đã huy động được 68,9 tỷ đồng để nâng cấp, sửa chữa trường học. Đến nay toàn huyện có 49/63 trường học các cấp đạt chuẩn Quốc gia, có 18/20 xã đạt tiêu chí số 5 về Trường học (chiếm 90% số xã).

Toàn huyện đã cải tạo, xây dựng mới 20/20 nhà văn hóa xã với tổng kinh phí là 110 tỷ đồng; xây mới, nâng cấp, sửa chữa 180 nhà văn hóa thôn, bản với kinh phí 49,5 tỷ đồng. Trong đó: 128 nhà văn hóa thôn đã được hưởng cơ chế hỗ trợ của huyện (mức hỗ trợ 20 triệu đồng/thôn). Đến nay đã có 16/20 xã đạt tiêu chí số 6 về Cơ sở vật chất văn hoá (chiếm 80% số xã).

Đã xây dựng, nâng cấp được 12 chợ nông thôn với tổng kinh phí là 63,093 tỷ đồng. Trong năm 2019 đã hoàn thành xây dựng chợ Long Sơn với tổng mức đầu tư 10,6 tỷ đồng; khởi công xây dựng chợ Khai Sơn, chợ Vĩnh Sơn để từng bước đáp ứng nhu cầu buôn bán, trao đổi hàng hóa của nhân dân; Đến nay có 16 xã đạt tiêu chí số 7 về Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn (đạt 80%).

Tập trung thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị găn với phát triển bền vững với trọng tâm là đầu tư phát triển các cây trồng, vật nuôi chủ lực và có lợi thế của huyện. UBND huyện đã ban hành và chỉ đạo thực hiện 03 đề án lớn gồm: đề án phát triển cây con chủ lực trên địa bàn; đề án xây dựng các mô hình sản xuất hàng hóa ( cây trồng, vật nuôi), đề án nâng cao hiệu quả kinh tế vườn, phát triển kinh tế trang trại. Qua đó, hàng năm, hàng vụ bố trí hợp lý cơ cấu cây trồng, vật nuôi; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, nhất là tiến bộ về giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng; phát triển cây nguyên liệu phục vụ chế biến công nghiệp (chè công nghiệp, mía đường, sắn, cao su và cây lâm nghiệp). Qua đó, hình thành liên kết chuỗi giá trị, phát triển sản xuất hàng hóa, không ngừng nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích.

Cam bù chất lượng cao.

Thông qua các chương trình, dự án, các cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nhất là nguồn vốn sự nghiệp hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM, đã có những mô hình phát huy hiệu quả như: Mô hình dưa chuột vụ Đông trên đất lúa; mô hình trồng bí đỏ, bí xanh; mô hình trồng mía giống mới năng suất cao; mô hình trồng sắn giống mới có hàm lượng tinh bột cao; mô hình tưới cho cây chè công nghiệp, cây ăn quả; mô hình trồng hoa; mô hình cánh đồng lớn lúa chất lượng cao; mô hình trông liên kết trồng khoai tây trên đất bãi; mô hình liên kết nuôi gà an toàn sinh học; mô hình nuôi cá lồng trên hồ nước lớn; mô hình thụ tinh nhân tạo bò thịt chất lượng cao (B.B.B).. Đặc biệt là mô hình nông nghiệp công nghệ cao sản xuất rau, quả sạch đã được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGap tại xã Hội Sơn, xã Phúc Sơn; mô hình chăn nuôi lợn công nghệ cao quy mô 4.000-5000 con/lứa, gắn với liên kết đầu ra sản phẩm tại xã Hùng Sơn và xã Đỉnh Sơn.

Quy hoạch phát triển vùng dân sinh.

Thông qua phát triển sản xuất đã góp phần quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập; Đến nay, đã có 17 xã đạt tiêu chí số 10 về Thu nhập, chiếm 85 số xã; 14 xã đạt tiêu chí số 11 về Tỷ lệ hộ nghèo, chiếm 70% số xã; 20 xã đạt tiêu chí số 12 về Lao động có việc làm, chiếm 100% số xã; 17 xã đạt tiêu chí về Tổ chức sản xuất, chiếm 85% số xã.

Công tác phổ cập giáo dục, xoá mù chữ tiếp tục được duy trì tốt; chất lượng giáo dục ngày một nâng cao. Đến nay có 20/20 xã hoàn thành công tác phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi và công tác xoá mù chữ: trong đó: Số xã đạt chuẩn xoá mù mức độ 1 là 20/20 xã, đạt tỷ lệ 100%; Số xã đạt chuẩn xoá mù mức độ 2 là 20/20 xã, đạt tỷ lệ 100%; 20/20 xã đạt chuẩn xoá mù chữ. Số xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2: 20/20 xã, đạt 100%; Số xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3: 20/20 xã, đạt 100%; Số xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 1 là 20/20 xã, đạt 100%; Số xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 2: 20/20 xã, đạt 100%; Số xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 3: 15/20 xã, đạt 75%. Đến nay, có 20/20 xã đạt tiêu chí số 14 về Giáo dục và Đào tạo, chiếm 100%.

Qua 03 năm thực hiện xây dựng thôn nông thôn mới (từ năm 2017 đến nay) đã có 21 thôn/bản được UBND các huyện công nhận thôn nông thôn mới (trong đó có 8 thôn thuộc các xã đặc biệt khó khăn đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới). Nhìn chung các thôn đã chủ động sửa chữa và làm mới được nhiều nhà vệ sinh, xây dựng chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh, hình thành các mô hình phát triển sản xuất, nâng cấp nhà cửa sạch sẽ khang trang, chỉnh trang hàng rào, trồng cây xanh quanh nhà, công tác vệ sinh môi trường được cải thiện, qua tuyên truyền, vận động nhân dân đã ý thức được tầm quan trọng của môi trường đối với cuộc sống nên đã chủ động tham gia vệ sinh nhà cửa, quét dọn đường làng ngõ xóm, khơi thông cống rãnh, thu dọn rác thải sinh hoạt.

Tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ các xã xây dựng xã nông thôn mới nâng cao để hỗ trợ các địa phương trong xây dựng xã nông thôn mới trong thời gian tới.

                                                                           Nguyễn Sơn – Lương Sơn

Bài viết liên quan

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM NHIỀU NHẤT