Các khu, cụm công nghiệp (KCCN) tập trung Hậu Giang thu hút 60 dự án, tổng mức thu hút đầu tư trong nước là 73.071 tỷ đồng, ngoài nước là 565,9 triệu USD, trong đó có 41 dự án đã đi vào hoạt động giải quyết việc làm cho hơn 25.000 lao động.

Theo Ban quản lý các KCN Hậu Giang, lũ kế đến cuối tháng 12/2020, các KCCN tập trung của tỉnh đã tiếp nhận 60 dự án đầu tư, trong đó có 58 dự án sản xuất kinh doanh (51 dự án đầu tư trong nước và 07 dự án nước ngoài gồm Nhật Bản, Đài Loan, HongKong) và 02 dự án kinh doanh kết cấu hạ tầng, với tổng mức thu hút đầu tư trong nước là 73.071 tỷ đồng, ngoài nước (FDI) là 565,9 triệu USD.
Đến nay có 41 dự án đã đi vào hoạt động trong khu, cụm công nghiệp tập trung đã có những đóng góp tích cực và to lớn trong sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, giải quyết việc làm cho hơn 25.000 lao động. Riêng trong năm 2020 đã thu hút 10 dự án đầu tư vào các Khu, cụm công nghiệp tập trung với số vốn 3.164 tỷ đồng.

Điểm nổi bật của tỉnh hậu Giang là theo quy hoạch được phê duyệt, đến nay tỷ lệ lấp đầy các Khu, Cụm CNTT troi5ng điểm đạt tỷ lệ khá cao, cụ thể:
KCN Sông Hậu- giai đoạn 01: 290 ha; Tỉ lệ lắp đầy 90%;KCN Tân Phú Thạnh- giai đoạn 1: 200 ha; Tỉ lệ lắp đầy khoảng 72,73%; CCNTT Phú Hữu A – giai đoạn 01: 110 ha; Tỉ lệ lắp đầy 100%; CCNTT Phú Hữu A – giai đoạn 3: 80 ha. Tỉ lệ lắp đầy 66,82%. Ngoại trừ CCNTT Đông Phú – giai đoạn 1: 120 ha và CCNTT Nhơn nghĩa A còn thấp do có những khó khăn, nên CCNTT Đông Phú – giai đoạn 1: 120 ha; Tỉ lệ lắp đầy 12,25%; CCNTT Nhơn nghĩa A: 100 ha; Tỉ lệ lắp đầy 0%,
Chia sẻ về những thuận lợi và khó khăn về tình hình thu hút đầu tư, ông Nguyễn Phong Minh -Trưởng Ban quản lý các KCN tỉnh Hậu Giang cho biết:
Các KCN được bố trí tại các vị trí thuận lợi về giao thông thủy bộ như: Quốc lộ Nam Sông Hậu, Quốc lộ 1A, Sông Hậu, kênh xáng Xà No, cảng Vinalines, Cảng Cái Cui, cách TP. Cần Thơ 10 km và cách sân bay Cần Thơ 15 km; gần vùng nguyên liệu nông sản, thủy hải sản, gần thị trường tiêu thụ và gần nguồn lao động của địa phương và khu vực ĐBSCL. Đây là điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Vị trí các KCN, Cụm CNTT được quy hoạch nằm trên địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định tại Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ, do đó ưu đãi đầu tư là cao nhất. Cụ thể ưu đãi về thuế TNDN: Áp dụng Thuế suất 10% và áp dụng trong 15 năm. Thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi được tính liên tục từ năm đầu tiên doanh nghiệp có doanh thu từ dự án đầu tư . Ưu đãi thuế xuất nhập khẩu:Doanh nghiệp được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện để thực hiện dự án đầu tư. Ưu đãi về miễn, giảm tiền thuê đất: Doanh nghiệp được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước 11 năm kể từ ngày đưa dự án vào hoạt động. Trường hợp dự án đầu tư vào KCN thuộc lĩnh vực ngành nghề ưu đãi đầu tư hoặc đặc biệt ưu đãi đầu tư thì sẽ được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước lên tới 15 năm, tăng thêm 04 năm so với các dự án bình thường.
Ngoài ra thực hiện Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, thời gian qua Ban Quản lý đã thực hiện được vai trò “đầu mối”; đồng thời trong năm 2020 UBND tỉnh cũng đã ban hành Quyết định số 1309/QĐ-UBND về việc ban hành danh mục dự án thuộc ngành nghề thu hút đầu tư vào các khu, cụm CNTT trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Trên cơ sở đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi đối với nhà đầu tư trong việc rút ngắn quy trình, thủ tục, thời gian thực hiện các thủ tục hành chính.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì địa phương cũng gặp phải một số thách thức và khó khăn trong quá trình phát triển, kêu gọi đầu tư, do tính cạnh tranh trong thu hút đầu tư ngày càng cao trong khi Hậu Giang là tỉnh thuần nông nên việc đầu tư cơ sở hạ tầng tại các KCN và giao thông chưa được đầu tư đồng bộ và hoàn chỉnh, nguồn kinh phí giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch còn chưa đáp ứng được nhu cầu nhà đầu tư, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thu hút đầu tư tại các khu, cụm công nghiệp, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài cần triển khai ngay dự án.
Đánh giá về tình hình thu hút đầu tư, đóng góp cho ngân sách và giải quyết việc làm trong các KCCN tập trung của tỉnh; triển vọng thu hút đầu tư của năm 2021 và các năm tiếp theo.Ông Nguyễn Phong Minh -Trưởng Ban quản lý các KCN tỉnh Hậu Giang cho biết thêm:
Với tinh thần vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế, từ những ngày đầu năm 2020, Ban Quản lý đã chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan, doanh nghiệp ra kế hoạch phòng, chống dịch bệnh Covid-19, đến nay kết quả thực hiện là rất tốt, đáng khích lệ. Một mặt đã ổn định được tình hình lao động, duy trì sản xuất, mặt khác đã chủ động nguồn nguyên liệu, tăng tiêu thụ trong nước và từng bước phát triển thêm thị trường xuất khẩu.
Về đóng góp ngân sách nhà nước: Năm 2019, các doanh nghiệp đã đóng góp (các khoảng thuế, phí, lệ phí) là khoảng 236 tỷ đồng, trong đó, nhà máy bia Masan đã đóng góp hơn 178 tỷ đồng. Năm 2020, dự kiến các doanh nghiệp đóng góp vào ngân sách tăng lên khá, khoảng 500 tỷ đồng, tăng 211%, riêng nhà máy bia Masan đóng góp hơn 280 tỷ đồng, chiếm hơn 56% nguồn thu ngân sách.
Cuối năm 2019, lực lượng lao động tại các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung là khoảng 24.437 người, trong đó 78% là lao động nữ, lao động địa phương chiếm 53,5%, chủ yếu là lao động chân tay (lao động trong các công ty da giày, thủy sản, giấy). Năm 2020, lực lượng lao động đạt 25.191 người, trong đó, lao động nữ chiếm khoảng 77%, lao động địa phương chiếm 51,3%, chủ yếu là lao động chân tay (vẫn trong các công ty da giày, thủy sản và giấy). Trong năm, mặt dù bị ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh, lực lượng lao động trong các KCN, CCNTT của tỉnh vẫn tăng nhẹ so với năm trước (tăng 754 người).
Về triển vọng của năm 2021 và các năm tiếp theo:
Trong tổng thể 58 dự án sản xuất kinh doanh, đã có 41 dự án đã đi vào hoạt động, 19 dự án đang trong giai đoạn xây dựng. Đồng thời, dự báo tình hình kiểm soát dịch bệnh Covid-19 có nhiều tín hiệu khả quan, cùng với tinh thần chủ động vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế, dự kiến năm 2021, tình hình lao động sẽ khả quan hơn, nhu cầu lao động mới khoảng 7.130 người, do một số dự án sẽ đi vào hoạt động (Thực phẩm Masan, nước mắm, Number One, Nhiệt điện Sông Hậu, Nhựa sinh học, Lạc Tỷ II,..); Tình hình đóng góp ngân sách dự kiến sẽ tăng lên đáng kể so với năm 2020, dự kiến sẽ đóng góp vào ngân sách đạt khoảng 550 tỷ đồng, chưa tính phần đóng góp của Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1. Đồng thời, với xu hướng phát triển như hiện nay, nhiều doanh nghiệp sẽ hoàn thành dự án trong những năm tới, sẽ thu hút thêm nhiều lao động và đóng góp ngân sách nhiều them, ông Minh nói
Trường Ca