33 C
Hanoi
Thứ Hai, 14 Tháng 7, 2025

Việt Nam nỗ lực bảo vệ động vật hoang dã

Những năm qua, Việt Nam có nhiều nỗ lực bảo vệ động vật hoang dã và bản tin “Buôn bán động vật hoang dã” ngày 5/3/2021 của Chương trình Bảo tồn Động vật Hoang dã tại Việt Nam (WCS Việt Nam) phản ánh khá đậm nét.

Một con hổ được nuôi bán hoang dã chờ ngày xuất chuồng.

Theo WCS Việt Nam, nước ta là một trong những quốc gia có mức độ đa dạng sinh học cao nhất thế giới với hơn 11.000 loài thực vật bậc cao có mạch, 1.000 loài rêu, 310 loài động vật có vú, 840 loài chim, 296 loài bò sát, 192 loài lưỡng cư, trên 700 loài cá nước ngọt và khoảng 2.000 loài cá nước mặn, trong đó nhiều loài hoang dã, quý hiếm được đưa vào Sách đỏ cần bảo vệ.

Cần sự chung tay của cộng đồng

Việt Nam đã tham gia Công ước CITES – Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp nhằm đảm bảo việc buôn bán quốc tế các loài động vật và thực vật hoang dã không đe dọa đến sự sống còn của các loài trong tự nhiên.

Thời gian qua, Việt Nam đã từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm bảo vệ hiệu quả động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm như: Luật Hình sự năm 2015, Luật Lâm nghiệp 2017, Luật Đa dạng sinh học 2008, Nghị định, Nghị quyết… Đáng chú ý, Thông tư 90/2008/TT-BNN hướng dẫn xử lý tang vật là động vật rừng sau khi xử lý tịch thu; Quyết định số 11/2013/QĐ-TTg ngày 24/1/2013 về cấm xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán mẫu vật một số loài động vật hoang dã thuộc các phụ lục của công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp…

Thả hai cá thể Cầy vòi hương về môi trường tự nhiên

Theo bà Hoàng Bích Thủy, Giám đốc WCS Việt Nam, Việt Nam được coi là điểm trung chuyển động vật hoang dã, sản phẩm từ động vật hoang dã quý hiếm. Những năm qua, các vụ án vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp quý hiếm bị xử lý và ngày càng giảm, tính chất cũng ít nghiêm trọng hơn. Năm 2019 có 5 vụ với 6 bị cáo và 8 tháng năm 2020 có 1 vụ với 1 bị cáo.

Ngăn mánh khóe đẩy “ông Ba Mươi” vào nồi cao

Theo khảo sát, “Ông Ba Mươi” vào nồi cao ở Việt Nam qua 2 con đường chính. Một là qua trạm trung chuyển Lào, hai là qua những hoạt động lén lút nuôi nhốt ngay chính tại Việt Nam, mà chúng ta vẫn chưa phát hiện được.

Có thể thấy, tại Việt Nam, nhu cầu tiêu thụ xuất phát từ niềm tin vào các đặc tính được cho là có thể chữa bệnh, trừ tà của sản phẩm từ hổ. Chính vì vậy, dù các cơ quan chức năng có kiểm soát gắt gao đến mấy, vẫn không thiếu mánh khóe để đẩy những con thú tội nghiệp này vào nồi cao. Tất nhiên, hàng càng khan hiếm thì giá cả càng được đẩy lên cao, nhưng có cung ắt có cầu.

Qua cuộc khảo sát cuối năm dịp tết Tân Sửu vừa rồi, có thể thấy, dù rất nhiều đầu nậu đã bị lộ và xộ khám bóc lịch, nhưng vẫn còn những đầu mối khác chưa lộ diện, hoạt động ngày càng tinh vi hơn.

Theo lương y Hoàng Tuyết Minh (Nhà thuốc gia truyền Minh Châu): Cao hổ cốt có lẽ chỉ là thực phẩm thông thường, chẳng có tác dụng gì khủng khiếp như đồn thổi, chẳng qua cũng chỉ là keo xương và các chất xương từ một loài động vật mà thôi.

Một cá thể rùa tại khu cách ly của Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật Cúc Phương (Thuộc Vườn Quốc gia Cúc Phương (huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình).

Thủ thuật của những người nấu cao hổ, là thường cho một lượng nhất định thuốc phiện vào trong nồi cao. Thuốc phiện có tác dụng giảm đau và hưng phấn thần kinh, cho nên khi dùng cao hổ có trộn thuốc phiện, người dùng có cảm giác hiệu quả, chứ thực ra chẳng phải do tác dụng của cao hổ.

Thả hai cá thể Cầy vòi hương về môi trường tự nhiên

Ngày 26/2, lực lượng chức năng tỉnh Đà Nẵng bắt giữ 2 cá thể Cầy vòi hương, mỗi cá thể nặng 3kg đang được buôn bán trong khu dân cư huyện Hòa Vang.

Vì ‘ngôi nhà chung’ đa dạng sinh học

Ra đời cách đây gần một thập kỷ, Ngày động vật, thực vật hoang dã thế giới (3/3) có ý nghĩa đặc biệt để truyền cảm hứng cho cộng đồng về vấn đề bảo tồn, từ đó cùng nhau bảo vệ thế giới động vật, thực vật hoang dã – nền tảng quan trọng của đa dạng sinh học
Ngày động vật, thực vật hoang dã thế giới (3/3) là dịp để truyền cảm hứng, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về thế giới động vật, thực vật hoang dã, từ đó góp phần bảo tồn nền tảng đa dạng sinh học.

Nhân ngày Động Thực vật Hoang dã Thế giới (3/3/2021), Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) ra mắt phim ngắn truyền thông “Sự lựa chọn sáng suốt”, khuyến khích người dân sử dụng y học hiện đại để chữa bệnh thay vì sử dụng động vật hoang dã.

                                                                                                HUY ĐẠT

 

 

Bài viết liên quan

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM NHIỀU NHẤT