26.7 C
Hanoi
Chủ Nhật, 18 Tháng 5, 2025

Quảng Trị: Cam Lộ xứng là đơn vị đạt Nông thôn mới

Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND, Quyết định UBND tỉnh triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM, Đảng bộ và nhân dân huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị đã đoàn kết, quyết tâm, nỗ lực với tinh thần phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng huyện đạt chuẩn Nông thôn mới. Sau 9 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, ngày 23/8/2019, UBND huyện Cam Lộ đã ban hành Báo cáo số 179/BC-UBND về kết quả xây dựng nông thôn mới huyện Cam Lộ năm 2019.

Huyện Cam Lộ đạt Nông Thôn Mới

Được biết, Huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị được tái lập vào năm 1991 theo Quyết định số 328 – HĐBT ngày 19/10/1991 của Hội đồng Bộ trưởng. Huyện có diện tích tự nhiên 344,207 km2; có 9 đơn vị hành chính gồm 8 xã và 1 thị trấn (4 xã miền núi, 4 xã đồng bằng và 1 thị trấn trung tâm huyện lỵ). Dân số của huyện năm 2019: 47.777 người, số hộ: 14.774 hộ, nằm ở phía Tây tỉnh Quảng Trị, phía Đông giáp TP Đông Hà, phía Tây giáp huyện ĐaKrông, phía Nam giáp huyện Triệu Phong, phía Bắc giáp huyện Gio Linh. Có các tuyến đường giao thông quan trọng đi qua gồm QL1A; Đường Hồ Chí Minh; Đường 9, tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây; Đường xuyên Á; Đường cao tốc Quảng Bình – Quảng Trị, dự án Đường cao tốc Cam Lộ – La Sơn thuận lợi lưu thông hàng hóa, phát triển kinh tế – xã hội.

Làng Cam Lộ , Huyện Cam Lộ đạt Nông Thôn Mới

Mang sắc thái riêng của vùng
Huyện Cam Lộ mang sắc thái của vùng chuyển tiếp địa hình từ dãy Trường Sơn thấp dần ra biển, độ cao địa hình từ 50m – 400m, hình thành nên 3 tiểu vùng sinh thái. Vùng địa hình núi thấp từ chân dãy Trường Sơn ở phía Tây – Tây Bắc gồm các xã Cam Thành, Cam Tuyền có địa hình chia cắt mạnh nghiêng về phía Đông, độ dốc lớn, chủ yếu thích hợp để phát triển lâm nghiệp. Vùng địa hình đồi thoải lượn sóng: Phân bố chủ yếu các xã Cam Chính,Cam Nghĩa và một phần Cam Thành mang sắc thái tiểu vùng cao nguyên tương đối bằng phẳng, đa số đất đỏ bazan thích hợp phát triển cây công nghiệp dài ngày, chăn nuôi đại gia súc.
Vùng địa hình bằng thấp trải dọc theo hai bờ sông Hiếu thuộc các xã Cam An, Cam Thanh, Cam Thủy, Cam Hiếu, TT.Cam Lộ, thích hợp cho phát triển các cây công nghiệp ngắn ngày, cây lương thực, rau màu. Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. Do đặc điểm địa lý nên mùa mưa bị dịch chuyển sang hẳn mùa đông đối lập với tính chất chung của khí hậu gió mùa. Mùa hè có gió Tây Nam khô nóng thường kéo dài khoảng 6 tháng; Mùa Đông có gió Đông Bắc ẩm ướt. Phần lớn lãnh thổ có mưa từ tháng 9 đến tháng 12 với lượng mưa chiếm 65%-70% tổng lượng mưa hàng năm. Với hệ thống giao thông của Huyện chủ yếu là đường bộ, có tổng chiều dài các tuyến 140,2 km, trong đó: 20,7 km đường nội thị và 119,5 km đường huyện.

Thu Hoạch Sắn Dây

Với lợi thế vị trí địa lý nằm trên các tuyến đường giao thông Quốc gia quan trọng gồm QL 1A; đường Hồ Chí Minh; Đường 9, tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây; đường xuyên Á; Đường cao tốc Quảng Bình – Quảng Trị, dự án Đường cao tốc Cam Lộ – La Sơn, thì việc đầu tư, sữa chữa nâng cấp hoàn thiện hệ thống GT của Huyện kết nối với hệ thống đường GT Quốc gia, đường tỉnh là hết sức quan trọng trong lưu thông, giao thương hàng hóa, phát triển KT-XH. Trong những năm qua, UBND huyện đã huy động lồng nghép nhiều nguồn vốn đầu tư hệ thống GT từng bước được hoàn thiện; Chỉ đạo phòng Kinh tế & Hạ tầng, Tài chính & KH rà soát hiện trạng Quy hoạch, lập kế hoạch, lộ trình, bố trí, các nguồn vốn hợp lý và quản lý, giám sát, sử dụng vốn đầu tư một cách có hiệu quả; Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn phối hợp với mặt trận, các đoàn thể vận động nhân dân tự chủ động kinh phí giải phóng mặt bằng trước khi xây dựng.
Đến nay, các tuyến đường huyện kết nối đến các trung tâm hành chính UBND các xã, thị trấn, các vùng sản xuất trọng tâm, trọng điểm đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm; Đường giao thông được nhựa hóa là 140,2/140,2km, đạt 100%, tăng 57,1km so với năm 201; Kết cấu mặt đường bằng bê tông nhựa rộng từ 7,0 m – 10,5 m, tương ứng đường cấp IV đạt theo tiêu chuẩn TCVN 4054:2005; Mặt đường rộng từ 3,5 m – 6,5 m tương ứng đường cấp V, VI. Các tuyến đường huyện đạt chuẩn theo tiêu chí số 1 về Quy hoạch, cấp đường theo quy định tại Quyết định 4927/QĐ-BGTVT ngày 25/12/2014 của Bộ GTVT.
Trong giai đoạn 2011 – 2019, UBND huyện huy động lồng ghép các nguồn lực từ Ngân sách nhà nước các cấp, kêu gọi hỗ trợ từ các dự án, tổ chức Phi Chính phủ và vốn xã hội hóa với tổng kinh phí gần 950 tỷ đồng; Chỉ đạo các phòng ban chuyên môn, UBND các xã, thị trấn phối hợp với Chủ đầu tư, đơn vị tư vấn khảo sát, lập phương án, đền bù giải phóng mặt bằng tao điều kiện thuận lợi trong quá trình đầu tư thi công và bảo vệ thi công. Đến nay, đã đầu tư sữa chữa, nâng cấp 45 hồ, đập nhỏ, 10 trạm bơm; Xây dựng mới 10 hồ, đập và 2 trạm bơm, đảm bảo tưới cho 100% diện tích lúa và 50% rau đậu các loại. Các công trình hệ thống điện trung thế liên xã đầu tư trên địa bàn huyện theo quy hoạch, đảm bảo cấp điện an toàn đạt tiêu chuẩn và đảm bảo nhu cầu sử dụng điện đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của huyện theo hướng dẫn thực hiện của Bộ Công Thương.

QL 9 đi Qua địa Phận Cam Lộ

Ưu tiện điện thắp sáng bảo đảm an toàn
Đến nay, các công trình hệ thống điện trung thế liên xã đầu tư trên địa bàn huyện theo Quy hoạch ngành điện chung của tỉnh được phê duyệt Quy hoạch tại Quyết định số 4965/QĐ-BCT ngày 27/2/2018 của Bộ Công thương về phê duyệt phát triển điện lực Quảng Trị giai đoạn 2016 -2025, tính đến 2035, trong đó có huyện Cam Lộ đáp ứng yều cầu sinh hoạt và phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn. Tính đến nay, số hộ gia đình, doanh nghiệp sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ nguồn lưới điện quốc gia đạt tỷ lệ 100% (14.599 hộ/14.599 hộ, doanh nghiệp, tăng 1.781 hộ, doanh nghiệp so với 2011); Sản lượng điện tính đến 15/11/2019 là 37.274.422 kwh tăng 18.930.969 kwh so với 2011.
Về công tác đầu tư, duy tu, bão dưỡng, nâng cấp đường dây, trạm biến áp được tiến hành thường xuyên (Đường dây 35kV: 23,0km; Đường dây 22kV: 148,5 km và đường dây hạ áp: 256,8 km; 165 trạm biến áp); Góp phần đảm bảo hệ thống lưới điện đạt các thông số kỹ thuật, an toàn theo tiêu chí 4.1 tại Quyết định số 2493/QĐ-BCT ngày 28/10/2016 và yêu cầu kỹ thuật trong vận hành với hệ thống điện phân phối liên xã theo các thông số quy định tại Thông tư 39/TT-BCT ngày 18/11/2015 của Bộ Công thương quy định về hệ thống lưới điện phân phối. Đồng thời, phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, đảm bảo nguồn cung cấp điện sinh hoạt, phát triển sản xuất kinh tế, xã hội của huyện giai đoạn 2016 -2020.
Về vấn đề chăm sóc sức khoẻ, Bệnh viện huyện Cam Lộ đạt tiêu chuẩn bệnh viện hạng 3; đạt chuẩn quốc gia. Trung tâm Văn hóa – Thể thao huyện đạt chuẩn, có nhiều hoạt động văn hóa – thể thao kết nối với các xã có hiệu quả khi đảm bảo các yêu cầu theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Thông tư số 01/2010/TT-BVHTTDL ngày 26/02/2010 ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của tổ chức sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thông tư số 11/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 quy định tiêu chí của Trung tâm Văn hóa – Thể thao quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Có từ 60% trở lên số trường Trung học phổ thông trên địa bàn huyện đạt chuẩn Quốc gia theo quy định của Bộ GD&ĐT
Trung tâm Văn hóa ngoài trời Bàu Ra, với qui mô 25.000m2 đảm bảo theo Thông tư số 11/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Hệ thống trường THPT trên địa bàn huyện hiện có 4 trường, trong đó 3/4 trường được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn Quốc gia trong năm 2019 đạt 75%. Hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện, đảm bảo. Có quy mô đất đai, mặt nước lớn, liên xã theo quy định của từng tỉnh phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; Áp dụng đồng bộ quy trình sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm và phát triển bền vững.
Trên cơ sở phân tích đánh giá lợi thế tiềm năng kinh tế trên 3 vùng trọng điểm: Vùng đồng bằng; vùng bãi bồi ven sông Hiếu, vùng gò đồi đất đỏ bazan. Để từng bước khai thác, phát huy có hiệu quả tiềm năng kinh tế gắn với sản xuất các cây trồng, con nuôi có giá trị cao, Ban chấp hành Dảng bộ huyện, UBND huyện đã cụ thể hoá xuyên suốt Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII, XIV, XV thành 05 Nghị quyết chuyên đề, 06 đề án Phát triển kinh tế nông nghiệp để thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM, đạt được một số kết quả quan trọng, Hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện đạt tiêu chuẩn.
Mô hình thu hút doanh nghiệp đầu tư trên lĩnh vực Nông lâm nghiệp để liên kết, sản xuất, chế biến tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn. Cam Lộ là huyện có vùng nguyên liệu nông lâm sản dồi dào, huyện có nhiều chính sách để thu hút doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn. Với điều kiện về giao thông thuận lợi, là địa phương có các tuyến đường trọng điểm đi qua, huyện nằm ở trung tuyến hành lang kinh tế Đông-Tây thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất.

Trại Chăn Nuôi Gà ở Cùa Xã Cam Chính

Lấy lợi ích người dân làm trung tâm
Xây dựng nông thôn mới lấy lợi ích người dân làm trung tâm, lấy tiêu chí nâng cao thu nhập làm chủ đạo, nồng cốt, từ đó phát huy vai trò chủ động, tích cực tham gia của người dân, lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo, đánh giá xây dựng NTM. Phải xây dựng được kế hoạch chi tiết, có quy chế làm việc, có sự phân công rõ trách nhiệm đối với từng cấp, ngành, người thực hiện. Phải xác định rõ việc nào dân làm, việc nào Nhà nước hỗ trợ, việc nào Nhà nước làm; Công tác phối hợp, điều hành sát với thực tế, phát huy tính chủ động, sáng tạo trong việc tổ chức, triển khai thực hiện. Thường xuyên tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, nhân dân hiểu rõ về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của Chương trình xây dựng nông thôn mới; xác định được trách nhiệm “Chủ thể” của người dân. Công tác tuyên truyền phải thật sự đi vào chiều sâu, cụ thể, dễ hiểu, dễ thực hiện.
Trao đổi với ông Trần Anh Tuấn-Phó chủ tịch UBND huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị cho biết: Huyện nông thôn mới, quyết tâm tổ chức, thực hiện thắng lợi Quyết định số 558/QĐ-TTg, ngày 05/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành bộ tiêu chí huyện NTM và Quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện tập trung lãnh đạo, chỉ đạo BCĐ các xã tổ chức đánh giá lại các tiêu chí xã nông thôn mới, đồng thời xây dựng kế hoạch, lộ trình, các giải pháp duy trì và nâng cấp các tiêu chí phù hợp trong giai đoạn mới đó là xây dựng “Xã nông thôn mới kiễu mẫu” trên địa bàn. trong đó tập trung các giải pháp trọng tâm.
Triển khai các mô hình điểm xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Cần đúc kết kinh nghiệm, phát hiện cách làm hay, ý tưởng sáng tạo trong nông thôn làm cơ sở nhân rộng, tạo sự lan tỏa qua phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Lấy khu dân cư NTM kiểu mẫu, xã mạnh về NTM để khẳng định chất lượng xây dựng huyện NTM, không tự hài lòng với kết quả đang có, hướng đến mục tiêu cao cả hơn với tư tưởng “Xây dựng nông thôn mới không có điểm kết thúc”. Có giải pháp chỉ đạo thu hút được sự tham gia, hưởng ứng của các cấp, các ngành và toàn xã hội. Đồng thời chú trọng phát huy vai trò, trách nhiệm của cán bộ chủ chốt ở cơ sở đảm bảo người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, đoàn thể thực sự tâm huyết, trách nhiệm, các ban, ngành trong hệ thống chính trị thường xuyên vào cuộc, quyết liệt để tạo ra sự chuyển biến rõ nét về chất lượng trong xây dựng NTM theo phương châm “4 có”.

Đắc Bình-Văn Hanh

Bài viết liên quan

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM NHIỀU NHẤT