29.5 C
Hanoi
Thứ Ba, 20 Tháng 5, 2025

Nhặt “sạn” sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 (NXB Giáo Dục Việt Nam): Rất nhiều tồn tại trong bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống”

Những ngày qua, dư  luận đang “nóng” lên vì bộ sách Tiếng Việt lớp 1 Cánh Diều với những hạt “sạn” được khuyếch đại trong sự phán xét nặng nề của các trang facebook và một số tờ báo. Nhiều ý kiến cho rằng, cần có cái nhìn nghiêm túc, khách quan và xây dựng về sách giáo khoa (SGK). Tuy nhiên, trên thực tế, không chỉ có tập Cánh Diều lớp 1 mới có “sạn”. Bộ “Kết nối tri thức với cuộc sống”  của NXB Giáo dục Việt Nam –cũng có rất nhiều “sạn” lớn. 

  1. Vi phạm bản quyền nghiêm trọng:

16 chuyện kể trong SGK tập 1 (như: Con quạ thông minh (43), Cô chủ không biết quý tình bạn (53), Chó sói và cừu non (tr.63), Hai người bạn và con gấu,…), ai cũng biết là có tác giả nhưng trong lúc Luật bản quyền rất coi trọng quyền tác giả thì lại không có truyện nào được ghi tên tác giả.

  1. “Sỏi” rất lớn:

Nhiều giáo viên (GV)  than thở dạy bộ “Kết nối tri thức tri thức với cuộc sống” mệt mỏi. Có cô giáo viết báo: “30 năm qua, chưa bộ sách nào nặng thế”, “cả cô, trò, phụ huynh cực kì vất vả”. (CT Tiếng Việt 1 hiện tại nặng nhất trong gần 30 năm nay – Zing new 4-10-2020).

Cụ thể, 15 tuần học xong toàn bộ chữ và vần – tốc độ nhanh như điện: rất nhiều bài học 3 vần hoặc 4 vần. Trong khi sách cũ chỉ dạy mỗi bài 2 vần, và dạy 24, 25 tuần mới xong.

Sách nặng còn do nội dung vô lý. Cô M (Hà Nội) than thở : “Học sinh  (HS) chưa hề biết chữ, vậy mà mở đầu bài nào cũng phải nói, phải đọc nhại theo cô vài lượt 1 câu nào đó”. Ví dụ: Nam và Hà ca hát (tr. 14). Dưới gốc đa, các bạn chơi dung dăng dung dẻ. (28). Chưa từng có SGK nào trong lịch sử Việt Nam có lối dạy kì quặc thế.

Trong  SGK Tiếng Việt 1 của Kết nối tri thức với cuộc sống, các bài học chữ, vần, từ rất rườm rà. Học sinh phải làm quá nhiều việc. Nhìn tranh, HS không nói được nên GV phải nói thay, phải hỏi nhiều, quá mệt.

Phần từ ngữ trong bài quá rậm rịt: từ có hình, từ không có hình, nhiều từ ngô nghê, đọc lên nghe rất thô thiển, kì quặc: lươn, rướn, sườn, vượn, hướng, phượng, sương, tưởng. (tr. 158). / khèn, sen, nến, nghển, chí, mịn, cún, vun (tr. 78), / khóm, vòm, nộm, tôm, bờm, rơm (tr. 84) / làng, rạng, sáng, bằng, rặng, vẳng, hẫng, tầng, vâng (tr. 130) / hoạt, khoát, toán, xoan, choắt, hoắt, ngoằn, thoăn…

Phần bài đọc tr.59, viết “chia dĩa” nhưng trên bàn thấy mấy cái đĩa rất to, dĩa thì phải căng mắt nhìn mới thấy. Chắc nhiều giáo viên, phụ huynh người miền Nam cứ tưởng nói về những cái đĩa, vì tiếng Nam bộ thì dĩa có nghĩa là đĩa.

Ở bài đọc trang 69: Hà chú ý nghe dì kể., dùng từ chú ý rất gượng ép vì trẻ con thì phải chăm chú nghe kể, sao lại viết là chú ý nghe kể?

Còn bài trang 79, câu đố rất thô và khiên cưỡng: Con gì tên rõ là “cha”. Có chứa chữ số nhìn qua ngỡ rùa. Trẻ miền Nam đọc còn không rõ có đoán được đó là con ba ba không, chưa nói gì tới trẻ miền Bắc.  

Tương tự , bài đọc trang 117, khó quá với lớp 1, vì lớp 1 chưa chơi đá bóng, chưa biết các từ: gay cấn, dẫn một bàn, sút xa, tỉ số…

Bài trang 145 viết rất phi lý: Ông mặt trời nhô lên từ biển. Mặt biển nhuộm một màu xanh biếc. Ông mặt trời nhô lên từ biển thì biển phải màu hồng chứ sao lại xanh biếc?

Bài đọc trang 152 mở đầu rất bất ngờ: Ông trồng nhiều cây ăn trái. Không rõ “ông” đó là ông nào? Ông nội hay ông ngoại? Ông tôi hay ông hàng xóm?

Bài trang 172, trẻ em 6 tuổi làm sao hiểu được câu này: Nào là truyền thuyết Lạc Long Quân, truyền thuyết Thánh Gióng, truyền thuyết về hồ Hoàn Kiếm. Cứ như là sách đang viết cho học sinh lớp 6 chứ không phải 6 tuổi!

– Một đặc điểm nữa là sách thường ra những câu hỏi khó, hay đặt câu hỏi vì sao với lớp 1 (là yêu cầu cao), có không ít những câu hỏi mà các cô giáo viết trên báo gọi là dài “miên man”.

  1. Vì sao voi phải nộp mạng cho hổ?
  2. Những từ ngữ nào chỉ vóc dáng của voi và của khỉ? (14 chữ). Ôi dùng từ vóc dáng cho cả voi, cả khỉ?
  3. Trong câu chuyện trên, em thích con vật nào nhất? Vì sao?
  4. Thừa giấy vẽ voi: Một điểm nữa giáo viên rất kêu là Vở bài tập (VBT) đáng phải hỗ trợ HS đọc, hiểu tốt hơn SGK, thì tác giả lại ra bài tập lạ hoắc, khác hẳn SGK, nên học sinh phải làm thêm 2 bài tập mới. Bài học đã nặng càng thêm nặng.

Đây là SGK bài 1:

Còn đây là VBT bài 1: 2 bài tập  này khác hẳn bài tập trong SGK và không hề dễ với lớp 1. Câu lệnh của bài tập 2 cũng rất ẩu làm người lớn cũng không biết phải giải bài tập như thế nào nữa: Lệnh cho gà con phải đi đúng đường có chữ a những đường đi đúng lại có cả a nhỏ và A hoa.

Bên cạnh đó, bộ SGK Tiếng Việt Kết nối tri thức vừa ra đời đã lập tức có 3 bộ VBT đi kèm. Trong đó có 2 bộ khủng, chỉ có 2 màu, và mỏng còn chưa bằng một nửa độ dày của SGK, nội dung nhạt nhẽo, tào lao, nhưng không rõ vì sao giá thành đắt một cách phi lý so với SGK:

– 2 cuốn SGK Kết nối… (tập 1, 2): 59.000 đ

– 2 cuốn VBT gắn với SGK (26.000) + 2 cuốn Vở Thực hành TV (60.000) +  2 cuốn VBT (66.000) = 152.000 đ

(xem Báo mới, Giáo dục 12-10, Hàng loạt sai sót về nội dung trong Vở thực hành Tiếng Việt lớp 1, viết về bộ Kết nối tri thức của NXBGD).

  1. Nhiều bài tập rất nặng:

Xem SGK Tiếng Việt Kết nối tri thức có thể tìn thấy rất nhiều bài tập học sinh lớp 1 không thể làm được trong bộ SGK Tiếng Việt Kết nối tri thức.

– Ví dụ 1: Bài tập 1, trang 174 yêu cầu trẻ vừa ghép chữ để tìm tên con vật, vừa thêm dấu thanh. Chả biết trẻ có đủ khả năng nói đúng tên 11 con vật trong tranh không: chó sói, cá rô,…? Xem hình thì đến người lớn biết hết tên con vật rồi còn khó tìm được đủ tên 11 con vật khi ghép các ô chữ, trẻ con lại còn phải thêm dấu thanh trên những tên đó nữa thì chắc càng bó tay:

Tập 1, tr. 174

– Ví dụ 2: HS chưa được học vần khó, nhận biết được mặt chữ đã là phúc, lại đòi các em tự đi tìm từ có vần oac, oăc, oam, oăm, ươ, oach, oăng? (tập 2, tr.22) thì thật đánh đố. Các vị thử xem con em mình có tìm được không? Chính mình tìm có dễ không?

– Ví dụ 3: Bài tập ô chữ rất không phù hợp với tâm sinh lý trẻ lớp 1. Trẻ em lớp 1 nghịch ngợm, hiếu động đâu chịu ngồi im đọc cả trang chữ dày đặc của 1 bài tập, có câu lệnh dài tới 4 dòng, phải đọc để đoán ra từng từ, rồi kiên nhẫn điền từng chữ vào hơn 50 ô, không được nhầm lẫn, phải viết khớp chữ với từng hàng, mà có đến những 6 hàng. Để tìm được từ cho hàng 1 phải đọc tới 6 dòng lục bát và đoán đó là gì? Đoán đâu có dễ. Bạn hãy thử đoán câu từng câu xem mất bao lâu? Và đây là 1 bài tập ô chữ (được xuất hiện vài lần) trong sách Kết nối:

Tập 2, tr. 166

– Các bài tập đọc trong SGK tập 2, ở các trang 168 và 172 thì chắc chắn là dài, quá dài.

– Đề kiểm tra cuối năm cho lớp 1 cũng có độ dài tới 3 trang.

Còn có thể nhặt tiếp rất nhiều viên “sạn” là những bài tập quá nặng khác nữa, không phù hợp với đặc điểm sinh lý của trẻ lớp 1 trong SGK Tiếng Việt 1 bộ Kết nối tri thức.

Dũng Hà

 

 

 

Bài viết liên quan

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM NHIỀU NHẤT