Được sự thống nhất của Thành phố Đà Nẵng, Sáng ngày 21/4/2019, UBND quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) làm Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp thành phố Căn cú lõm cách mạng B1 Hồng Phước. ( phường Hoà Khánh Bắc).

Đến dự có ông Lê Trung Chinh- Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, các đồng chí Bí thư quận uỷ, Chủ tịch UBND qua các thời kỳ cùng các cơ quan Bộ chỉ huy quân sự quận; các anh hừng lực lượng vũ trang nhân dân cùng ban ngành, địa phương và hàng trăm đại biểu, tầng lớp nhân dân tham dự.

Thay mặt lành đạo địa phương, ông Vũ Quang Hùng –Bí thự Quận uỷ Liên Chiểu on lại truyền thống vẻ vang cách mạng, ông nhấn mạnh: Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thôn Hồng Phước được xây dựng thành Căn cứ lõm cách mạng B1 Hồng Phước, mang mật danh B1, một khu “căn cứ lõm cách mạng”, một căn cứ bàn đạp của ta, ngay sát trung tâm của khu căn cứ liên hợp quân sự Đà Nẵng, một trong những khu liên hợp quân sự lớn nhất của Mỹ-nguỵ.

Trước cảnh giặc Mỹ hàng ngày bung dây thép gai, dồn dân chiếm đất đai, cày ủi xây dựng đồn bốt, công sự ở những làng xóm xung quanh làm cho tất cả người dân Hồng Phước bất mãn, căm thù sẵn sàng cùng với chiến sĩ cách mạng quyết tâm bảo vệ làng xóm cha ông để lại. Cả làng có 64 hộ dân đều là cơ sở cách mạng, hoạt động ngay trong lòng địch vô cùng nguy hiểm, cam go nhưng với hệ thống 46 căn hầm nuôi giấu cán bộ lãnh đạo, bộ đội, du kích suốt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ không một lần bị lộ.

Nhân dân cả làng Hồng Phước từ trẻ đến già đều trung thành với cách mạng, bất chấp khó khăn gian khổ, bất kể nắng mưa, đêm đông giá rét đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nắm tình hình địch đêm đêm bảo đảm giao thông liên lạc thông suốt an toàn cho cán bộ, chiến sĩ của ta từ căn cứ miền núi về đồng bằng, hoạt động qua những ngọn đèn dùng làm tín hiệu.
Từ khi thành lập cho đến ngày quê hương giải phóng, Căn cứ Hồng Phước không một lần bị vỡ, không bị lộ, bí mật tập thể được giữ gìn nghiêm mật nhất, đó là một thành công rất lớn được đánh giá cao từ cấp trên, có tính chất điển hình trong công tác xây dựng “Căn cứ lõm” của ta trong chiến tranh. Nhiều gia đình ở Hồng Phước đã trở thành cơ sở cách mạng, trung kiên, tiêu biểu như gia đình ông Dương Chương và Phạm Thị Dĩ; gia đình của các bà Phạm Thị Miên, Nguyễn Thị Liên, Hà Thị Mau, Lê Thị Cảnh, Lê Thị Huệ…
Tại buổi lễ vinh dự được đón nhận Bằng xếp hạng di tích cũng là dịp để cán bộ, chiến sĩ nhân dân Hồng Phước nói riêng và quận Liên Chiểu nói chung nhằm ôn lại quá khứ hào hùng vẻ vang và tự hào về quê hương, nêu cao trách nhiệm và quyết tâm làm rạng rỡ truyền thống ý chí cách mạng của quê hương.

Phat biểu tại buổi lễ đón nhận danh hiệu, ông Lê Trung Chinh-Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng khẳng định: Với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” trách nhiệm và tình cảm cách mạng, chúng ta cần giữ gìn, phát huy tiếp tục tôn tạo, tái lập thật tốt các giá trị của khu di tịch lịch sử căn cứ lõm cách mạng B1 Hồng Phước, biến nơi đây trở thành địa chỉ đỏ, hoạt động hiệu quả, thu hút được sự quan tâm của nhân dân thành phố và du khách, nhất là thế hệ trẻ, qua đó góp phần nâng cao giáo dục truyền thống quê hương mà các bậc tiền nhân đã dạy công tạo lập cho thế hệ hôm nay và mai sau.
Ông Dương Thành Thị, Phó Bí thư quận uỷ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân quận Liên Chiểu là một trong gương điển hình có công đóng góp tham gia hoạt động cách mạng trong thơi niên thiếu, thanh niên, gia đình ông ngoài Mẹ có 4 người dì tham gia nuôi giấu, hoạt động cách mạng cho đến ngày giải phóng thống nhất đất nước. Tại buổi lễ đón nhận ông Dương Thành Thị có những lời cám ơn tri ân sâu sắc những anh hùng lực lượng vũ trang thế hệ trước và cũng như hôm nay. Sự quan tâm của Đảng, chính quyền địa phương cấp Trung ương và thành phố mà đến hôm nay địa phương chúng tôi được vinh dự đón nhận Bằng di tích lịch sử Căn cứ lõm cách mạng B1 Hồng Phước.
Đắc Bình