22 C
Hanoi
Thứ Sáu, 29 Tháng Ba, 2024

Trúc Quân Tử – Vẻ đẹp trong vườn Nhật Bản

Print Friendly, PDF & Email

Vì sao gọi là cây trúc quân tử ? Với đặc điểm hình thái mà cây mang lại, chúng tượng trưng cho sự chính trực và có thể chịu được trước gió bão mà không hề bị gục ngã, hiên ngang như một đấng anh hào nên loại cây này có cái tên như vậy.

Truc Nhat 01Cũng thuộc bộ tứ bình “mai, lan, trúc, cúc” trong đó mai thanh mảnh, lan kiều diễm, cúc cao thượng và còn trúc thì hiên ngang, ngang thẳng, chính trực nhất. Nhiều nhà văn đã đưa bộ tứ này vào thơ ca đồng thời đặt cho cái tên là tứ quân tử. Nổi bật hơn hẳn trúc quân tử mang lại sự trí tuệ uyên bác, vững chắc,….
Truc Nhat 02Trúc mảnh mai, thanh thoát, tinh tế, tao nhã, “gặp sương tuyết không tà lụi, trải bốn mùa luôn xanh tốt, không lộng lẫy kiều mị, nhã tục đều yêu thích”. Do đó trúc được người ta trồng phổ biến, dùng để chơi và thưởng thức. Người xưa xuất phát từ tâm lý sùng đức mộ người hiền, đã gọi trúc là “quân tử”.
Truc Nhat 03Từ lâu cây trúc là hình ảnh quá quen thuộc đối với người dân Việt Nam, chúng mang đến sự gần gũi nét dân quê mộc mạc. Nên việc trồng loại cây này quanh nhà sẽ đem đến cho người nhìn được bình yên, êm ấm hơn. Cây trúc còn có khả năng chịu hạn tốt với bộ rễ chắc khỏe, bò bám lấy đất, cành cây mềm cong, chịu được thời tiết xấu, gió bão mà cây không gãy dập, chúng mọc và sinh trưởng phát triển nhanh, ít sâu bệnh và một năm cây ra hoa 1 lần.
Truc Nhat 04Về đức hạnh và phong độ quân tử của trúc, người xưa đã khái quát thành bốn phương diện, thứ nhất trúc rất chắc chắn, thứ hai thân trúc rất thẳng, thứ ba trúc kiên cường, thứ tư ruột trúc trống rỗng. Đương nhiên sự chắc chắn, thẳng thắn, khí tiết kiên trinh, khiêm tốn này là đức hạnh mà quân tử cần có. Những phẩm chất tiết cao thượng này của trúc khiến người ta thích được gần gũi với người hiền, tu dưỡng bản thân để theo kịp người hiền, bởi vậy “người ta hay trồng trúc trước sân”.
Truc Nhat 05Theo triết học phương Đông, trúc quân tử tượng trưng cho người quân tử chính trực vì đặc tính mềm dẻo, chịu được bão tố phong ba mà không hề gãy đỗ. Còn theo quan niệm về phong thủy biểu trưng cho những điều may mắn, giải tỏa điểm xấu, tạo cho không gian trong lành, trừ tà, ma quỷ. Người Việt Nam cho rằng loại cây này còn tượng trưng cho sự may mắn, chống lại kẻ thù, kẻ tiểu nhân, kẻ gian lận ganh tị trong chuyện thi cử, tranh tài. Nên ngày xưa người ta thường vẽ tranh trúc tặng nhau nhân ngày lễ đặc biệt với hàm ý mang đến may mắn, điều lành cho gia chủ.

Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế Hà An (HAC)

Công ty chuyên nghiệp về thiết kế nội thất, cảnh quan, đặc biệt là Vườn Nhật. Với sự tham gia hợp tác của các nghệ nhân làm vườn hàng đầu Nhật Bản chúng tôi mong muốn đưa Vườn Nhật, một nét đặc trưng văn hóa Nhật Bản đến với Việt Nam.
ĐC: 3/9 Văn Cao, Phường Phú Thạnh, Quận Tân Phú, TPHCM.
Hotline: 0909.880.870 Mr.Thắng

Trúc quân tử cũng là loại cây có tính tốt, thân thẳng, màu sắc tươi tắn, không quá rậm rạp, có thể làm giảm bớt điềm xấu, làm thông thoáng không gian, mang lại may mắn, vì vậy mà ngày nay cây được ưa chuộng trồng trang trí cảnh quan sân vườn, trước nhà, hành lang, lối vào, khu vực cầu thang, ban công, khu vực giếng trời và cả sân thượng.
Thoạt qua, ta thấy cây trúc cũng thuộc họ nhà tre nhưng thân hình chúng mảnh mai hơn với dạng cây bụi thuộc cây cảnh có màu xanh hơi vàng. Thân nhỏ nhánh, mảnh mai nhưng lại dẻo dai, sức sống bền bỉ nhất. Chiều cao của cây đạt khoảng 1,5 đến 3m, cây có màu xanh vàng tươi rực rỡ. Thường được sử dụng trang trí sân vườn, nhà cửa…tạo lối đi, hành lang dẫn vào nhà, trồng làm bờ rào xanh….Cây ưa nắng nhiều, nên tưới nước ít nhất 1 lần mỗi ngày cho cây.
Với những ý nghĩa của cây trúc quân tử sâu sắc như trên, thì ngày nay cây trúc được đưa vào thực tiễn với nhiều công dụng khác nhau. Chúng là loại cây cảnh ngoại thất đẹp, rất dễ trồng, chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt nên được trồng để tạo không gian thoáng đãng. Và cũng dễ dàng hiểu tại sao nhiều nghệ nhân đã đưa trúc vào vườn Nhật và làm nên những tác phẩm đặc sắc, gần gũi, nhân văn và đầy chất quân tử đúng như cái tên gọi “ Trúc quân tử” trong khu vườn Nhật Bản.
Và cũng dễ dàng hiểu tại sao nhiều nghệ nhân đã đưa trúc vào vườn Nhật và làm nên những tác phẩm đặc sắc, gần gũi và đầy chất quân tử đúng như cái tên gọi “ Trúc quân tử”.

Đình Thắng

Bài viết liên quan