22 C
Hanoi
Thứ Sáu, 29 Tháng Ba, 2024

Năm điều lưu ý khi bị căng thẳng trong công việc

Print Friendly, PDF & Email

Khi bạn lo âu, nếu bạn tự nhủ là “Đừng lo lắng nữa!”, thì chẳng khác gì khi bạn mất ngủ và tự nói là “ Hãy ngủ đi”! Bởi vì nó đâu có hiệu quả! Vậy bạn cần làm gì khi lo âu?
Bạn có bao giờ ở trong tình huống: đang ở công ty, đang suy nghĩ về công việc riêng của mình thì nỗi lo lắng ập đến? Bất cứ khi nào bạn đang lo lắng về vấn đề nào đó, giống như sắp hết hạn dự án, hoặc bạn có cảm giác lo sợ vô cớ, bạn có thể đã giao tiếp với chính mình là: “Hãy trở lại công việc, hãy ngừng lo lắng, ngừng ám ảnh, hướng suy nghĩ của bạn trở lại công việc và HÃY TẬP TRUNG”
Tu van 09Khi gặp thất bại, nếu bạn có khuynh hướng bi kịch hóa – thường xảy ra ở típ người hay lo – việc tiếp theo là bạn sẽ lo lắng về việc bạn sẽ bị “đuổi” khỏi công ty. Vì vậy, lúc đó, lo lắng chồng lo lắng. Chẳng mấy chốc, tâm trí của bạn sẽ bị “rối như tơ vò” và vượt ra ngoài tầm kiểm soát của bạn. Bạn rơi vào tâm điểm của cơn hoảng sợ ngày càng nhiều.
Câu hỏi đặt ra là làm thế nào loại trừ nỗi lo chồng nỗi lo, đặc biệt khi những thứ đang ám ảnh liên quan đến công việc. Trong thời khắc đen tối đó, bạn dễ bị cám dỗ bởi cách thức phá vỡ vòng suy nghĩ tệ hại nàybằng cách lấn áp nỗi lo và la to “với” tâm trí cúa bạn là “HÃY NGƯNG NGAY”.
Nhưng ngay từ bây giờ, bạn cần biết là điều đơn giản đó thực tế sẽ không hiệu quả, mà còn làm tệ hơn gấp 10 lần . Thay vào đó, bạn cần có những giao tiếp tử tế hơn, lịch sự hơn để “nói chuyện” với chính bạn, chính phần bên trong của bạn, và “làm hòa” với tâm trí của bạn. Để làm được những điều này, tốt nhất là bạn nên đến gặp chuyên gia tâm lý trị liệu. Bạn cũng cần nhớ 5 điều sau để giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn:
1. Thật sự bạn cảm thấy điều gì?
Những vấn đề về tâm lý thường bị xem nhẹ so với vấn đề bệnh lý thực thể. Trong năm nay, hàng triệu người dùng Internet đã tra Google để xem là bệnh tâm lý có thật hay không, và trên Internet đã có rất nhiều chiến dịch cộng đồngđược chấp thuận từ chính phủ và những tổ chức phi lợi nhuận ghi nhận câu trả lời là ‘CÓ!’.
“Lo lắng là tình trạng y khoa có thật và nghiêm trọng – tương tự như các bệnh thực thể, chẳng hạn như bệnh tim hay đái tháo đường (theo Hiệp hội Lo lắng và Trầm cảm Hoa kỳ –ADAA)”
Không những vậy “Rối loạn lo âu là dạng rối loạn tâm thần phổ biến và thường gặp nhất ở Mỹ”. Thực tế, Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa kỳ (NIH) ghi nhận tỉ lệ 1/5 người Mỹ bị rối lọan lo âu. Một khảo sát gần đây về các báo cáo lo âu và stress ở nơi làm việc cho thấy 38% những người bị rối loạn lo âu không báo cho sếp của mình bởi vì họ lo sợ sếp sẽ nghĩ họ thiếu quan tâm đến các hoạt động của công ty.
Khi bạn ở công ty, nơi mà bạn được kỳ vọng ở trạng thái tốt nhất, bạn sẽ khó chấp nhận sự tổn thương và điều đó dễ khiến bạn bị trì trệ. Vì vậy, cần nhớ là tình trạng lo âu là có thật, cũng tương tự như đau đầu migrain hoặc đau bao tử – và lúc này, bạn cần phải lắng nghe cơ thể của mình.
2. Sếp sẽ không sa thải bạn
Lý do chính của cơn lo âu ở nơi làm việc là sợ bị sa thải. Tuy nhiên, sếp không thể đuổi việc bạn nếu thật sự bạn là người có năng lực và tình trạng này xảy ra là do áp lực công việc.
3. Hãy đồng hành với “nỗi lo lắng” mà không chống lại nó!
Khi xem “lo âu” như là kẻ thù của bạn thì nó sẽ là kẻ thù! Vì lúc đó, cơ thể của bạn cũng là “kẻ thù” của bạn, cảm giác ghét kẻ thù cũng là ghét chính cơ thể của mình. Do đó, bạn cần đến gặp bác sĩ tâm lý sớm hoặc hãy quan sát kỹ hơn nỗi lo sợ đó và đối xử với nó một cách đầy quan tâm.Steven Hayes, giáo sư tâm lý ứng dụng của Đại học Nevada, nhà sáng lập liệu pháp trị liệu thay đổi hành vi, đã giúp khách hàng biết quan sát những suy nghĩ tiêu cực một cách không phán xét và giúp họ hướng đến một cuộc sống có ý nghĩa.
4. Khiến cho stress là bạn của bạn
Cần phải tái định nghĩa lại stress trên khía cạnh tích cực. Không phải tất cả các trường hợp stress đều có hại, nó phụ thuộc vào cách mà chúng ta nghĩ về nó. Thay vì xem stress như là kẻ thù, bạn có thể khiến nó “làm việc” cho bạn!. Stress và lo âu chẳng là gì cả nhưng đó là dấu hiệu cho thấy bạn đang quan tâm đến một cái gì đó.
McGonigal(tác giả cuốn sách nổi tiếng “The Upside of Stress”),đã hướng dẫn qui trình 3 bước đối diện với stress và lo âu ở nơi làm việc, và đã ghi nhận những kết quả tích cực:
Bước 1: Cần chấp nhận stress khi bạn “gặp” nó. Cho phép cơ thể bạn chú ý đến stress, kể cả cách nó tác động đến cơ thể bạn
Bước 2: “Chào mừng” stress bằng cách nhận thức stress như là một đáp ứng đối với vấn đề bạn đang quan tâm. Bạn có thể kết nối với động lực tích cực đằng sau của stress không? Điều gì làm nó xảy ra? Và tại sao nó lại có ý nghĩa với bạn như vậy?
Bước 3: Sử dụng năng lượng mà stress cho bạn, thay vì lãng phí năng lượng khi kiểm soát stress. Bạn có thể làm gì ngay bây giờ để đạt được mục tiêu và giá trị của bạn?
5.”Hãy tìm điều gì bạn thấy tốt”
Yoga cho thấy giảm đáng kể cảm giác lo âu và stress, đặc biệt là khi bạn đang cố gắng chống chọi với sự ồn ào của tiếng nói bên trong bạn.
Thông thường, những người hay lo là những người cầu toàn, làm việc quá mức, và thường là những người kỳ vọng nhiều về chính họ. Khi bạn lo lắng, khiến cho vấn đề trở nên tệ hơn, bởi vì sự cầu toàn đã khiến bạn giận dữ với chính bạn, và đối xử tệ hại với chính bạn, làm bạn bị tổn thương. Do đó, cần nhớ là không ai hoàn hảo cả và tất cả chúng ta cần quan tâm và chăm sóc phần bên trong chưa hoàn thiện của mình.
“Hãy tìm điều gì bạn thấy tốt” là một câu ngạn ngữ lớn bởi vì nó thay thế tiếng nói tiêu cực bên trong của bạn bằng một giọng điệu nhẹ nhàng hơn, tử tế hơn –  quan trọng hơn, nó còn là một sự nhắc nhở tốt cho bạn. Những ảnh hưởng xấu của stress đối với sức khỏe của bạn không phải là bất khả kháng. Cách bạn suy nghĩ và hành động có thể thay đổi những áp lực và sự mệt mỏi lên cơ thể bạn. Và lúc này, stress trở thành “bạn” của bạn!

Ts.Bs. Đào Thị Thanh Bình
Phó GĐ – Bệnh viện Gò Vấp

Bài viết liên quan