24 C
Hanoi
Thứ Năm, 28 Tháng Ba, 2024

Dán nhãn năng lượng đèn LED, mục tiêu và lộ trình

Print Friendly, PDF & Email

“Chương trình chứng nhận và dán nhãn năng lượng” là một trong những nội dung chính của dự án “Phát triển và thúc đẩy công nghệ LED cho chiếu sáng chung ở Việt Nam” (Dự án LED), do Trung tâm Phát triển công nghệ cao (HTD), Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) đang triển khai, thực hiện. Để thực hiện chương trình nàyBan Quản lýDự án LED đã từng bước triển khai các công tác: Điều tra khảo sát, lập lộ trình,Hỗ trợ kỹ thuật xây dựngcác dự thảo văn bản pháp lý, công tác đào tạo tuyên truyền,… phục vụ cho chương trình dán nhãn năng lượng(DNNL) của các sản phẩm chiếu sáng LED,
Mục tiêu vànội dung
Để Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đi vào cuộc sống, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 51/2011/QĐ-TTg ngày 12/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định danh mục phương tiện, thiết bị phải, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện. Chương trình DNNL và các ứng dụng hiệu quả năng lượng tối thiểu được khởi động vào ngày 01 tháng 7 năm 2013.Mục tiêucủa Chương trình là:phấn đấu tới năm 2030, tiết kiệm được 10 nghìn tỷ đồng (khoảng 480 triệu USD) từ tiền tiết kiệm tích lũy năng lượng; giảm phát thải 34 triệu tấn khí carbon dioxide/ năm;tiết kiệmkhoảng 6.000 GWh/nămđiện năng tiêu thụ, (tương đương với sản lượng của hai nhà máy nhiệt điện sử dụng than công suất 500 MW, với giá trị đầu tư 1 tỷ USD/ nhà máy điện),…
Góp phần thực hiện mục tiêu trên,Dự án LED đã triển khai thực hiện chương trình DNNL cho các sản phẩm đèn LED,với mục đích: (i) Động viên, khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu các sản phẩm chiếu sáng LED tham gia tích cực vào Chương trình Dán nhãn và Chứng nhận sản phẩm LED do Bộ Công Thương chủ trì; (ii) Từng bước khuyến khích và hỗ trợ các đơn vị dịch vụ về chiếu sáng hướng tới sử dụng các sản phẩm LED đã được chứng nhận, từng bước ổn định và nâng cao chất lượng các sản phẩm LED trên thị trường Việt Nam; (iii) Cung cấp các thông tin chính xác và kịp thời tới các đơn vị quản lý để có thể đưa ra các quyết định chính xác và phù hợp trong lĩnh vực quản lý chiếu sáng; (iv) cung cấp thông tin về các sản phẩm LED có chất lượng để định hướng cũng như chuyển hướng thị trường chiếu sáng Việt Nam sang các sản phẩm chiếu sáng LED có chất lượng cao, sẽ được dán nhãn trong thời gian tới.
Kết quả bước đầu.
Thực hiện mục tiêu trên,trong hai năm đầu tiên ( 2016 và2017), Ban quản lý Dự án LED đã tiến hành điều tra, khảo sát, thu thập dữ liệu, lập lộ trình, nội dung kế hoạch thực hiện với các chuyên gia trong và ngoài nước;Hỗ trợ kỹ thuật cho Vụ Tiết kiệm Năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thươngxây dựng các dự thảo văn bản pháp lý để trình Chính phủ ban hành quyết định, chính sách về phục vụ chương trình dán nhãn năng lượng (DNNL)cho các sản phẩm chiếu sáng LED.Trên cơ sở tờ trình của Bộ Công Thương, ngày 09 tháng 3 năm 2017 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 04/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ vềChương trình dán nhãn năng lượng quy định danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện. Theo đó tại điều 1 của Quyết định này đã quy địnhđèn LEDthuộc danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng và áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu.Chương trình dán nhãn này áp dụng cho các bộ đèn LED, bóng LED có balát lắp liền loại không định hướng và bóng đèn LED hai đầu được thiết kế để thay thế bóng đèn huỳnh quang dạng ống, sử dụng cho mục đích thông dụng sử dụng điện áp danh định 220 V, tần số 50 Hz.Việc ban hành Quyết định 04 là cơ sở pháp lý giúp cho Dự án LED tư vấn, hướng dẫn các các tổ chức, đơn vị cá nhân có căn cứ để thực hiện việc DNNL các sản phẩm đèn LED, đây cũng là mục tiêu mà Dự án LED đề ra.
Căn cứ vào Quyết định trên các chuyên gia tư vấn của Dự án LED đã nghiên cứu, xây dựng và đề xuất 02 văn bản để trình Bộ Công Thương ra quyết định phục vụ chương trình dán nhãn năng lượng cho các sản phẩm chiếu sáng LED gồm: “Quy định về yêu cầu kỹ thuật đối với đèn chiếu sáng LED tiết kiệm năng lượng” và Quy định của Bộ Công thương về “Yêu cầu kỹ thuật đối với đèn chiếu sáng LED tham gia chương trình dán nhãn tự nguyện”; Xây dựng lộ trình thí điểm thực hiện ghi nhãn hiệu quả năng lượng & cấp giấy chứng nhận cho các sản phẩm chiếu sáng LED.
Để phổ biến tuyên truyền về nội dung của v chương trình DNNL đèn LED, phối hợp với Bộ Công Thương, UNDP và các địa phương, Dự án LED đã tổ chức 03Hội thảo khoa học “Dán nhãn năng lượng & cấp giấy chứng nhận cho các sản phẩm chiếu sáng LED”và khóa đào tạo cho gần 600 người là đối tượng hoạt động, liên quan trong ngành chiếu sáng tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh. Tại Hội thảo và các lớp đào tạo, các nhà sản xuất địa phương, nhà cung cấp, dịch vụ, người tiêu dùng, các chuyên gia về kiểm chuẩn thiết bị chiếu sáng LED, các chuyên gia về tiêu chuẩn, quy chuẩn cho chiếu sáng, các Bộ ban ngành trung ương và địa phương,…được các chuyên gia trong nước và quốc tế truyền đạt, giải thích các nội dung về mục tiêu, nội dung, các quy định trong các Quyết định của Chính phủ, Bộ Công Thương về sản phẩm, lộ trình DNNL, việc xuất, nhập khẩu… đèn LED.Thăm quan, xây dựng, tuyên truyền các mô hình dán nhãn năng lượng cho đèn LED,…
Lộ trình thực hiện
Các chuyên gia Dự án LED cho biết,Quyết định 04 quy định Lộ trình dán nhãn cho đèn chiếu sáng LED được chia làm 02 giai đoạn: Giai đoạn một (2018 đến 31/12/2019) dán nhãn năng lượng thực hiện theo hình thức tự nguyện. Giai đoạn hai (từ sau ngày 31/12/2019) đèn LED dán nhãn năng lượng theo hình thức bắt buộc. Theo đó, nhà cung cấp sản phẩm đèn LED và các doanh nghiệp phân phối bán lẻ thực hiện công bố dán nhãn năng lượng tự nguyện cho đèn LED đến 31/12/2019. Các ấn phẩm cho sản phẩm đi kèm sản phẩm đèn LED chưa phải thay đổi nếu được in trước ngày 31/12/2019.Nhà phân phối chưa phải thực hiện công bố hiệu suất năng lượng cho sản phẩm đèn LED đưa ra thị trường trước 31/12/2019. Chương trình dán nhãn này áp dụng cho các Bộ đèn LED, bóng LED có balát lắp liền loại không định hướng và bóng đèn LED hai đầu được thiết kế để thay thế bóng đèn huỳnh quang dạng ống, sử dụng cho mục đích thông dụng sử dụng điện áp danh định 220 V, tần số 50hz. Còn các sản phẩm: Đèn LED với quang thông nhỏ hơn 30lm, hoặc quang thông lớn hơn 12000lm; Đèn LED, LED module sử dụng pin; Đèn LED chuyên dụng sử dụng mục đích không phải cho chiếu sáng như phục vụ mục đich phát xạ ánh sáng, linh kiện (Đèn LED tín hiệu, Đèn LED cho xe ôtô và xe máy, Đèn chùm,Đèn thoát hiểm,…) không thuộc đối tượng phải thực hiện DNNL.
Theohướng dẫnThông tư 36/2016/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2016 củaBộ Công Thương về phương thức chứng nhận sản phẩm và chứng nhận dán nhãn cho phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng, Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, hợp quy và phương thức đánh giá chứng nhận sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Doanh nghiệp thực hiện dán nhãn năng lượng theo phương thức tự công bố như sau:Doanh nghiệp tự thực hiện công bố hợp quy về hiệu suất của đèn LED đăng ký nhãn năng lượng. Doanh nghiệp tự chọn mẫu sản phẩm đèn LED đăng ký dán nhãn năng lượng thực hiện thử nghiệm tính năng, hiệu suất của đèn LED.
Mẫu thử nghiệm phải là Mẫu thử nghiệm điển hình, đại diện cho chất lượng lô hàng đó. Việc lấy mẫu điển hình được thực hiện theo quy định Thông tư 28 quy định nội dung và cách thức kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa được thực hiện qua nhiều bước như lấy mẫu kiểm tra ngẫu nhiên trên thị trường, kiểm tra quy trình sản xuất…, tần suất lấy mẫu, cách thức lấy mẫu và số lượng mẫu kiểm tra do cơ quan chức năng chuyên ngành thực hiện theo quy định tại TCVN 7790: 2007/ ISO 2859 : 1999. Doanh nghiệp lập hồ sơ công bố và gửi về Bộ Công Thương.Bộ Công Thương kiểm tra thông tin, tính năng kỹ thuật của và cấp văn bản tiếp nhận hồ sơ công bố của của Doanh nghiệp.Đèn LED phải được dán nhãn năng lượng trước khi đưa ra thị trường
Để khuyến khích, tạo điều kiện cho Doanh nghiệp, Bộ Công Thương đã ban hànhhai mẫu nhãn hiệu suất năng lượng cho đèn LED và được sử dụng theo hai giai đoạn: Giai đoạn dán nhãn khuyến khích cho đèn LED (giaiđoạn 2018 -2020), đèn LED sẽ sử dụng nhãn xác nhận, Giai đoạn dán nhãn bắt buộc cho đèn LED sau 2020, tại giai đoạn này, sẽ sử dụng cả 02 loại nhãn bao gồm nhãn xác nhận và nhãn so sánh. Trong đó nhãn xác nhận sẽ chỉ áp dụng cho những chủng loại đèn có mức hiệu suất năng lượng cao nhất trên thị trường.Đối với nhãn xác nhận mức hiệu suất năng lượng cao, thực hiện hình thức chứng nhận. Với nhãn xác nhận các thông tin bắt buộc trên nhãn gồm: Tên nhà cung cấp hoặc thương hiệu; Model sản phẩm, Cấp hiệu suất năng lượng; Lượng điện năng tiêu thụ (kWh/1000h): xxx kWh/1000h.

Hình 1.mẫu nhãn năng lượng tiết kiệm năng lượng màu và đen trắng
Hình 2. Nhãn năng lượng so sánh.

Quang Trần

Bài viết liên quan